Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận văn 11
Phan tich bai tho Trang Giang cua Huy Can – Đề bài: Trang Giang là một bài thơ rất hay của Huy Cận cũng như kho tàng văn thơ Việt Nam. Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tràng Giang để thấy điều đó. Trong làng thơ mới Việt Nam (1932-1945)thơ Huy Cận có lẽ buông hơn cả. Nỗi buồn trong thơ ...
Phan tich bai tho Trang Giang cua Huy Can – Đề bài: Trang Giang là một bài thơ rất hay của Huy Cận cũng như kho tàng văn thơ Việt Nam. Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tràng Giang để thấy điều đó. Trong làng thơ mới Việt Nam (1932-1945)thơ Huy Cận có lẽ buông hơn cả. Nỗi buồn trong thơ ông bắt nguồn từ những cảm nhận sâu xa tinh tế về thân phận lạc loài cô đơn của cái tôi lớn lao vừa nhỏ bé trước cái mênh mông vô tận của đất trời; xa vắng của thời gian, ...
Phan tich bai tho Trang Giang cua Huy Can – Đề bài: Trang Giang là một bài thơ rất hay của Huy Cận cũng như kho tàng văn thơ Việt Nam. Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Tràng Giang để thấy điều đó.
Trong làng thơ mới Việt Nam (1932-1945)thơ Huy Cận có lẽ buông hơn cả. Nỗi buồn trong thơ ông bắt nguồn từ những cảm nhận sâu xa tinh tế về thân phận lạc loài cô đơn của cái tôi lớn lao vừa nhỏ bé trước cái mênh mông vô tận của đất trời; xa vắng của thời gian, cái vô cùng của thiên nhiên tạo hóa.
Tràng Giang là một trong những thi phẩm hay nhất của Huy Cận, kết tụ nỗi buồn mênh mang thiên cổ được diễn đạt bằng một hình thức thơ trang trọng cổ kính đậm đà cốt cách đường thi mà kém phần giản dị và độc đáo in rõ dấu ấn của thơ lãng mạn đương thời.
Bài thơ Tràng Giang do con sông Hồng gợi tứ. Lúc đầu bài thơ có nhan đề là chiều bên sông, nhan đề ấy cụ thể quá ít sức gợi. Sau đó tác giả đổi thành Tràng Giang. Thi đề này gợi lên không khí cổ kính cổ xưa, trang trọng, vĩnh hằng. Dường như dòng sông ấy đã chảy từ xa xưa của lịch sử, đã đi qua bao nền văn học trải qua biết bao nhiêu áng văn cỗ xưa. Không chỉ thế mà khi điệp âm “ang” là một âm tiết mở có độ vang xa khiến dòng sông mênh mang hơn, âm hưởng hơn, vĩnh hằng hơn trong tâm trí người đọc.
Nỗi niềm ấy còn được lắng đọng hơn, tha thiết hơn bởi câu thơ đề từ “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Trước cảnh trời rộng sông dài, trước cái bát ngát vĩnh hằng của thiên nhiên lòng người bỗng dấy lên một tình cảm bâng khuâng nhung nhớ. Từ láy “ bâng khuâng” diễn tả rất chúng tâm trạng của chủ thể trữ tình: vừa buồn bã u sầu cô đơn lạc lõng. Con sông dài ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ và gây ấn tượng mãi trong lòng người đọc.
Bài thơ được mở đầu với một Tràng Giang mênh mông sóng nước:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Khổ thơ tô đậm thêm phong vị cổ điển cho thi phẩm nhưng cũng mang đến những nét hiện đại của thơ mới. Câu thơ mở đầu mang đậm hương vị cổ xưa. Đọc câu thơ đó lên ta liên tưởng đến câu ca dao “ Sóng bao nhiêu gợn dạ sầu bấy nhiêu”. Từ láy “ điệp điệp” gợi hình ảnh những con sóng cứ loang ra, lan ra hòa mình vào lòng Tràng Giang rồi tan biến mất. Sóng ở Tràng Giang không giống với sóng ở vùng biển Diêm Điền của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nó không mang vẻ lặng lẽ và dịu êm, khi lại ồn ào đấy mà sóng ở đây chỉ gợn thôi. Bản thân mang một cái gì đó rất êm đềm nhưng lại rất buồn. Cảnh buồn hay chính tâm trạng của tác giả đang buồn đã nhuốm màu lên cảnh vật hiền cho cảnh tượng êm đềm kia mang một nét buồn phảng phất phả vào lòng người đọc. Trước cảnh sông nước hiện lên một con thuyền mái nước song song, từ láy ấy mang đến cho ta một hình ảnh con thuyền lặng lờ trôi trên dòng sông ấy hai bên thuyền những làn nước như được tẽ ra làm đôi, chạy song song theo mái thuyền. Xưa nay thuyền và nước vốn là sự vật không thể tách rời nhau cả trong thi ca cho đến ngoài cuộc sống. Thế nhưng ở đây chúng lại không hề ăn nhập vào nhau. Thuyền về thì nước lại thể hiện sự chia li đôi đường. Tác giả thể hiện động từ đối lập giữa hành động của thuyền và nước càng nhấn mạnh thêm sự chia li nghiệt ngã ấy. Ở đây nhà thơ đã biến cái vô lí để diễn tả tâm trạng của mình. Và trước sự mênh mang của sông nước hình ảnh một cành củi khô hiện lên thật diễn tả thật đúng tâm trạng của tác giả. Đó là tâm trạng lạc lõng, buồn thương cô đơn, nhỏ nhoi trước dòng đời mênh mông ấy “ Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cành củi kia như tượng trưng cho số phận của con người, nó trôi nổi trên dòng sống ấy, lạc lõng bơ vơ giữa mấy dòng nước cũng như nhà thơ đang trôi nổi trên dòng đời và mang một niềm cô đơn lớn.
