24/05/2017, 13:01

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ngữ văn 11

Phan tich tac pham Chi Pheo cua Nam Cao – Đề bài: Chí Phèo là một tác phẩm hiện thực xuất sắc nhất của nhà văn Nam cao cũng như nền văn học Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để thấy điều đó. Hẳn chúng ta đã biết đến nhà văn Nam Cao với những quan điểm ...

Phan tich tac pham Chi Pheo cua Nam Cao – Đề bài: Chí Phèo là một tác phẩm hiện thực xuất sắc nhất của nhà văn Nam cao cũng như nền văn học Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để thấy điều đó. Hẳn chúng ta đã biết đến nhà văn Nam Cao với những quan điểm sáng tác tích cực. Nếu như một bộ phận nhà văn nhà thơ đi theo chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật thì Nam Cao đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh “ nghệ thuật không nên là ...

– Đề bài: Chí Phèo là một tác phẩm hiện thực xuất sắc nhất của nhà văn Nam cao cũng như nền văn học Việt Nam. Anh chị hãy viết bài văn để thấy điều đó.

Hẳn chúng ta đã biết đến nhà văn Nam Cao với những quan điểm sáng tác tích cực. Nếu như một bộ phận nhà văn nhà thơ đi theo chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật thì Nam Cao đi theo chủ nghĩa vị nhân sinh “ nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là những tiếng đau khổ thoát ra từ những cõi lầm than kia”. Cùng quan điểm sáng tác với những nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…nhưng Nam Cao vẫn là một người nghệ sĩ tài hoa” khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa ai có”. Và có lẽ Chí Phèo là một minh chứng điển hình cho quan điểm sáng tác tiến bộ của ông. Tác phẩm cũng là cuộc đời khổ sở của người nông dân trước cách mạng tháng Tám như chị Dậu nhưng nó lại xoay quanh chủ đề mới đó là sự bần cùng tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân.

phan tich tac pham chi pheo cua nam cao

Cùng viết về đề tài người nông dân nhưng với ngòi bút tài hoa linh hoạt lúc trữ tình lúc lại thiết tha quằn quại đau đớn hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm hiện lên thật thê thảm. Nếu anh Pha trong bước đường cùng, chị Dậu trong tắt đèn họ khổ thì khô thật oan ức thật nhưng họ còn được làm người còn có gia đình và người thân. Còn Chí Phèo thì sao?. Cuộc đời anh chỉ là con số không tròn trĩnh không hơn không kém mà thôi. Anh sinh ra đã bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, không người thân, không tấc đất cắm dùi, cuộc đời ấy là một cuộc đời thế thảm.

Mới đẻ ra anh đã không cha không mẹ bị bỏ ở cái lò gạch cũ thân mình tím ngắt, chỉ có một mảnh vải che thân. Anh được một anh nông dân cứu sau đó anh đi ở hết nhà này sang nhà khác và cuộc đời một đứa mồ côi của anh bắt đầu từ đó.

Đến năm hai mươi tuổi anh trở thành một thanh niên cường tráng khỏe khoắn và rất lương thiện. Anh làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bà ba của hắn là một người dâm đãng nửa đêm gọi Chí đến xoa bóp mà cũng tài bóp chân lại cứ muốn bóp cao lên trên. Những lúc ấy chí chỉ thấy nhục chứ chẳng có gì là vui thú hay gọi là tình yêu cả. thế rồi Bá Kiến ghen tuông đẩy anh vào tù. Cuộc đời lương thiện của anh chấm dứt tại đây. Sau bao nhiêu năm cánh cửa nhà tù đã nhuộm đen tâm hồn Chí.

Tác giả bắt đầu kể về cuộc đời của Chí và mở đầu bằng những lời chửi bới của anh. Tác giả dành hẳn một đoạn văn cho những lờ chửi ấy “ Bắt đầu hắn chửi trời những trời đâu của riêng nhà nào, rồi hắn chửi người những người làng Vũ Đại vẫn nghĩ chắc nó chừa mình ra…” cứ thế một thằng say và ba con chó thành một cái chợ. Nói như vậy giơ đây người nông dân lương thiện ngày nào bị coi khinh như một con chó, xếp ngang hàng với nó mà chửi rủa ầm ĩ. Sau những năm ở tù Chí trở về làng với hình ảnh cua một con quỷ dữ. Cái đầu “trọc lốc”, cái mặt thì “ căng căng” đầy những vết sẹo chằng chịt và những vết săm trổ đầy mình. Hắn mặc cái quần nái đen và cái áo tây vàng, bước thấp bước cao chệnh choạng về làng. Không kể đến cái hình săm với ông tướng cằm chùy trông thật giữ tợn. Và từ ấy cuộc đời của Chí là cuộc đời của một con quỷ dữ.

