25/05/2017, 12:08

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong cuộc sống hằng ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người , khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản ...

Đánh giá bài viết Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong cuộc sống hằng ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người , khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nhớ đến câu tục ngữ: ...

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Trong cuộc sống hằng ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người , khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nhớ đến câu tục ngữ:

   Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

   Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quý báu mà ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?

   Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật "gỗ" và "nước sơn". Gỗ là chất liệu để tọa nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế … còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: Hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức hào nhoáng bên ngoài lừa dối quyến rũ ta.

   Bất kỳ câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quý báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lý: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Khi đánh giá một sự vật, ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người chỉ chú trọng đến cái lớp sơn bóng nhoáng bên ngoài của một cái tủ, mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốt, có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có một chất gỗ tốt mới tạo nên một đồ dung có giá trị và lâu bền. Một sản phẩm có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán đắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là hoàn toàn, có lúc ẩn hiện dưới khuôn mặt ấy là một tâm hồn trống rỗng. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa ta hãy chọn lấy cái bản chất làm cái căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ đẹp bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong tâm hồn mục ruỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng dẫu ăn mặc tầm thường nhưng thật sự được kính trọng nể nang. Quan hệ với con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chúng ta phải hiểu rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài năng, trí tuệ.

   Nhưng trong thực tế cuộc sống chẳng lẽ chỉ xem trọng cái nội dung bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hàng chất lượng tốt lại có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp đẽ lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng giá trị bên trong của món hàng. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bóng loáng hẳn làm ta vừa lòng và sẵn sàng mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gang đẹp đẽ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Ta thực sự hiểu được cái đẹp lý tưởng của con người vốn là cả nội dung lẫn hình thức.

   Vậy để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dung lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải trọn vẹn bổ sung cho nhau để đánh giá được chính xác đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dung vì trước hết là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức là phụ góp phần tạo nên cái đẹp bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng cái chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.

   "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối và giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn là điều ta mong ước, phấn đấu, hướng tới …

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 2

Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa , đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

 Lời khuyên này rất đúng vì nó được đức kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài ,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù , cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục ,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

  Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa , đừng quá coi trọng mẫu mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại  hào nhoáng  cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

 Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài ,có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “ Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù , cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần  phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục ,cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể  bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy,coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 3

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm trong việc đánh giá nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một đồ vật cụ thể. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một câu tục ngữ thuộc loại trên.

Nó vừa đúng cả nghĩa đen, vừa đúng cả nghĩa bóng. Vì trước hết nó nêu lên một kinh nghiệm để nhìn nhận về chất lượng một đồ vật bằng gỗ mà ta dùng thường ngày. Đồ vật bằng gỗ đó được sơn một lớp sơn hào nhoáng, nhìn mặt ngoài ta thấy nó đẹp nhưng thực chất gỗ của nó ra sao thì ta chưa biết được. “Nước sơn” chính là mặt ngoài, mặt trang trí, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn về hình thức. Nhưng “nước sơn” cũng có thể che giấu đi cái chất gỗ tạp bên trong. Gỗ là nguyên liệu làm nên đồ vật. Nếu gỗ không tốt, thì các đồ vật ta dùng cũng chóng hỏng. Khi đó “nước sơn” cũng không thể cứu nỗi sự hỏng nát của các đồ vật.

Một con người cũng vậy, tư tưởng, đạo đức, cái quyết định không phải là hình thức bên ngoài mà là phẩm chất tư tưởng, đạo đức của người đó. Hình thức bên ngoài: Đẹp hay xấu, giảm dị hay diêm dúa… ta dễ nhận ran gay, qua một cái nhìn nhưng còn phẩm chất bên trong, người đó nhân hậu hay ích kỉ, cao cả hay thấp hèn, trung thực hay giả đối… thì phải sống lâu với nhau mà biết được. Mà đã là con người thì cuộc sống tồn tại chủ yếu là thông qua các mối quan hệ giữa người với người. Trong các mối quan hệ này, muốn sống lâu dài với nhau được, quả thực con người phải tôn trọng nhau, yêu thương nhau… Không thể sớm nắng, chiều mưa! Thực tế có những người, son phấn lòe loẹt chưng diện hết mốt này đến mốt khác,nói năm xem ra cũng nhẹ nhàng, quyến rũ… nhưng tiếp xúc và gần gũi một thời gian ta sẽ thấy họ thuộc loại ăn xổi, ở thì, lừa thầy, dối bạn, coi thường cả bố mẹ.

