27/03/2018, 23:42

Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam lớp 9

Bài làm Trâu là loài vật quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây có cung Kim Ngưu, trong 12 con giáp của phương Đông cũng có con trâu (Sửu). Loài vật này càng có ý nghĩa hơn nữa đối với Việt Nam, một đất nước đi lên từ nền văn minh ...


Bài làm

Trâu là loài vật quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây có cung Kim Ngưu, trong 12 con giáp của phương Đông cũng có con trâu (Sửu). Loài vật này càng có ý nghĩa hơn nữa đối với Việt Nam, một đất nước đi lên từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa, con trâu là đẩu cơ nghiệp trong cuộc đời người nông dân và là biểu tượng giản dị của làng quê Việt Nam.

Về nguồn gốc, trâu là loài động vật thuộc lớp có vú và trong họ Trâu bò (Bovidae). Trâu Việt Nam có nguổn gốc từ trâu rừng, sau nhiều thế kỉ được thuần hóa đã trở thành loài gia súc hiển lành, quen thuộc và có ích trong cuộc sống con người. Ngoại hình của trâu thường to lớn, vạm vỡ với màu lông da phổ biến là màu xám đen, bên cạnh đó cũng có những chú trâu có lông da màu trắng (trâu bạc). Ngay từ khi sinh ra, nghé con đã có khối lượng khoảng 28-30 kilôgam, những chú trâu trưởng thành khối lượng thường là 400-500 kilôgam. Trâu có bốn chân to khỏe, đầu không quá to, tai mọc ngang, đuôi dài và có chòm lông ở cuối. Nổi bật ở trâu là cặp sừng đen nhánh, cứng cáp có hình bán nguyệt. Thêm một điểu thú vị là răng trâu không có hàm trên, điều này được dân gian xưa lí giải một cách vui vẻ và hấp dẫn qua truyện cổ tích Trí khôn của ta đây.

Về tính tình, sở dĩ loài trâu gắn bó lâu dài với cuộc sống nhọc nhằn của nhà nông là bởi ngoài thể chất to khỏe, trâu còn có sức chịu đựng rất tốt. Sự cần mẫn, chăm chỉ cũng là những điểm cộng nổi bật của trâu so với nhiều loài động vật khác. Loài trâu có khả năng chịu được kham khổ, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi được với khí hậu nóng ẩm đặc thù ở nước ta. Từ những chặng đầu của nền văn minh lúa nước, trâu không đơn thuần là loài gia súc kéo cày mà còn là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam. Đức tính hiền lành, cần cù, chịu khó của trầu cũng tương đổng với nết chuyên cần, chăm chỉ của người nông dân Việt. Loài gia súc ăn cỏ này không chỉ được người lao động coi trọng mà trong triều đình phong kiến thời xưa, các vị minh vương quan tầm tới đời sống sản xuất của nhân dân đã rất coi trọng sức kéo của con trâu. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật. Luật thời Lý, thời Trần đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trầu bò.

Là một loài vật bình dị, gần gũi nhưng con trâu có giá trị và ý nghĩa lâu dài trong đời sống người nông dân nói riêng và dần tộc Việt nói chung. Ngày nay, con trâu vẫn có giá trị kinh tế cao khi tiếp tục cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, loài vật này còn trở thành nguồn thực phẩm giàu chất đạm có ích cho sức khỏe con người. Thịt trầu theo Đông y giúp trị chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân, bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt.

Về ý nghĩa, con trâu có cả một câu chuyện dài với dân gian Việt Nam. Với xuất phát điểm là sự gắn bó mộc mạc, thân thiết với người làm nông, con trâu trở thành biểu tượng cho tài sản quý giá và là một trong những tiêu chí để đánh giá một người trưởng thành gặt hái được những thành tựu quan trọng trong đời:

Tậu trâu, lấỵ vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy thật là khó thay

Mọi người dân Việt Nam có ai lại không thấy bình yên và yêu quý hình ảnh những chú trâu thẩn thơ gặm cỏ trên cánh đồng. Cùng với hương lúa, lũy tre, cánh cò hay những cánh diều bay bổng, con trâu là biểu tượng tiêu biểu cho làng quê Việt bao đời. Không chỉ vậy, con trâu xuất hiện trong đời sống tinh thấn nhân dân khi thủng thẳng bước vào truyện cổ tích, truyện cười, ca dao… Trong Sự tích trâu vàng, con trâu được dùng để lí giải nguồn gốc cảnh đẹp thiên nhiên Hồ Tầy lộng gió. Trên khắp dải đất hình chữ s, trâu xuất hiện trong những lễ hội, tín ngưỡng văn hóa đặc sắc. Thời phong kiến, trong lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, các vị đế vương trực tiếp xuống đổng nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, người ta đã lựa chọn những con trâu đực mạnh khỏe cày ruộng. Hay lễ hội chọi trâu (đấu ngưu) của người làng chài ở Đổ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đâm trâu của người Ba Na ở Tây Nguyên là những ví dụ điển hình cho thấy trâu trở thành con vật thiêng trong văn hóa lâu đời của người dân ở nhiểu vùng miến.

Bước vào đình chùa người Việt, ta cũng có thể bắt gặp những bức hình chạm khắc hình dáng con trâu như tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu, chùa Phật Tích (Bắc Ninh), hình trâu chạm nổi trên lan can chùa Bút Tháp. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (Nam Định) cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ. Ngắm tranh dân gian Đông Hồ, ta gặp được vẻ dung dị, hiền hòa mà vô cùng sống động của con trâu trong bức tranh nổi tiếng Chăn trâu thổi sáo.

Từ hình ảnh chú bé mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, đến vị tướng tài Đinh Bộ Lĩnh cùng đám trẻ chăn trâu lấy lau tập trận. Từ những bài ca dao đến bài thơ “Gọi trâu” khi chiểu hoàng hôn tắt nắng. Từ những mái nhà bình dị, trâu bước vào tình cảm của mọi người và bước vào văn hóa của một dân tộc. Năm 2003, con Trâu Vàng trở thành linh vật của SEAGAME 22 được tổ chức tại Việt Nam cho thấy sự trân trọng và tôn vinh của nhân dân dành cho loài vật này.

Ngày nay, nhiều cánh đổng đã trở thành những tòa cao ốc, nhiều người nông dần đã dùng máy cày, và hình ảnh “Chồng cày vự cấy con trâu đi bừa” cũng không còn là hình ảnh điển hình cho làng quê Việt Nam. Tuy vậy, con trâu vẫn mãi mãi là biểu tượng đẹp đẽ của đức tính hiển lành, chịu khó trong tâm thức người Việt và là dấu ấn văn hóa trong đời sống tinh thần của nước ta. Nhắc tới làng quê Việt Nam, là nhắc tới con trâu bình dị. Và với nguồn gốc văn minh lúa nước mấy nghìn năm, có bao giờ trong mỗi chúng ta lại không lưu giữ trong lòng mình một làng quê thanh bình, một cánh đồng bát ngát và một chú trâu hiền lành gặm cỏ.

0