25/05/2017, 12:08

Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một ...

Đánh giá bài viết Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm. Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội ...

Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Tết Nguyên Đán

Ở các nước trên thế giới đặc biệt là những nước phương Tây có truyền thống đón năm mới từ mùng 1 tháng một dương lịch .Không khí của năm mới đã lan tràn khắp nơi ngay từ 24-25(tức Nô-en).Nhưng thật đặc biệt,ở Việt Nam,Triều Tiên,Mông Cổ,Tây Tạng,Nepal,Butan, H'mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

ết Nguyên Đán là khoảng thời gian nước ta chính thức đón năm mới,còn được gọi là Tết Ta,Tết âm lịch,Tết cổ truyền hoặc Tết.Nhưng cách gọi thông dụng nhất vẫn là Tết Nguyên Đán.Nguyên tức là sơ khai,ban đầu.Đán tức là buổi sang sớm.Nếu trong một ngày buổi sớm là khởi đầu một ngày mới thì Nguyên Đán ở đây tức là khoảng thời gian giống như buổi sớm,khởi đầu một năm mới.Đón Tết là phong tục của các nước chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa.Tết đựơc đọc chệch đi từ Tiết,tức Tiết Xuân hay Xuân Tiết,Tân Niên hoặc Nông lịch tân niên.Trung Quốc(và một số nước “ngoại biên” của nền văn minh này) dùng lịch pháp theo chu kì vận hành của Mặt Trăng nên Tết luôn chậm hơn Tết dương lịch(Tết Tây).Thường thì rơi vào cuồi tháng 1 đến giữa tháng 2 dương lịch và kéo dài trong4-6 ngày.Trong tâm niệm người dân Việt,Tết mang rất nhiều ý nghĩa linh thiêng nhưng quan trọng nhất vẫn là thời gian người Việt nhớ về cội nguồn,ông bà tổ tiên.Tết cũng là sự khởi đầu mới cho những điều tốt đẹp,rũ bỏ những điều xấu của năm đã qua.Người Việt đón Tết với nhiều hoài bão,hy vọng thịnh vượng cho năm mới.

Dù ông bà ta có câu “ 30 chưa phải là Tết” nhưng thực tế,không khí Tết đã sớm la tràn từ 27,28 tháng 12 âm lịch.Mọi người quan niệm rằng,Tết phải là sự khởi đầu tốt đẹp nhất,may mắn nhất để những điều lành đó sẽ theo họ đến hết cả một năm.Vì thế,cứ gần đến Tết là mọi người tất bật chuẩn bị để đón năm mới.Từ trước đây,người dân Việt luôn làm mới nhà cửa để đón Tết,họ quét lại sơn tường từ mươi ngày trước Tết.Đến bây giờ,mọi người đã không còn quét lại sơn vào dịp này như trước đây nữa nhưng laị chú ý hơn đến dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa.Họ đi mua những vật dụng ,đồ dung cần thiết mới để trưng bày trong ngày Tết.

ết diễn ra từ ngày giáp tết đến hết mùng 5-6 âm lịch.Trước đây ngừơi ta có quan niệm “ăn Tết”-là khoảng thời gian được ăn uống no đủ,gia đình quây quần,hạnh phúc – Tết kéo dài đến tận mùng 8-9 nhưng ngày nay do đời sống kinh tế bận rộn nên Tết chỉ kéo dài đến mùng 5 và quan niệm thời nay từ “ăn Tết” đã chuyển sang “chơi” Tết vì đới sống đã no đủ,khấm khá rất nhiều so với trước.Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông câu ông Táo).Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch.Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên.Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.Từ xưa,phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất,ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau.Nhưng ngày nay,tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ.Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa:ở công viên hay nơi công cộng có thể ngăm pháo hoa rõ nhất.Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn.Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình.Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới,là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt.Đây là dịp hội hè,vui chơi và là thời điêmr cho những người tha hương tìm về với quê hương,gia đình,tưởng nhớ tổ tiên.Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ.Trẻ em thì được lì xì phong bao đỏ để lấy hên.Trong ngày Tết,gam đỏ chiếm màu chủ đạo vì theo quan niệm,màu đỏ đem lại điềm lành,sự may mắnháo đỏ,câu đồi đỏ,tranh Tết……tất cả đều có sắc đỏ.

