Phân tích truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao
Phan tich tac pham Doi thua cua Nam cao – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao trong chương trình văn học lớp 11 tập 2. Nếu kể tên đến những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng ...
Phan tich tac pham Doi thua cua Nam cao – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao trong chương trình văn học lớp 11 tập 2. Nếu kể tên đến những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì Nam Cao là cái tên mà nhiều người trong chúng ta nghĩ đến. Những tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm trong lòng người đọc. Đặc biệt là ...
– Đề bài: Em hãy viết bài văn trong chương trình văn học lớp 11 tập 2.
Nếu kể tên đến những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam ngoài những cái tên như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thì Nam Cao là cái tên mà nhiều người trong chúng ta nghĩ đến. Những tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm trong lòng người đọc. Đặc biệt là những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám. Bên cạnh những tác phẩm nói về đề tài người nông dân thì Nam Cao còn rất thành công với đề tài người trí thức mà tiêu biểu cho chủ đề này là tác phẩm Đời Thừa.
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về nhan đề của tác phẩm này. Như chúng ta đã biết thì tác phầm giống như một đứa con tinh thần của mỗi nhà văn nhà thơ. Chính vì thế mà việc đặt tên cho những đứa con ấy rất quan trọng. Nó không chỉ mang đến sự chú ý của độc giả mà còn là ý đồ nghệ thuật của nhà văn nhằm thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm. Ở tác phẩm này cũng vậy, sở dĩ nhà văn lấy tên nhan đề tác phẩm là đời thừa nhằm nói lên cuộc sống bế tắc của những người tri thức trong cái xã hội trước. Nếu như người nông dân bế tắc bị lưu manh tha hóa thì người tri thức cũng rơi vào bế tắc với những bi kịch về văn học nghệ thuật và tình thương. Cái xã hội ấy không tạo điều kiện cho những người tri thức cũng như những tác phẩm văn học của họ phát triển vì gắng nặng cơm áo gạo tiền. Trong cuộc sống người ta chỉ thừa cái quần cái áo, thừa bát cơm đấu gạo. Thế mà ở đây nhân vật Hộ lại thừa đời. Có thể nói anh tư thấy bản thân mình thừa ra để vô vị, vô nghĩa trước cuộc đời, thừa ra với người thân thừa ra với chính bản thân mình. Đồng thời qua tác phẩm này ta sẽ thấy được những quan niệm sáng tác văn học của nhà văn hiện thực Nam Cao.
Cuộc đời nhân vật Hộ được phân tích dựa trên hai bi kịch lớn. đó là bi kịch nghệ thuật của nhà văn và bi kịch tình thương của anh với gia đình mình.
Trước hết là bi kịch nghệ thuật, quan điểm của Hộ trước khi gặp Từ, đó là cái thời hoài bão của anh còn rất lớn. Đối với người nghệ sĩ như anh thì đói rét không có nghĩa lý gì với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp tâm hồn hắn trong sáng. Không những thế đầu hắn mang một hoài bão lớn đó là “ Cả đời tôi chỉ viết một tác phẩm nhưng tác phẩm ấy sẽ làm lu mờ hết tất cả những tác phẩm ra cùng thời, tác phẩm ấy phải được ăn giải Nô- Ben và phải dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu”. Qua những tâm tư của người tri thức ấy ta thấy được một con người đam mê nghệ thuật đến mức quên đi những vụn vặt như chuyện cơm ăn áo mặc thường ngày. Anh luôn ý thức tự giác về nghề nghiệp của mình, ta thấy đây chính là một người nghệ sĩ chân chính. Số ít trong những quan niệm sáng tác của Hộ là “ Văn học không cần đến nhưng người thợ khéo tay làm theo một vài khuôn mẫu có sẵn, mà văn học chỉ dung nạp những người nghệ sĩ biết khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” hay “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương riêng sự cẩu thả trong văn chương là đê tiện”. Qua đây ta có thể khẳng định Hộ là một nhà văn tài năng có nhân cách, có quan niệm đẹp đẽ.
