Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Văn mẫu lớp 9
Đánh giá bài viết Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng Dù ai buôn đâu bán đâu, Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu” Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ...
Đánh giá bài viết Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng Dù ai buôn đâu bán đâu, Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu” Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết, nhưng những truyền thuyết về lễ hội ...
Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”
Lễ hội chọi trâu có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết, nhưng những truyền thuyết về lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn.
Để có những ngày hội náo nức, người dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng trời. Theo người dân Đồ sơn thì điều quan trọng bậc nhất là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. thông thường, sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận tuyên Quang, Bắc Cạn… mới tìm được con trâu vừa ý.
Qua nhiều năm lặn lội tìm mua trâu, người Đồ Sơn nhận thấy rằng, những con trâu mua được ở chợ Gồi (Nam Định), Thủy Nguyên(Hải Phòng), Thanh Hà (Hải Dương) thường “giật” giải nhiều hơn. bởi thế, cứ sau Tết âm lịch hằng năm, người Đồ Sơn lại đổ xô đến những địa phương trên lùng mua trâu.
Một chủ trâu có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “chọn trâu là một công việc cầu kỳ và tỷ mỉ, trâu đủ tiêu chuẩn phải là những con trâu đực khỏe mạnh, có khả năng chống chịu được đòn của đối phương(nghĩa là phải gan lỳ). Thông thường, những chú trâu da đồng, lông móc,một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng)… là trâu gan. Trâu phải có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng càng tốt. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ. mặt trâu giống mặt ngựa là trâu chọi hay…”.
Việc chọn mua trâu đã khó khăn, việc chăm sóc, huấn luyện trâu càng khó khăn gấp bội. Những người được giao nhiệm vụ chăm sóc huấn luyện trâu thường là những người có nhiều kinh nghiệm. trâu chọi được nuôi ở chuồng riêng, tách biệt và kín đáo. Điều đặc biệt là không được để cho trâu chọi trông thấy trâu nhà cốt để trâu chọi khôi phục bản năng hoang dã, đơn độc của nó. Trường huấn luyện trâu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ chiêng trống và hò hét.
Khi huấn luyện, người ta còn phủ cờ đỏ lên đầu trâu,mình trâu để cho trâu quen dần với không khí của ngày hội. Người huấn luyện còn dạy cho trâu có những miếng đánh hay, đòn hiểm và độc đáo.Sau khi huấn luyện, trâu nào được chọn làm trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là “ông trâu”. Trâu nào đoạt giải nhất, được tôn lên thành “cụ trâu”.
Ở Đồ Sơn, phường nào cũng có người mê trâu chọi, có kinh nghiệm tìm mua trâu, chăm sóc, huấn luyện trâu chọi, những người này được coi là nghệ nhân. Trong ngày lễ hội, tên của họ được nhắc đến với tư cách là chủ của “ông trâu”…
Mở đầu hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tước (vị thuỷ thần, và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn). Lễ tế thần ngày hội chọi trâu là lễ lớn nhất trong năm của người Đồ Sơn. Thời gian gần đây, những thủ tục của phần lễ ngày càng bị xem nhẹ, đơn giản hóa. tuy nhiên, phần hội chọi trâu luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ thu hút đông đảo du khách bốn phương đến cổ vũ.
Vào hội, ai cũng náo nức, hồi hộp, chờ đợi… Từ hai phía của sới chọi, “ông trâu” được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai “ông trâu” cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút”sẹo” cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát… Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.
Kết thúc hội chọi trâu là một cuộc rước giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần. Cuộc rước này phải có tất cả mọi người dân đồ Sơn (cả chủ trâu thua cuộc) biểu thị sự đoàn kết, vô tư, cùng đồng lòng mừng ngày vui chung. Trâu nhất hàng tổng được phần thưởng là một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ “Thượng Đẳng” bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về.
Theo tập tục của địa phương, các trâu tham gia chọi,dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt, dân Đồ Sơn lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần… Du khách đến dự lễ hội có thể mua thịt trâu về ăn để cầu may và chúc phúc…
Với những nét văn hóa truyền thống độc đáo vốn có, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng. Năm 2000, Lễ hội chọi trâu đồ sơn được Nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.
Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn-Hải Phòng (Bài 2)
Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỉ thứ XVIII. Một vùng đất gồm những cư dân nhiều nơi về đây khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp.
