05/02/2018, 12:23

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8 3.42 (68.44%) 45 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 1 2 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 2 3 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 3 4 Thuyết ...

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8 3.42 (68.44%) 45 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 1 2 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 2 3 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 3 4 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 4 Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 1 Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam. Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống, thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam. Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc. Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới. Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 2 Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu. Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương. Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng “mô phật di đà”… hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam. Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang… chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 3 Áo dài thật sự đã làm nổi bậc vẻ đẹp truyền thống của người Việt, làm tôn lên vẻ sang trọng, quý phái, lịch sự. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật mềm mại, duyên dáng. Nhìn những em bé mặc áo dài, trông thật rực rỡ, đáng yêu và ra vẻ rất trưởng thành. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trắng tinh trông thật trong sáng, hồn nhiên, làm cho mọi người ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến, bâng khuâng. Chưa có kết quả khảo sát chính xác về lịch sử ra đời của áo dài Việt Nam, nhưng theo một số thông tin truyền miệng thì áo dài Việt Nam có từ thế kỷ thứ XVIII. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới, cho đến nay áo dài đã trở thành một nét đẹp truyền thống, sâu sắc không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện trọng đại của người Việt. Để may một chiếc áo dài đòi hỏi sự công phu và tỉ mĩ của bàn tay người thợ. Từ khâu chọn vải, cắt may cho đến đường chỉ đều phải uyển chuyển, chính xác đến từng milimet. Loại vải được dùng để may áo thường là các loại vải lụa, bởi đặc trưng của nó là mỏng nhẹ, co giãn tốt giúp cho người mặc dễ dàng trong các thao tác đi, đứng, ngồi và làm việc. Tuy nhiên nếu điệu đà hơn bạn có thể chọn các loại vải phi bóng, tơ tằm, gấm hay ren điểm voan, hoặc đính kim tuyến,.. Về màu sắc vải tuỳ theo từng vóc dáng, độ tuổi của mỗi người mà chọn màu cho phù hợp. Đối giới trẻ nên chọn các tông màu sáng, hoạ tiết tươi, mới, trẻ trung. Đối với người lớn tuổi nên chọn các tông màu đậm, tím, sẫm màu, hoạ tiết đơn giản có thể đính kim tuyến, … Đối với áo dài cưới hỏi nên chọn tông màu đỏ, hồng, hoạ tiết chim phụng, hoa văn, … Áo dài khác với những trang phục may sẵn khác là mỗi người chỉ có thể mặc đẹp một loại áo dài do người thợ đo, may cho chính mình mà thôi. Áo dài đòi hỏi sự chính xác rất cao, từ thân trước, thân sau cho đến tay, cổ, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, … đều phải tuyệt đối đúng với người cần may. Cắt sai một li là xem như bỏ cả cái áo. Chính vì thế mà giá tiền công may một cái áo dài rất cao. Một chiếc áo dài đẹp phải vừa kín dáo, vừa duyên dáng vừa gợi cảm, từng đường nét mềm mại ôm sát bầu ngực, eo, mông tôn lên vẻ đẹp thướt tha, yêu kiều của người phụ nữ. Áo dài được sử dụng rộng rãi trong đời sống, như trang phục học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức, … Trong ngày cưới – ngày trọng đại của mỗi người Việt – ngày đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng cho mình, cô dâu mặc áo dài đầu đội khăn đóng cùng chú rể thắp nén hương lên bàn thờ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, thật trang trọng và hiếu đạo, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của người Việt: "Uống nước nhớ nguồn" "Chim có tổ người có tông". Áo dài thật sự đã làm nổi bậc vẻ đẹp truyền thống của người Việt, làm tôn lên vẻ sang trọng, quý phái, lịch sự. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật mềm mại, duyên dáng. Nhìn những em bé mặc áo dài, trông thật rực rỡ, đáng yêu và ra vẻ rất trưởng thành. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trắng tinh trông thật trong sáng, hồn nhiên, làm cho mọi người ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến, bâng khuâng. Người già cũng có thế mặc áo dài, với những chiếc áo dài màu nhung đen, xanh đậm hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự là chiếc áo dành cho mọi lứa tuổi. Ngày nay áo dài có mặt ở khắp mọi nơi, từ nông thôn cho đến thành thị, từ trong nước cho đến nước ngoài và cả trong thơ văn, nhạc hoạ, phim ảnh đều có hình ảnh áo dài trong đó. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta là thế hệ hậu sanh cần phải giữ gìn và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 4 Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam. Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt. Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp. Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu. Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng! Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân. Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam. Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy. Từ khóa tìm kiếm:thuyết minh về chiếc áo dài việt namgiới thiệu về chiếc áo dài việt namthuyết minh về chiếc áo dàithuyết minh về áo dài việt namthuyết minh về áo dàithuyết minh về chiếc áo dài việt nam lớp 8 Bài viết liên quanNêu quan điểm của em về tình bạn – Bài tập làm văn số 4 lớp 8Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài tập làm văn số 4 lớp 8Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 3: Sự điện li của nước pH chất chỉ thị axit – bazơBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì (tiết 3)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11: Chương 2 (phần 2)Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành” – Bài tập làm văn số 6 lớp 8Vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ – Bài tập làm văn số 2 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Xem nhanh nội dung

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 1

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần  của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống, thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài  nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 2

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng “mô phật di đà”… hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang… chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 3

Áo dài thật sự đã làm nổi bậc vẻ đẹp truyền thống của người Việt, làm tôn lên vẻ sang trọng, quý phái, lịch sự. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật mềm mại, duyên dáng. Nhìn những em bé mặc áo dài, trông thật rực rỡ, đáng yêu và ra vẻ rất trưởng thành. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trắng tinh trông thật trong sáng, hồn nhiên, làm cho mọi người ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến, bâng khuâng.