Tuy rằng nội dung, phẩm chất là cái quyết định nhưng cũng không thể xem thường hình thức bên ngoài. Bởi hình thức là cái đập vào mắt ta trước tiên. Mà con mắt của ai thì cũng thích nhìn cái đẹp, một phong cách đẹp, một khuôn mặt đẹp, một bộ quần áo đẹp… ai mà chả thích ngắm!

Thực ra câu tục ngữ trên không hề có ý xem nhẹ hình thức mà chú yếu là so sánh giữa nội dung và hình thức để thấy nội dung quan trọng hơn hình thức. Điều đó là đúng. Nhưng hình thức cũng hết sức quan trọng. Hình thức góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của nội dung. Gỗ tốt không mối mọt, có độ bền lâu, nhưng lại đánh bóng, sơn mài, thì lại vừa tốt, vừa đẹp chứ sao? Con người cũng vậy, vừa có phẩm chất tốt, lại vừa có vẻ đẹp của hình thức bên ngoài, từ cái dáng hình đến nụ cười, giọng nói, từ cử chỉ đến cách ăn mặc, đi đứng… thì ai mà chẳng thích sống gần, thích làm bạn với nhau? Chính vì vậy mà bên cạnh câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” lại có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”.

Hơn nữa trong cuộc sống của con người có những hiện tượng rất khó tách bạch đâu là nội dung, đâu là hình thức, bởi lẽ ở đó hình thức và nội dung, cả hai cái đều quan trọng cả. Một lời nói nhẹ nhàng trước một sai lầm của bạn, giọng nói chưa phải là nội dung của câu nói nhưng quả thật nó cũng phản ánh một thái độ, một phương pháp, một cách xử thế… đó không phải là nội dung thì là gì nữa?

Tóm lại, nội dung và hình thức, cái bên ngoài và cái bên trong thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhau. Nội dung quyết định giá trị và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Khi muốn xem một con người, ta phải xem xét cả hai mặt: Nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng có thể rèn luyện để cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn và ai cũng có thể làm đẹp thêm hình thức bên ngoài của mình từ cách ăn mặc đến giao tiếp để góp phần làm cho xã hội thêm văn minh, lịch thiệp.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”là một lời khuyên của cha ông ta, luôn đúng cho mọi thế hệ.

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 4

Nhân dân ta không ít lần đã phát biểu quan điểm của mình về cách đánh giá, nhìn nhận sự vật, con người. Quan điểm ấy được đúc kết từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách. Người xưa có quan điểm: Ản lấy chắc, mặc lấy bền và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Quan điểm ấy đúng hay không đúng? Trong hoàn cảnh ngày nay, nó còn giữ nguyên giá trị hay không? Chúng ta hãy thử cùng nhau bình luận.

Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao.

Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế,…) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, sau đó đánh bóng chúng bằng một lớp vẹc- ni là đủ. Trong khi đó, những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên người bình dân chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là vậy.

Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu: Tốt gỗ hơn tốt nước, sơn còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ vì rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí những hậu quả tai hại khó lường.

Tại sao người xưa cho rằng nội dung bên trong (phẩm chất tốt) hơn hẳn hình thức bên ngoài?

Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hĩnh thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã gọi những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khiếm khuyết bên trong… là loại tốt mã giẻ cùi, nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

Trên cơ sở quan điểm của người xưa, ngày nay chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta cần nên biết, giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị của nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt để tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

Cũng như người xưa, chúng ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng,…) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

Chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ánh nội dung. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học… thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc là tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trái lại, những kẻ thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt trống rỗng. Nếu kết hợp được một cách hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất nhiên giá trị con người sẽ tăng lên rất nhiều.

