27/03/2018, 23:42

Thông tư 04/2018/TT-BGDDT Quy chế thi THPT Quốc gia 2018

Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia 2018 và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Văn bản ban hành đi kèm với ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT thì kì thi ...

Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia 2018 và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Văn bản ban hành đi kèm với ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT thì kì thi THPT quốc gia 2018 sẽ được chấm theo hướng dẫn, đáp án và thang điểm của bộ. Việc làm tròn đến 2 chữ số thập phân, trước đó vào năm ngoái thì lấy đến 0,25. Ngoài ra, thí sinh sẽ bị hủy kết quả thi nếu vi phạm 5 lỗi gồm Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức.

Nội dung Thông tư 04/2018/TT-BGDDT


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 04/2018/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ  SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 04/2017/TT-BGDĐT NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ- CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:

  1. Điểm a khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thủ tục, đúng thời hạn;

  1. Gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 3 Điều 13; điểm b khoản 3 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu);”

“b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:

  • Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
  • Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu)
  • Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp không có học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định.”

  1. Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.”

  1. Khoản 1 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 () và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.”

  1. Khoản 6 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

  1. Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;
  2. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;
  3. Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;
  4. Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; đ) Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.”
  5. Khoản 2 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thành lập đoàn cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi tại các Hội đồng thi ở các địa phương theo điều động của Bộ GDĐT. Kinh phí cho cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động về địa phương tham gia tổ chức thi do địa phương chi trả theo quy định hiện hành.”

Điều 2.

  1. Thay cụm từ “Cục Khảo thi và Kiểm định chất lượng giáo dục” bằng cụm từ “Cục Quản lý chất lượng” tại điểm b khoản 1 Điều
  2. Thay cụm từ viết tắt “KTKĐCLGD” bằng cụm từ “QLCL” tại: điểm b khoản 1 Điều 6; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17; khoản 6, khoản 8 Điều 26; khoản 1 Điều 28; khoản 2 và khoản 4 Điều
  3. Thay cụm từ “Ủy ban Dân tộc” bằng cụm từ “Thủ tướng Chính phủ” tại gạch đầu dòng thứ tư điểm a và gạch đầu dòng thứ nhất điểm b khoản 1 Điều
  4. Thay cụm từ “chất độc màu da cam” bằng cụm từ “chất độc hóa học” tại gạch đầu dòng thứ năm điểm a khoản 1 Điều 36.
  5. Bỏ quy định tại gạch đầu dòng thứ ba điểm c khoản 2 Điều
  6. Bỏ từ “bệnh binh” trong cụm từ “người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh” tại gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a và gạch đầu dòng thứ hai, gạch đầu dòng thứ ba điểm b khoản 1 Điều
  7. Bỏ cụm từ “ở thôn đặc biệt khó khăn” tại gạch đầu dòng thứ tư điểm a và gạch đầu dòng thứ nhất điểm b khoản 1 Điều

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cục trưởng Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo – Bộ Công an; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, Hiệu trưởng trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Trên đây là Thông tư 04/2018/TT-BGDDT về Quy chế thi THPT Quốc gia 2018 (đi kèm thông tư 04/2017/TT-BGDĐT) có sửa đổi, bổ sung một số điều. Những điểm mới của Quy chế thi THPT Quốc gia 2018 thì bạn đọc có thể tham khảo thêm trên mạng, cũng như đọc kỹ nội dung thông tư  04/2018/TT-BGDDTđể biết thêm chi tiết.


0