Lễ hội chọi trâu nhằm tôn vinh Thuỷ thần, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Để có những con trâu vào cuộc đấu giành thứ bậc cao (trận chung kết) trong ngày chính hội (9/8 âm lịch), vòng đấu loại phải thực hiện trước đó (tháng 6 âm lịch). Theo tục lệ, ba làng Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên đều có trâu tham gia trận chung kết. Lệ căn cứ vào "suất đinh" trong số 18 giáp ở ba làng để chọn ra số trâu được thi đấu vòng cuối của mỗi làng.
Ngày hội chính, nhiều người dân từ Trà cổ (Quảng Ninh) cũng đi thuyền kéo nhau về dự hội, vì Đồ Sơn là đất tổ của họ (Trà cổ có tổ Đồ Sơn). Người dân khắp nơi trong thành phố và nhiều tỉnh thành ở xa tấp nập tới dự hội:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng Tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng Tám thì về chọi trâu.
Thời gian mở hội đã là bài ca truyền tụng từ lâu đời trong dân gian.
Chọi trâu Đồ Sơn diễn ra trong một buổi, ít khi kéo dài tới một ngày! Cuộc đấu có khi chỉ trong khoảnh khắc là quyết định. Khâu chuẩn bị cho giờ phút giao đấu quyết liệt ấy lại rất công phu và vô cùng thận trọng, vì đây là "Sự thần".
Địa điểm mở hội là đình tổng Đồ Sơn. Cờ hội giăng giăng trước cửa đình. Cọc phân định mốc giới sới chọi đã được căng dây trên bãi đất rộng chừng 20.000m2. Khán đài dành cho các quan khách được dựng lên và trang trí lộng lẫy. Hai bên sới chọi có dựng các chuồng cho trâu chờ xuất trận. Hai lá cờ hội lớn được cắm ở hai đầu sới.
Các trâu chọi của các làng vào Xào Xá. Người rước trâu thần phải tắm rửa sạch sẽ sáo cho thật thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ; đội nón lá dứa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ, sừng buộc những dải lụa điều.
Lễ dâng hương mở hội bắt đầu ở đền Nghè thuộc phường Vạn Ninh. Sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên Đồ Sơn chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ. Màu sắc biến hóa linh hoạt và huyền ảo. Tay vung cờ, chân tiến lùi trong tiếng trống trận. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng. Có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.
Hội chọi trâu là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.
Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Thuyết minh về lễ hội chọi trâu Hải Lựu – Vĩnh Phúc
Dù ai đi đâu làm đâu
Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.
Đó là câu ca dao về Lễ hội Chọi trâu diễn ra hằng năm vào hai ngày 16 và 17 tháng Giêng tại xã Hải Lựu- huyện Sông Lô (Lập Thạch cũ)- tỉnh Vĩnh Phúc. Có lẽ câu ca lục bát này là "anh em" với câu : " Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Ai về Phú Thọ cùng ta/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười." ? và nó cũng "hao hao" với câu ca của người dân Đồ Sơn – Hải Phòng : "Dù ai buôn đâu bán đâu/ Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về. Dù ai bận rộn trăm nghề/ Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu" nhưng có một điều dễ nhận thấy là các câu ca dao đều vần vè dễ nhớ dễ thuộc. Và nội dung luôn vẫy gọi những người con quê hương dù "đi đâu làm đâu" cũng nhớ về quê nhà với những đặc trưng là các lễ hội mang màu sắc của nền văn minh nông nghiệp.
Từ thông tin về nguồn gốc thì Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có lẽ là lễ hội lâu đời có trước cả lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Hải Phòng vốn được nhiều người biết đến. Truyền thuyết cho rằng: Vào thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên (cách ngày nay khoảng 2200 năm) giặc Hán ở phương Bắc lúc đó đem quân đi xâm chiếm lãnh thổ Nam Việt của nhà Triệu. Nước Việt tan giã nhưng tướng Lữ Gia đã cho quân lui về vùng đất trung du Hải Lựu – Vĩnh Phúc để kháng chiến. Trước mỗi trận đánh và khi thắng trận ông đều tổ chức chọi trâu để khích lệ tinh thần quân sĩ sau đó trâu được giết thịt để khao quân. Để tưởng nhớ ông dân làng vùng Hải Lựu tôn thờ ông thành Thành hoàng làng và duy trì lễ hội chọi trâu này. Trải qua thời gian lễ hội chọi trâu Hải Lựu tạm thời bị gián đoạn từ năm 1947 (Thời kì diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp trong đó có chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 diễn ra dọc sông Lô thuộc Khoan Bộ – Phương Khoan- Sông Lô – Vĩnh Phúc) đến năm 2002 lễ hội được khôi phục. Theo một câu chuyện khác vào một buổi sáng dân làng thấy có hai con trâu trắng đánh nhau rồi chạy xuống sông Lô và biến mất. Từ đó chỗ trâu chạy xuống gọi là bến Ảnh làng đó gọi là làng Bạch Ngưu (trâu trắng). Tuy nhiên cách lí giải của truyền thuyết đầu tiên đáng tin cậy hơn. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu cũng giống như nhiều lễ hội khác nó đều bắt nguồn từ một "tích" nào đó như thế.