“Thịt mỡ ,dưa hành,câu đối đỏ
Cây nêu,tràng pháo,bánh trưng xanh”

Nhắc đển Tết không thể không nhắc đến giò,chả,vây bong,thịt mỡ,dưa hành và đặc biệt là bánh trưng xanh : biểu tượng đặc trưng Tết Việt,không thể thiếu.Bánh trưng xanh vuông vắn biểu tượng cho trời đất đang độ vào xuân, tràn đấy sức sống.Kế đến là mồng 2-tức Tết ngoại.Ngày này mọi người thường về quê ngoại thăm ông bà họ hang bên đấy.Mồng 3 là Tết nội-ngày mọi người về quê nội thăm hỏi đằng nội.Đấy là trên lí thuyết,còn ngày nay mọi người cũng không còn phân biệt Tết nội-ngoại mà thăm hỏi luôn vào cùng ngày mùng 1.Nhưng dù có đón Tết theo cách cổ truyền hay như hiện nay thì ý nghĩa của ngày Tết đều không thay đổi.

Đón Tết từ xưa đến nay vốn là nét đẹp của dân tộc,dù là người dân xa xứ hay người đang sống trên đất nước Việt Nam thì cứ đến ngày Tết là tất cả đều hướng về chào đón.Ngay cả những du khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam cũng rất thích thú khi tham gia cách đón năm mới của Việt Nam.Vậy tại sao là những người con Việt chúng ta lại không góp phần bảo vệ và duy trì nét đẹp truyền thống này chứ?

Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Thuyết minh về hội Lim

Tháng giêng là tháng ăn chơi… và cũng là mùa lễ hội. Suốt một dải làng quê từ bắc sông Hồng vắt ngang sông Đuống lần lượt mở hội làng. Từ xa, đã có thể thấy thấp thoáng bóng cờ đuôi nheo ngũ sắc và vẳng nghe tiếng trống giục giã, khi khoan, lúc đổ dồn.

Hấp dẫn hơn cả vẫn là hội làng Lũng Sơn – hội Lim. Từ trong Tết, người ta đã rục rịch sắm sửa mũ áo, cờ quạt, mời bạn gần bạn xa, nhất là bạn quan họ. Cả một vùng như ngâm men say, như cuống lên vì hội Lim. Võng, lọng, kiệu, áo… vừa trang nghiêm vừa xúng xính gợi nhớ một quá vãng vàng son đã rất xa,

Một cô bạn Nhật đang học tiếng Việt ở trường Tổng hợp Hà Nội đã đến hội từ ba hôm nay, cười và kéo chúng tôi đi theo. Cô thạo đường làng như dân gốc Lim. Thì ra cô và các bạn tập kết ở nhà một anh hai quan họ và đã thức trọn hai đêm với hai anh quan họ mà theo cô ‘thật tuyệt vời’…

Hội Lim mở suốt ba ngày ba đêm. Cùng với cây đu, ván cờ người, thi vật… quan họ qua bao thăng trầm, mất mát của chiến tranh vẫn giữ nguyên nét duyên dáng, tình tứ, say lòng người. Khách thập phương và người làng, kim và cổ, tục và thanh đan xen, trộn lẫn, la đà trong men say của các làn điệu, dải thắt lưng xanh và làn môi cắn chỉ của những liền chị…

Chẳng cần đến câu hát người ở đừng về, thì cũng chẳng ai muốn về. Mà có về thì cũng mong ‘đến hẹn lại lên’.

Thuyết minh về một lễ hội dân gian – Thuyết minh về hội bơi trải Việt Trì, Bạch Hạc ( Phú Thọ )

Bạch Hạc, Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, một vùng quê sông nước mênh mông, đồng lúa bát ngát. Đó cũng là một vùng quê có lễ hội bơi trải, đua trải kéo dài trong hai tháng, tháng 5 và tháng 6 âm lịch hàng năm, và được gọi là "tiệc bơi".

Bơi trải gắn liền với hội làng, để tế thần cầu mong mưa thuận gió hòa, được mùa, an cư lạc nghiệp, thanh bình. Đào Xá thờ Lý Bôn, Kẻ Rau thờ Tam Giang Đại Vương, Thổ Lệnh, Kẻ Hạc cũng thờ Tam Giang Đại Vương là thủy thần Ngã ba sông. Còn Kẻ Me lại thờ Đăng Đạo Song Nga và Đức Thánh Tản Viên, Đức Bác thờ Bát Nàn công chúa, An Đạo thờ Long Xà Đại Vương và Út Soi Đại Vương … .