Tuy câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Bình luận câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 5

Khuyên răn người đời khi đánh giá về một đồ vật hay một con người, tục ngữ có câu:  “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu tục ngữ toát lên một ý nghĩa triết lí sâu sắc: nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài, nội dung quyết định hình thức.

Xét theo nghĩa đen, “gỗ” là chất liệu để tạo nên một đồ vật nào đó. “Tốt gỗ” là gỗ bền, gỗ tốt. Chẳng hạn, gỗ để đóng bàn, đóng tủ, gỗ tốt thì bàn tủ sẽ tốt, sẽ bền, dùng được lâu. Ngược lại, dùng gỗ xấu thì bàn tủ sẽ nhanh hỏng vì gỗ sớm bị mối mọt, cong vênh… “Nước sơn” là chất liệu quét lên đồ vật để nó thêm đẹp, thêm bền. Bàn tủ đóng xong mà không đánh “nước sơn” thì sẽ thô, không có sự “bảo vệ” của “nước sơn” thì bàn tủ cũng mau hỏng. Như vậy, ngoài “tốt gỗ” ra thì đồ vật cũng rất cần “nước sơn” nữa.

Xét theo nghĩa bóng, “gỗ” chỉ nội dung thực chất bên trong, “tốt gỗ” là phẩm chất bên trong của đồ vật đó tốt, bền. Nếu để chỉ người thì ta hiểu người đó tài đức vẹn toàn. “Nước sơn” là hình thức bên ngoài. Ý của cả câu tục ngữ toát ra: Khi xem xét đánh giá một sự vật hay một con người phải chủ yếu dựa vào nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài. Tất nhiên ta cũng không coi nhẹ giá trị của “nước sơn”, vì thiếu nó đồ vật sẽ giảm độ bền và mất đi tính thẩm mỹ. Ta coi trọng chất lượng của sản phẩm nhưng không bỏ qua hình thức, mẫu mã của sản phẩm.

Câu tục ngữ trên còn hàm chứa một ý nghĩa nhân sinh, đó là một nhận định đúng đắn về cách đánh giá một con người, cần căn cứ vào nội dung bên trong là chính, hình thức bên ngoài chỉ là phụ. Nội dung ở đây là phẩm chất đạo đức, là tài năng; hình thức là vẻ đẹp biểu hiện qua hình dáng, cách ăn mặc, cử chỉ, ngôn ngữ… Điều dễ khẳng định là người có tài đức thì sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có tài đức thì chẳng làm được việc gì to lớn cho dù người ấy có hình thức bên ngoài đẹp đẽ, hào nhoáng.

Như vậy, câu tục ngữ đã cho ta tiêu chuẩn để xác định giá trị một nhân cách: lấy phẩm chất tài đức làm thước đo. Phải căn cứ vào chất lượng công việc để đánh giá con người. Cho nên một ngạn ngữ nước ngoài đã nói rất đúng rằng: Hãy xem anh ta làm chứ đừng nghe anh ta nói.

Chúng ta chú trọng tới phẩm chất bên trong của con người nhưng cũng không được coi nhẹ hình thức. Cái đẹp lý tưởng là sự hài hòa giữa hai phạm trù nội dung – hình thức. Cụ Nguyễn Du đã nói lên điều này khi miêu tả chàng Kim Trọng vừa tài đức vừa “hào hoa”.

“Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.

Xét ở phương diện nào đó, hình thức cũng biểu hiện nội dung. Tục ngữ cũng đã nói: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Vì thế hình thức cũng góp phần nâng cao giá trị của nội dung, phần nào phản ánh nội dung. Một người có tài năng và đức độ, có hình dáng đẹp, ăn mặc chỉnh tề, hợp thời trang, nói năng đúng mực, nhã nhặn…, hẳn ai cũng quý mến người đó.

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đúng là bài học quý giá để chúng ta xem xét, đánh giá một con người. Và đây cũng là bài học cho những ai thích chạy theo hình thức hào nhoáng bề ngoài mà bỏ qua phẩm chất bên trong – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị nhân cách của con người.

0