Ở Đồ Sơn – Hải Phòng lễ hội Chọi trâu được thực hiện từ năm 1989 đến nay đã hơn hai mươi năm. Ở Hải Lựu lễ hội mới được khôi phục được gần chục năm. So về độ "nổi tiếng" thì chọi trâu Đồ Sơn được nhiều người biết đến hơn qui mô cũng lớn hơn…Cũng vì có thời gian gấp đôi tổ chức lễ hội nên lễ hội chọi trâu nên chọi trâu Đồ Sơn có nhiều kinh nghiệm tổ chức. Nhân dân Hải Lựu đã từng đến Đồ Sơn học hỏi về những kinh nghiệm đó.
Trâu chọi được nhân dân Hải Lựu tuyển lựa hàng năm từ các vùng xuôi như Thái Bình Nam Định Hà Nam…đến vùng ngược như Tuyên Quang Hà Giang Yên Bái Sơn La Lai Châu…Đó là những chú trâu khỏe mạnh vạm vỡ dai sức….với những đặc điểm như lông móc da trê mắt đỏ mình trường móng hến đuôi bẹ dừa sừng khum…Giá của các chú trâu được thường từ hàng chục triệu đồng trở lên.
Trâu chọi được nuôi dưỡng với một chế độ đặc biệt. Những gia đình nhóm người được nuôi trâu phải là những gia đình gương mẫu hòa thuận biết làm ăn kinh tế…Trâu được ăn ngô cám khoai cỏ…Ngoài ra còn có thể còn được uống bia và thuốc bổ. Các chú trâu không được gần gũi con cái được tập thể dục hàng ngày được làm quen với tiếng trống thanh la tiếng hò reo …để không bị hốt hoảng khi ra xới chọi. Chú trâu được coi như một thành viên trong gia đình dòng tộc cộng đồng….Có chủ trâu đã khóc khi trâu bị giết thịt dù biết rằng "ông Cầu" sẽ phải hóa kiếp. Điều đó phần nào chứng tỏ họ yêu quí "ông Cầu" của mình như thế nào. Và trong xới chọi các "ông Cầu" cũng "nghe lời" chủ trâu hơn người khác.
Dù cho lễ hội ở mỗi nơi có những đặc điểm riêng (như Đồ Sơn – HP Phù Ninh – Phú Thọ…) nhưng đều có một điểm chung dễ nhận thấy: Lễ hội chọi trâu thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Và đó cũng là dịp để nhân dân được vui chơi giải trí. Chọi trâu Hải Lựu cũng có hai phần như tên gọi. Phần Lễ có đoàn đại diện sang đền Hùng (Lâm Thao- Phú Thọ) cúng lễ chay. Ngày 15 có phần lễ Thành hoàng làng trong đài Vọng tưởng niệm trong đó có phần trình diễn nghi lễ của các "ông Cầu" (trâu chọi). Ngày 16 có lễ mặn thịt trâu. Cả ngày 16 và sáng ngày 17 là phần Hội diễn ra cuộc giao tranh giữa các cặp trâu.
Trận đấu diễn ra trong một xới chọi hình bán nguyệt. Xới được bảo vệ bởi hai vòng tròn bằng rào gỗ có đường kính từ 15-30cm cao trên 2m. Ở hai phía đông tây được bố trí hai cửa "đông tây". Cửa "đông" để dẫn trâu vào xới cửa "tây" là nơi trâu thua chạy ra. Trâu chọi khi thua trận thường chạy vòng quanh xới đến khi tìm được cửa thoát thì chạy ra ngoài cửa "tây". Ngoài cửa này có một cái ao sâu để ngăn các "ông Cầu" truy đuổi nhau quá xa tạo sự dễ dàng cho việc bắt giữ cho các chủ trâu và người trợ giúp. Có năm trâu đuổi nhau quá "máu" ra ngoài cánh đồng làng làm cho các chủ trâu phải "tướt bơ" mới bắt giữ được. Mỗi trận đấu của các "ông Cầu" thường diễn ra từ 10 -20 phút. Cũng có khi mới vào xới có đối thủ đã bỏ chạy. Nhưng cũng có khi trận đấu diễn ra hàng giờ hoặc các "ông Cầu" không chọi mà ngửi nhau nằm ra xới đằm nước …buộc các trọng tài phải phân thắng bại bằng bốc thăm may rủi.
