04/06/2017, 22:44

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học I. CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC 1. Giới thiệu đề Đề 1: Giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng, nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, ...

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Giới thiệu đề
Đề 1: Giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng, nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước. (Dẫn theo GS. Trần Văn Giàu, Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam).
Bình luận ý kiến trên.
 
Đề 2: Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh”. (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, 1982).
Bình luận ý kiến trên.
 
2. Cách làm bài
a) Tìm hiểu đề

Tìm hiểu đề ở đây là tìm hiểu nội dung của ý kiến đối với văn học (câu văn trích) và yêu cầu của đề.
 
- Nội dung của ý kiến đối với văn học.
 
• Đề 1:
- Làm rõ nghĩa các từ, cụm từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.

- Xác định nội dung cơ bản của ý kiến (chú ý cụm từ: “nhưng nêu cần xác định...”). Có thể xác định ý kiến như sau: Tuy phong phú, đa dạng; nhưng dòng chính xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam là văn học yêu nước, (ý trước là ý phụ, ý sau mới là ý chính mà người viết nhấn mạnh).

• Đề 2:
- Chú ý làm rõ nghĩa các cụm từ: toàn tâm toàn ý, nguyên nhân chính.

- Xác định nội dung cơ bản của ý kiến: Nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ Tố Hữu là thái độ toàn tâm toàn ý vì cách  mạng của nhà thơ. Như vậy, bên cạnh “nguyên nhân chính” còn có những nguyên nhân khác nữa như năng khiếu thơ ca, tình thương, sự từng trải của nhà thơ,... nhưng ý kiến của Hoài Thanh là nhằm nhấn mạnh để khẳng định cái “nguyên nhân chính” đó. (Anh (chị) có thể tham khảo thêm những gợi ý trong SGK về việc tìm hiểu hai đề này).
 
- Yêu cầu của đề:
 
Cả hai đề đều có cùng một yêu cầu là “bình luận ý kiến trên”. Như vậy, bài làm không chỉ dừng lại ở chỗ giải thích, chứng minh các ý kiến đó, mà còn cần bàn luận và mở rộng thêm về ý kiến đó. (ý kiến đó đúng, sai như thế nào; có ý nghĩa ra sao; giá trị và tác dụng đối với hiện nay).
 
b) Lập dàn bài
Trên cơ sở của việc tìm hiểu đề, anh (chị) tiến hành lập dàn bài, tức là xác định lại các luận điểm và những luận cứ; từ đó xây dựng một lập luận theo suy nghĩ, chủ kiến của mình bằng các thao tác lập luận phù hợp với từng bài làm. Dàn bài cần có đủ cả ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. (Anh (chị) có thể tham khảo những gợi ý về việc lập dàn bài của hai đề này trong SGK).
 
c) Viết thành bài văn
Dựa vào dàn bài để viết thành bài văn của mình, cần chú ý đây là bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, vì vậy cách viết cần có sự rõ ràng, chặt chẽ về mặt lập luận, đồng thời cũng cần có màu sắc văn học, và sự hài hòa, nhuần nhị giữa hai mặt đó là phẩm chất cần đạt được để tăng thêm sức thuyết phục cho bài nghị luận thuộc dạng này.
 
II. LUYỆN TẬP
•Gợi ý bình luận ý kiến của Thạch Lam về văn chương:

Có thể sơ đồ hóa cách hiểu ý kiến của Thạch Lam để tiến hành bình luận như sau:
 

Ý kiến đó đúng đắn và sâu sắc như thế nào, có giá trị và tác dụng đối với văn học hiện nay ra sao? 
0