24/05/2017, 13:01

Thuyết minh về Hoàng Đức Lương và tựa “Trích diễm thi tập”

Thuyet minh ve bai Trich diem thi tap cua Hoang Duc Luong – Đề bài: Thuyết minh về Hoàng Đức Lương và tựa “Trích diễm thi tập”. Có biết bao nhiêu tác phẩm hay gắn liền với tên của những tác giả nổi tiếng. Có thể nói rằng họ nổi tiếng với chính tác phẩm của mình. Thế nhưng cũng có ...

Thuyet minh ve bai Trich diem thi tap cua Hoang Duc Luong – Đề bài: Thuyết minh về Hoàng Đức Lương và tựa “Trích diễm thi tập”. Có biết bao nhiêu tác phẩm hay gắn liền với tên của những tác giả nổi tiếng. Có thể nói rằng họ nổi tiếng với chính tác phẩm của mình. Thế nhưng cũng có những người biên soạn cũng khiến cho người ta biết đến bởi cách biên soạn hay. Hoàng Đức Lương là một người như thế. Ông không sáng tác thơ ca thế nhưng qua việc biên soạn ...

– Đề bài: Thuyết minh về Hoàng Đức Lương và tựa “Trích diễm thi tập”.

Có biết bao nhiêu tác phẩm hay gắn liền với tên của những tác giả nổi tiếng. Có thể nói rằng họ nổi tiếng với chính tác phẩm của mình. Thế nhưng cũng có những người biên soạn cũng khiến cho người ta biết đến bởi cách biên soạn hay. Hoàng Đức Lương là một người như thế. Ông không sáng tác thơ ca thế nhưng qua việc biên soạn mà người ta lại nhớ đến ông rất là nhiều. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu tại sao mà chỉ là một người có công biên soạn lại mà cũng có thể được nhiều người biết đến như thế.

Trước hết là về tác giả Hoàng Đức Lương. Ông biên soạn và sưu tầm thơ để làm nên cuốn Trích Diễm Thi tập. Có thể nói rằng chính nhờ sự biên soạn ấy mà Hoàng Đức Lương đã mang lại cho chúng ta những bài thơ hay. Hoàng Đức Lương quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trú quán ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1478. Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước. Đặc biệt, ông ý thức về nền văn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. Sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập (tuyển tập những bài thơ hay) là một trong những minh chúng cụ thể và tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc ấy.

Về tác phẩm thì đầu tiên ta tìm hiểu về lý do chọn sách của Hoàng Đức Lương. Dụng ý làm ra bộ Trích diễm thi tập đã được Hoàng Đức Lương nói rõ trong bài Tựa của ông. Đó là biểu hiện của tấm lòng trân trọng đối với di sản tinh thần của quá khứ, là một việc làm cụ thể nhằm bổ cứu cho tình trạng mất mát đáng tiếc trong lịch sử văn học Việt Nam trước thế kỷ 15; và đó cũng chính là ý thức muốn góp phần vào việc xây đắp truyền thống văn hóa văn nghệ lâu đời của dân tộc Việt, nhằm nâng cao thêm uy tín và địa vị tự chủ của nước nhà.

trich diem thi tap hoang duc luong

Bài tựa được được Hoàng Đức Lương viết vào năm 1497. Bài tựa thể hiện niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn gìn giữ những  di sản văn học của ông cha ta, từ đó nhắc nhở các thế hệ sau hãy trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình.

Trước hết bài tựa đã nêu lên những nguyên nhân làm cho thơ văn không được lưu truyền ở đời. Và tác giả đã trình bày bốn nguyên nhân dẫn đến thơ văn không được lưu truyền ở đời.

Thứ nhất là chỉ có thi sĩ nhà thơ mới thấy được cái hay trong thi ca của họ mà thôi. Đồng thời cả những cái đẹp cũng chỉ có những người nhà thơ mới thấy được chính vì thế mà thơ ca không được lưu truyền, bởi vì nếu như đã không ai hiểu chỉ có những nhà thơ mới hiểu thì làm sao có thể truyền lưu được. Tạm gọi nguyên nhân này là nguyên nhân ít người am hiểu.

Thứ hai là người có học thì bận rộn trong quan trường và khoa cử cho nên ít có thời gian dành cho thơ ca. tác giả gọi đây là “danh sĩ bận rộn”.

Thứ ba là có người quan tâm về thơ ca nhưng lại không đủ năng lượng và kiên trì. Đây là nguyên nhân “thiếu người tâm huyết”.

Thứ tư là triều đình chưa quan tâm và nguyên nhân này tác giả đặt tên là “chưa có lệnh vua”.

Ngoài những lí do chủ quan ấy thì tác giả còn đề cập đến những vấn đề nguyên nhân khách quan. Đó chính là nguyên nhân của thời gian và bom đạn chiến tranh có sức hủy diệt ghê gớm. Đúng vậy chính những sự hủy diệt ấy đã mang đến sự thất truyền của những thơ ca dân tộc.

Trước những thách thức cũng như nguyên nhân chủ quan khách quan ấy Hoàng Đức Lương đã làm gì?. Ông quyết định sưu tầm thơ của nhưng nhà thơ xưa thành một quyển. Động cơ để cho ông quyết tâm làm đó chính là thực trạng về sách vở thơ ca của Việt Nam rất hiếm nói cách khác nó không có những quyển tra cứu gì cả. Người thích đọc thơ như Hoàng Đức Lương mong muốn làm thơ thì chỉ có thể là dựa vào những thơ bách gia thời nhà Đường. Không những thế còn xuất phát từ những nhu cầu bức thiết trong việc gìn giữ những văn hiến của dân tộc. Có thể nói việc làm của ông là hết sức lớn lao nó mang tầm vóc của một dân tộc với nền văn hiến cần được gìn giữ phát huy.

Sang tiếp những nội dung của Trích diễm thi tập thì Hoàng Đức Lương thể hiện sự thôi thúc giúp cho ông vượt qua khó khăn để biên soạn nên cuốn sách này. Đó chính là niềm tự hào tự tôn dân tộc, yêu nước yêu những tinh hoa văn hóa của đất nước. Tinh thần độc lập tự chủ, tự cường cũng thể hiện rõ. Không những thế ông còn ý thức được trách nhiệm của việc giữ gìn tinh hoa văn hoa ấy. Nền văn hiến ấy cũng được Nguyễn Trãi nhắc đến trong bình ngô đại cáo.

Như vậy qua đây ta thấy được những quan điểm cũng như những ý kiến, trách nhiệm của Hoàng Đức Lượng về việc gìn giữ nền văn hiên văn hóa dân tộc ta. Tác giả đã trải qua những khó khăn để hoàn thành nên một cuốn sách gìn giữ những tinh hoa ấy.

0