Chưa có kết quả khảo sát chính xác về lịch sử ra đời của áo dài Việt Nam, nhưng theo một số thông tin truyền miệng thì áo dài Việt Nam có từ thế kỷ thứ XVIII. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới, cho đến nay áo dài đã trở thành một nét đẹp truyền thống, sâu sắc không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội hoặc sự kiện trọng đại của người Việt.

Để may một chiếc áo dài đòi hỏi sự công phu và tỉ mĩ của bàn tay người thợ. Từ khâu chọn vải, cắt may cho đến đường chỉ đều phải uyển chuyển, chính xác đến từng milimet. Loại vải được dùng để may áo thường là các loại vải lụa, bởi đặc trưng của nó là mỏng nhẹ, co giãn tốt giúp cho người mặc dễ dàng trong các thao tác đi, đứng, ngồi và làm việc. Tuy nhiên nếu điệu đà hơn bạn có thể chọn các loại vải phi bóng, tơ tằm, gấm hay ren điểm voan, hoặc đính kim tuyến,..

Về màu sắc vải tuỳ theo từng vóc dáng, độ tuổi của mỗi người mà chọn màu cho phù hợp. Đối giới trẻ nên chọn các tông màu sáng, hoạ tiết tươi, mới, trẻ trung. Đối với người lớn tuổi nên chọn các tông màu đậm, tím, sẫm màu, hoạ tiết đơn giản có thể đính kim tuyến, … Đối với áo dài cưới hỏi nên chọn tông màu đỏ, hồng, hoạ tiết chim phụng, hoa văn, …

Áo dài khác với những trang phục may sẵn khác là mỗi người chỉ có thể mặc đẹp một loại áo dài do  người thợ đo, may cho chính mình mà thôi. Áo dài đòi hỏi sự chính xác rất cao, từ thân trước, thân sau cho đến tay, cổ, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, … đều phải tuyệt đối đúng với người cần may. Cắt sai một li là xem như bỏ cả cái áo. Chính vì thế mà giá tiền công may một cái áo dài rất cao. Một chiếc áo dài đẹp phải vừa kín dáo, vừa duyên dáng vừa gợi cảm, từng đường nét mềm mại ôm sát bầu ngực, eo, mông tôn lên vẻ đẹp thướt tha, yêu kiều của người phụ nữ.

Áo dài được sử dụng rộng rãi trong đời sống, như trang phục học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức, … Trong ngày cưới – ngày trọng đại của mỗi người Việt – ngày đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng cho mình, cô dâu mặc áo dài đầu đội khăn đóng cùng chú rể thắp nén hương lên bàn thờ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, thật trang trọng và hiếu đạo, thể hiện một truyền thống tốt đẹp của người Việt: "Uống nước nhớ nguồn" "Chim có tổ người có tông".

Áo dài thật sự đã làm nổi bậc vẻ đẹp truyền thống của người Việt, làm tôn lên vẻ sang trọng, quý phái, lịch sự. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật mềm mại, duyên dáng. Nhìn những em bé mặc áo dài, trông thật rực rỡ, đáng yêu và ra vẻ rất trưởng thành. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trắng tinh trông thật trong sáng, hồn nhiên, làm cho mọi người ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến, bâng khuâng. Người già cũng có thế mặc áo dài, với những chiếc áo dài màu nhung đen, xanh đậm hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự là chiếc áo dành cho mọi lứa tuổi.

Ngày nay áo dài có mặt ở khắp mọi nơi, từ nông thôn cho đến thành thị, từ trong nước cho đến nước ngoài và cả trong thơ văn, nhạc hoạ, phim ảnh đều có hình ảnh áo dài trong đó. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta là thế hệ hậu sanh cần phải giữ gìn và tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài làm 4

Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Đến đầu thế kỉ XX, áo dài Việt Nam lần này được thiết kế lại với hai tà ôm sát thân mình. Cách may cắt cũng ngày càng tinh xảo hơn để bớt đi những chỗ lòng thòng, những nếp nhăn, số lượng nhiều tà chỉ còn lại hai tà phía trước và phía sau, sợi dây cột ngang lưng cũng được bỏđi. Theo thời, có lúc tà áo dài đến mắt cá, có lúc tà áo thu lên ngang gần đầu gối, có lúc tà rộng, có lúc tà hẹp.

Những năm đầu thế kỉ này, tà áo dài theo hai khuynh hướng. Phối hợp với y phục phương Tây, các nhà tạo mẫu cho ra đời những kiểu áo dài kéo sau lưng, những kiểu áo trái tim, kiểu cổ truyền. Một khuynh hướng khác là trở về nguồn. Các nhà tạo mẫu dùng những hoa văn hình chim hạc để thiết kế ở thân trước áo dài, cổ áo dài hoặc dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùngmàu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam, đồng thời hai tà áo lúc mở lúc khép, quấn quýt theo làn gió, tạo vẻ thướt tha dịu dàng của chiếc áo dài. Nét đẹp đó làm say mê bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam, làm say mê bao khách nước ngoài khi giao dịch, tham quan du lịch Việt Nam, nhà thơ Nguyên Sa từng viết:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anhvẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!

Cốnhạc sĩ Văn Cao cũng đưa hình ảnh áo dài Việt Nam vào trong bài “Bến xuân” của mình: Tà áo em rung trong giấc mộng ngập ngừng ngoài bến xuân.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.


Từ khóa tìm kiếm:

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0