Từ đây cuộc đời Chí không còn ngày tháng bởi những cơn say triền miên bất tận. hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, đập đầu rạch mặt, dọa nạt, chửi bới trong lúc say. Chí trở về tìm đến nhà Bá Kiến đầu tiên, hắn đinh ninh trong bụng chính Bá Kiến là nguyên nhân dẫn đến cuộc đời Chí ngày hôm nay. Hắn rạch mặt ăn vạ nhưng bị Bá Kiến dùng những lời ngon ngọt để thuyết phục. thế rồi từ đây Chí trở thành một tay sai đắc lực cho bọn cường hào địa chủ. Có thể nói Chí tiếp tục trượt dài trên con đường tha hóa. Nghề của Chí là rạch mặt ăn vạ để đòi tiền đổi lại bọn cường hào ấy sẽ cho Chí tiền để uống rượu. Chí cứ như thế mà không biết rằng chính hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm đổ và chảy biết bao nhiêu máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện.

Đoạn văn đã nói lên nỗi thống khổ của người dân lương thiện trước cách mạng tháng Tám thật sự rát đáng buồn. Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: “ Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của nhà văn Nam Cao thì người ta nhận ra rằng đây mới là hiện thực đầy đủ về những khốn khổ nhất cảu người dan cày. Chị Dậu phải bán chó, bán con, bán sữa nhưng chị còn được làm con người còn Chí Phèo bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại mà vẫn vênh váo tự đắc”.

Tuy nhiên nhà văn Nam Cao không chỉ xuất sắc khi nói về tháng năm tha hóa của Chí mà còn xuất sắc khi nói về những ngày trong quá trình hồi sinh của Chí. Đó là một buổi sáng sớm như bao nhiêu buổi khác. Chí Phèo tỉnh dậy nhưng đây là lần Chí tỉnh rượu. Chí nghĩ về quá khứ nhưng chỉ thấy mơ hồ, nghĩ hiện tại thì thấy lòng mình mặn chát. Chí thấy mình đã già mà vẫn còn cô độc và tương lai Chí sắp đi đến cái dốc bên kia của cuộc đời mình rồi. Ở ngoài kia những hoạt động thường ngày vẫn diễn ra, tiếng những bà đi chợ nói chuyện với nhau, tiếng những con chim hót chào buổi sáng, tiếng anh chài nào đang gõ xua cá. Đó là những âm thanh mà hôm nào cũng có nhưng chỉ hôm nay Chí mới nghe thấy, chắc rằng đây là một sự hồi sinh tỉnh ngộ lớn của Chí. Phải chăng đó chính là âm thanh cuộc sống mà bấy lâu nay Chí quên đi trong tâm chí mình?

Đang vẩn vơ thì lúc đó Thị Nở bước vào với bát cháo hành trong tay. Thị giục Chí ăn luôn cho nóng. Nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí thấy bâng khuâng xoa xuyến. ban đầu Chí ngạc nhiên lắm sau đó Chí thấy khóe mắt mình hình như có cái gì ươn ướt. Chí đã khóc, vì sao vậy?. Vì đây là lần đầu tiên Chí được một người cho và cũng là lần đầu tiên Chí được săn sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. “ Hắn thấy lòng mình thành trẻ con và hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ, ôi sao nhìn hắn hiền thế”. Và cuối cùng hắn nhận ra một điều rằng hắn muốn làm người lương thiện hơn bất cứ bao giờ hết. Hắn sẽ có một cuộc sống bình thường với Thị Nở. Hắn ao ước làm hòa với mọi người.

Thế nhưng ao ước ấy chẳng được chấp nhận. Thị về nhà đem chuyện kể với bà cô của mình. Bà cô ấy chửi Thị hồi lâu, thị tức đem hết những lời của bà cô đến nói lại với Chí và ra về rất tức giận. Chí đau đớn trước thực tại xã hôi, trước những định kiến xã hội không cho Chí quay trở lại làm người. Chí định lấy một viên gạch đập vào đầu cho chết luôn, nhưng Chí chưa đủ say để làm được, thế rồi Chí uống nhưng càng uống càng tỉnh. Phải chăng cái nỗi đau ấy quá lớn khiến cho Chí không thể say được. Chí định đến nhà giết chết con khọm già kia nhưng bước chân của Chí lại đưa Chí đến thẳng nhà Bá Kiến một nhát dao kết liễu hắn rồi tự kết liễu mình. Trước khi chết Chí còn nói lên một câu rằng “ Ai cho ta lương thiện” điều đó cho thấy khát khao cháy bỏng của Chí bị vùi dập một cách mãnh liệt. thị nở đến nhìn thấy cảnh tượng của Chí mà sờ lên bụng mình thoáng trông đầu cái lò gạch bỏ không, heo hút và ít người qua lại. Ngày nào đó ơ cái lò gạch ấy thằng Chí con sẽ ra đời và lại tiếp tục con đường mà bố nó đi hay sao?. Đó chính là giá trị hiện thực của tác phẩm khi những người nông dân hiến lành luẩn quẩn bế tắc trong cái con đường lưu manh hóa mà xã hội đó đã đặt ra cho những người nông dân lương thiện.

Cái chết bi thảm của Chí Phèo đã là một lời kết tội đanh thép của xã hội vô nhân tính hay tiếng kêu cứu quyền làm người. Cần phải kiên quyết đấu tranh cái xấu cái ác để bảo vệ nhân tính của con người.

0