"Ngưu quyền" là từ để chỉ các thế đánh miếng đánh của các "ông Cầu" như: trực diện lắc móc cáng ngáng kẹp hất…Miếng đánh trực diện là miếng đánh khi vào xới "ông Cầu" dùng hết sức bình sinh đâm thẳng đầu mình vào đối thủ. Khi hai đầu chạm nhau nghe tiếng "chát" khô khốc kinh khủng. Có đối thủ đã bị đo ván ngay sau đó nếu như không lắc mình né đòn hay là không chủ động chống đỡ. Năm 2008? đã có "ông Cầu" bị vỡ sọ bất đắc kì tử phải đưa ra ngoài bằng máy cẩu. Miếng này thường làm thế đánh bổ trợ để miếng đánh kẹp hất diễn ra. Các "ông Cầu" dùng sức mạnh nhất là đôi sừng húc mạnh làm đối thủ ngã ngửa hay bị kẹp vào bờ rào…lúc đó đôi sừng và đầu sẽ chọn các nách bụng…của đối thủ để tấn công. Có khi bị đánh có "ông Cầu" không gượng dậy được vì bị tấn công liên tiếp…Miếng đánh cáng ngáng là miếng đánh dùng sức mạnh của cổ và sự lợi hại của cặp sừng các "ông Cầu" hạ đầu thấp xuống rồi hất ngược lên nhằm cổ mắt hầu đầu…đối thủ mà tấn công. Miếng đánh này dễ làm đối thủ bị "khóa" nếu như bị móc mắt móc hầu…và "bị điều khiển". Kết quả thường là chảy máu sức tấn công bị hạn chế nhiều…Miếng đánh lắc móc cũng có phần "giống giống" miếng cáng ngáng nhưng các "ông Cầu" thường uy hiếp đối phương bằng sự lì lợm của mình. Với đôi mắt đỏ sục sôi thân hình khỏe mạnh các "ông Cầu" tấn công đối thủ liên tiếp vào đầu vào tai mắt …của đối thủ.v.v…
Dù thắng hay thua thì tất cả các "ông Cầu" đều bị luồn một đoạn dây điện tuốt trần vào mũi sau đó cắm vào ổ điện và …sập cầu dao. Ông Cầu nặng hàng tạ đổ xuống như trái núi nghe đánh "ụp" giãy đành đạnh và bị cắt tiết.(có vẻ dã man?) Với giá bán từ 500-700k/1kg cao gấp 2 đến 4 lần so với giá từ 120-200k/1kg thì mỗi chủ trâu vẫn lãi hàng chục triệu đồng sau khi trừ chi phí. Đó là giá cả năm Tân Mão 2011. Năm 2011 có 26 trâu chia làm 13 cặp. Chủ trâu số 15 Đỗ Duy Hạnh giành giải nhất với số tiền thưởng 30 triệu đồng và cúp vô địch của năm. Ngoài số tiền này với mỗi kg thịt trâu của "thương hiệu" trâu giải nhất từ 700k đến 2 triệu đồng/1 kg gia đình chủ trâu có thể lãi hàng trăm triệu đồng.
Con trâu là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt nhất là người nông dân. Con trâu đã đi vào ca dao một cách thân thiết và gần gũi (Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. /Cấy cày công việc nông gia/ Ta đây trâu đấy ai mà quản công./ Bao giờ cây lúa còn bông/ Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn) vào tục ngữ (Trâu chậm uống nước đục/ Chậm như trâu/ Ngu như trâu/ Khỏe như trâu/ Ăn trâu uống bò/To như trâu…). Hình ảnh con trâu còn trở thành biểu tượng cho nền văn hóa văn minh lúa nước mà Trâu vàng Seagames do VN đăng cai năm 2003 là một ví dụ. Con trâu đi vào nghệ thuật như thơ ca (Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó/ Chiều in nghiêng trên mảng núi xa/ Con trâu trắng dẫn đàn lên núi/ Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo trở về..) trong hội họa mà bức tranh "Chăn trâu thổi sáo" của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) đã trở nên nổi tiếng với hình ảnh cậu bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo trong cảnh thanh bình nơi làng quê.
Những ai xuất thân nông thôn hẳn hình ảnh con trâu đã trở nên gần gũi nó đặc trưng cho hồn quê mà dù có "đi đâu làm đâu" cũng nhớ về.