Khi ghép cuộc đời mình vào cuộc đời của Từ thì bi kịch nghệ thuật bắt đầu diễn ra với người nghệ sĩ này. Bây giờ Hộ không còn có một mình nữa Hộ có cả một gia đình để lo toan với những gồng gánh bận rộn tẹp nhẹp. Vợ thì đói rách con cái thì mai ôm nay đau, đứa nào cũng nhiều đẹn nhiều sài, quấy rức suốt cả ngày. Hộ phải kiếm tiền nuôi gia đình bằng cách viết văn và viết thật nhiều. Chính vì thế mà anh không thể nào đợi viết một tác phẩm cả đời được. Có những bài văn anh đọc rồi lại quên luôn, nhưng vì gia đình anh phải đi trái với quan niệm với lương tâm nghề nghiệp của mình. Anh đau khổ nhưng biết làm sao khi cả nhà trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh. Hộ tự thấy xấu hổ mỗi khi đọc lại chính bài viết của mình. Hộ chửi bản thân là một thằng đê tiện, khốn nạn và bất lương. Hộ vỡ mộng và rơi vào bi kịch.
Như vậy ta thấy bi kịch của Hộ không phải là bi kịch của riêng ai mà là cả bi kịch của xã hội thời bấy giờ. Ở đó giá trị con người cuộc sống và tài năng trở nên vô nghĩa. Bị kịch của Hộ chính là sự đối nghịch giữa hoàn cảnh và phẩm giá làm người.
Không chỉ chịu bi kịch của một người nghệ sĩ không được phát triển tài năng của mình mà Hộ còn phải chịu bi kịch của tình thương.
Trước khi xảy ra bi kịch thì Hộ coi tình thương là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định nhân cách con người, kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác. Từ là một cô gái bị tình nhân bỏ rơi, tên tình nhân ấy không những mang đến cho cô đau khổ mà hắn con ra đi mà đẻ lại cốt nhục của mình không thương tiếc không chịu trách nhiệm với cuộc đời của Từ. Thế rồi Từ mang thai đứa con ấy, mẹ già thì mù lòa, và khi ấy chính Hộ đã cúi xuống cứu vớt cuộc đời Từ. Anh chấp nhận nuôi mẹ già và làm cha đứa trẻ trong bụng của Từ. từ đó cho thấy Hộ là một nhà văn giàu tình thương và lòng nhân ái. Và chính vì tình thương mà Hộ chấp nhận bỏ đi hoài bão lớn lao của mình để kiếm tiên nuôi gia đình. Hộ chấp nhận viết những tác phẩm giống như “thứ hồ quấy loãng” và chấp nhận là một kẻ đê tiện để có tiền nuôi gia đình. Tuy nhiên trong sâu thẳm anh vẫn dằn vặt khôn nguôi trước hoài bão của mình.
Thế nhưng khi nhận ra mình chỉ là kẻ bất lương , là một kẻ đê tiện thì Hộ lại trà đạp lên chính tình thương mà mình gây dựng và quan điểm sống của mình. Anh bắt đầu chán nản và tim đến rượu bia. Anh đánh vợ chửi con và trở thành một người chồng vũ phu. Tuy vậy anh luôn sống khổ sở bởi anh không quên được nghệ thuật. Trong Hộ có hai con người dằn xé lẫn nhau: Một là con người của văn chương nghệ thuật, một là con người của cuộc sống đời thường, một sự hi vọng, một sự đau khô u uất. Tưởng rằng tìm đến rượu sẽ làm vơi bớt nỗi đau nhưng ai ngờ chính con ma men lại càng làm nâng lên nỗi đau khổ trong lòng Hộ. Nó biến Hộ thành một kẻ vũ phu và tiếp tục rơi vào bi kịch lần nữa. Mỗi lần tỉnh dậy anh lại càng thấm thía bi kịch của bản thân mình, anh hối hận vì đối sử thô bạo với người thân, anh chửi vả mình và tự cho mình là một thằng khốn nạn.
Như vậy qua đây ta thấy được một tấn bi kịch lớn của người tri thức đương thời. Anh Hộ là một trong những cuộc đời điển hình của những người tri thức. Biết rằng hoài bão lớn lao kia nó luôn ở trong tim nhưng ở xã hội ấy thì nó chỉ làm khổ cho chính người đang mơ ước đến nó mà thôi. Một lần nữa giá trị hiện thực lại được thể hiện ở đây