Nỗi buồn ấy không chỉ ở trên sông nước mà nó còn lan truyền lên cảnh vật, bầu trời, phiên chợ:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. ”
Từ láy “lơ thơ” gợi lên trước mắt chúng ta một hình ảnh rời rạc thưa thớt đến rợp người còn đìu hiu diễn tả sự hiu hút vắng teo. Nhà thơ đã đặc biệt khéo léo khi xếp hai từ láy này trên cùng một câu thơ khiến cho cảnh vật vốn đã rất buồn rất vắng lặng thì lại càng vắng lặng heo hút hơn. Đến cơn gió kia cũng tằn tiện mà thổi nhẹ đên mức đìu hiu. Đâu đó ở ngoài xa tiếng làng đã vãn chợ chiều. Nó không còn vẻ ồn ào như buổi đầu chợ nữa, đến âm hưởng nó cũng không cần nữa, mà nó chỉ còn sự thưa thớt vắng vẻ mà thôi. Tất cả những thứ ấy làm cho bài thơ vốn buồn lại càng buồn hơn. Hình ảnh ở câu thơ thứ ba hiện lên thật đẹp và lạ. Đó là khi ánh nắng từ những áng mây kia chiếu xuống dòng sông làm cho bầu trời cao rộng hơn, ta cảm thấy một cảm giác rất thoải mái ở đây, sự thoáng đạt thanh bình của làng quê. Thế nhưng nó lạ ở chỗ là khi tác giả dùng tính từ “sâu” để chỉ sự cao của bầu trời. Thường thì người ta hay nói trời cao chót vót chứ chẳng ai nói là sâu cả nhưng ở đây nhà thơ lại nói là sâu. Câu thơ ấy, tính từ ấy không mang đến sự sai lầm mà nó mang đến sức gợi lớn. nói như thế để truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả. Khi ánh nắng buông xuống trời cao lên khiến cho nhìn nó sâu thăm thẳm vậy. Đó là một không gian ba chiều mà Huy Cận cố tình gây dựng nên. Con sông ấy có sự dài, rộng, cao. Nhưng cao rộng dài bao nhiêu thì cô liêu đến bấy nhiêu!
Nỗi buồn tiếp tục đương thấm nhầm sang khổ thứ ba, một loạt những hình ảnh lại được hiện lên nhưng nó đều nhằm nói lên một tâm trạng:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Nước không chỉ gắn liền với hình ảnh của thuyền mà nó còn có thêm hình nah những đám bèo trôi, bèo dạt mây trôi nó vốn dĩ từ trước đến nay đều có nhưng nhà thơ lại hỏi nó trôi về đâu. Hỏi bèo hay nhà thơ hỏi chính bản thân mình không biết sẽ đi đâu về đâu trước dòng đời mênh mông ấy. trước sự rộng lớn của đất trời không có một chuyến đò ngang nào làm cho chúng ta thấy càng cô quạnh biết bao nhiêu. Trên dòng sông Giang ấy cung không có một con cầu nào để sang bờ. Nó cứ lặng lẽ nối tiếp hết bờ xanh lại đến bã vàng. Qua khổ thơ Huy Cận đã đem đến cho chúng ta một cảnh tượng rất dễ tìm thấy trên những dòng sông, nó cứ nhịp nhàng thoi đưa một cách lặng lẽ như thế. Cảnh vật thật thơ mộng và trữ tình nhưng than ôi nó vẫn chứa đựng một tâm trạng âu lo đến buồn bã.
Khổ thơ cuối được cất lên và khép lại nội dung và nghệ thuật của Trang Giang đồng thời nó thể hiện tâm trạng sâu kín của tác giả:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. . .
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. ”
Bút pháp chấm phá với “mây cao” và”núi bạc” khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như giáp bạc. Hình ảnh mang nét cổ điển được nhà thơ khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
Hình ảnh những đám mây đùn đùn lớp lớp trên bầu trời trông thật đẹp, trên nền tuyệt vời ấy chim nghiêng cánh nhỏ bay về tổ ấm của mình. Cánh chim ấy như nói lên khoảnh khắc bóng chiều đang dần buông xuống. Trước cảnh vật ấy tâm trạng của nhà thơ được đúc kết qua hai câu thơ cuối. Cái màu của buổi chiều cái êm ả của sông nước khiến cho nhà thơ “dợn dợn” nhớ đến quê nhà.
Có thể nói Tràng Giang là bài thơ hay nhất trong tập lửa thiêng – ngọn lửa vĩnh cửu tỏa sáng một hồn thơ đẹp. Thi sĩ chọn thể thơ thất ngôn với bốn khổ như một bức họa tứ bình tuyệt tác. Bài thơ mãi đi vào lòng người với nét đẹp cổ kính kết hợp với nét đẹp hiện đại. hơn nữa nó còn thể hiện tâm trạng của nhà thơ Huy Cận.