Chỉ có xã Đào Xá tổ chức bơi trải vào ban đêm:

"Mồng chín có Tiệc anh ơi,
Mồng mười hạ trải xuống bơi thờ thần.
Trai thanh tân bước vào đòn kiệu
Trống kiệu vào là trống canh ba
Trải bơi ra, ngọn cờ phe phấy
Trải bơi vào, cờ phất trống rung …"
                        (Dân ca)

Các làng khác đều thi bơi trải vào ban ngày. Con thuyền đua rất dài, thọn nhỏ, chia thành 24 khoang, có 48 chèo (24×2), một người cầm lái ngồi ở đuôi thuyền, một người đứng giữa thuyền phất cờ điều và đánh trống. Các tay chèo là trai tân ( chưa vợ), rất lực lưỡng, cường tráng. Ở Lương Nha bơi trải có năm thuyền con trai đua với năm thuyền con gái, vui đáo để.

Vùng Ngã ba Bạch Hạc có bài ca nói về các hội bơi trải trong vùng:

   "Rau gác, Hạc bơi,
   Hạc gác, Me bơi,
   Me gác, Đức Bác bơi,
   Đức Bác gác, Dạng bơi …"

Hội bơi trải ở làng này vừa rã đám,thì hội bơi trải ở làng khác lại cờ mở trống rung. Mùa lễ hội dân gian diễn ra tưng bừng náo nhiệt.

Ở Phú Thọ, hội bơi trải Kẻ Hạc và Kẻ Mơ là đông vui nhất, năm nào cũng có hàng vạn người gần xa kéo về dự hội

Sau Kẻ Rau là đến hội trải Kẻ Hạc, diễn ra vào ngày 20 tháng 5 âm lịch. Kẻ Hạc có bốn giáp, mỗi giáp một màu cờ sắc áo riêng: màu trải, màu mái chèo, mũ, áo quần các tay chèo phải cùng màu theo luật lệ quy định: Trải Tiên Hạc màu xanh, trải Thần Trúc màu đỏ, trải Đồng Nam màu trắng, và trải Bộ Đầu màu vàng.

Buổi sáng ngày tiệc tế, các nam phụ lão ấu nhất là các thôn nữ mặc quần áo đẹp kéo ra đứng đông nghịt trên bờ, tiếng chiêng trống nổi lên vang dội xóm làng. Khi các tay chèo đã ngồi vào khoang, tay nắm mái chèo sẵn sàng, các trải dàn hàng ngang đều tăm tắp, thì một hồi trống rung lên, cuộc thi bắt đầu. Trống mõ thúc liên hồi kì trận. Hàng ngàn hàng vạn người reo hò. Các tay trải cúi rạp người chém mái chèo xuống nước, cánh tay hối hả, miệng hô: " Dô huỵch! Hồ huỵch !" Những con trải lướt băng băng, như những múi tên lướt về phía trước. Các trải xuất phát từ đình Hạc qua bến Gút đến Tiên Cát cầu Việt Trì, quay trở lại bến Gút về đỗ trước bến Hạc giữa tiếng trống , tiếng hò như sấm dậy. Ánh mắt các thiếu nữ sáng ngời lên …

Hội bơi trải Kẻ Me diễn ra ba ngày sau đó, từ 25 đến 27 tháng 5 âm lịch. Kẻ Me có 3 giáp : Phù Yên, Bồ Thôn và Hạc Đình. Mỗi thôn có một thuyền rồng bằng gỗ chò, hai đầu sơn đỏ, giữa sơn đen. Mỗi thuyền chỉ có 40 người, 38 tay chèo, 1 bẻ lái, 1 cầm cờ. Ngày 24 hạ trải ở sông Phó Đáy, sáng 25 đua trải từ đình tới làng Diệm Xuân, chiều 26 bơi tới bến Cả làng Nghĩa Yên, sáng 27 đua tới đình làng Hội Chữ. Chiều 26, cuộc thi bơi " cướp cờ" là háo hức, sôi động nhất. Chiều 27 bơi rước kiệu về Ngã Ba Chạ để " tiễn thánh về".

Hội bơi trải ở vùng Bạch Hạc, Việt Trì đã có hàng nghìn năm nay. Một lễ hội dân gian đậm đà màu sắc văn hóa- văn minh sông Hồng, cái nôi của nền văn minh Lạc – Việt.

0