Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
BÀI 9: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 11 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CẦU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? Trả lời - Ngoại lực là ...
BÀI 9: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 11 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CẦU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? Trả lời - Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời. - Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng ...
BÀI 9: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(Bài 11 - Ban nâng cao)
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CẦU HỎI
Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời?
Trả lời
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời.
- Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng nhiệt cùa Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và nguồn năng lượng cùa các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết...) đều có nguồn gốc từ bức xạ Mặt Trời.
Giải bài tập 2 trang 31 SGK địa lý 10: Sự khác nhau giữa phong hỏa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học?
Trả lời
. |
Tác động |
Tác nhân |
Phong hóa lí học |
- Phá hùy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần và tính chất hóa học cùa đá, khoáng vật. |
- Chù yểu diễn ra do sự thay dổi nhiệt dộ, đóng băng, kết tinh... |
Phong hóa hóa học |
- Phá hủy dá kèm theo sự biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá, khoáng vật. |
- Nước, các hợp chất hòa tan trong nước, chất khí... |
Phong hóa sinh học |
- Phá hủy đá cả về mặt cơ giới và hóa học. |
- Các loại sinh vật: vi khuẩn, nấm, rẽ cây... |
Giải bài tập 3 trang 31 SGK địa lý 10: Hãy nêu một vài hoạt động kinh tế của con ngưòi có tác động phá hủy đá.
Trả lời
Một số hoạt dộng kinh tế cùa con người làm phá hủy đá:
+ Khai thác khoáng sản, khai thác đá làm nguyên liệu sản xúất và vật liệu xây dựng.
+ Chặt phá rừng, khí thải từ các nhà máy công nghiệp...
Giải bài tập 4 SGK địa lý 10 nâng cao: Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.
Trả lời
- Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sàn phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu cùa nó.
- Một số dạng địa hình bóc mòn: mương xói, khe rành, thung lũng sông, hàm ếch sóng vỗ, vách biền, bậc thềm sóng vồ, hồ băng hà, nấm đá, phi - o...
Giải bài tập 5 SGK địa lý 10 nâng cao:Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ.
Trả lời
- Mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ: quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển thực hiện, quá trình bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ vật liệu phá hủy. Như vậy ba quá trình này nổi tiếp nhau trong việc tạo ra, di chuyển và tích tụ vật liệu phá hùy.
Giải bài tập 6 SGK địa lý 10 nâng cao: Phong hóa là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản của phong hóa lí học và phong hóa hóa học.
Trả lời
- Phong hóa là quá trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và các khoáng vật dưới tác động cùa nhiệt độ, nước, sinh vật...
- Sự khác nhau:, (tham khảo trả lời câu 2, Ban cơ bản).
Giải bài tập 7 SGK địa lý 10 nâng cao: Phân biệt các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Trả lời
- Phong hóa: Là quá trình phá hủy, làm thay đổi các loại đá và các khoáng vật dưới tác động cùa nhiệt độ, nước, sinh vật... tạo vật liệu cho các quá trình tiếp theo.
- Bóc mòn: Là quá trình chuyển dời vật liệu (sản phẩm phong hóa) rời khỏi vị trí ban đầu dưới tác nhân ngoại lực như: gió, nước chảy, sóng biển...
- Vận chuyển: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Bồi tụ: Là quá trình tích tụ vật liệu phá hủy và là sự kết thúc của quá trình vận chuyển.
Giải bài tập 8 SGK địa lý 10 nâng cao: Bằng hiểu biết của mình và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao người ta phải có biện pháp để hạn chế qúa trình xâm thực?
Trả lời
- Xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy. Quá trình xâm thực cuốn di các chất dinh dưỡng cỏ trong đất, làm đất trở nên khô cứng và căn cỗi sinh vật khó phát triển, việc canh tác cùa con người rất khó khăn... Do vậy, cần phải có biện pháp hạn chế quá trình xâm thực.
II. THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Hẻm vực lớn Cô-lô-ra-đô - Một kì tích của giới tự nhiên
Vực lớn Cô-lô-ra-đô của Mĩ là vực dài nhất thế giới. Nó bắt nguồn từ dòng sông nhò Cô-lô-ra-đô. dài 349km, rộng 6 - 28km, chỗ sâu nhất hơn 2000m. Dòng sông Cô-lô-ra-dô ngoằn ngoèo uốn lượn bên trong. Nước sông không ngừng xâm thực, xói lở, chính là nguyên nhân chủ yếu hình thành chủ yếu làm hình thành vực lớn.
Vực lớn Cô-lô-ra-đô thuộc bang A-ri-zô-na ở miền Tây nước Mĩ. Nó có vách đá dựng dửng, bên dưới hẹp, bên trên rộng. Trong vực tối âm u, tầng tầng, lớp lớp các vỉa đá nham thạch lộ ra. Chúng vẫn giữ nguyên trạng thái sơ khai. Nếu từ xa nhìn vào, do vực quanh co ta thấy chúng như hàng vạn quyển sách xếp chồng lên giá. Điều đáng ngạc nhiên là cảnh sắc trong vực thẳm thay đổi không có qui luật. Trong vực thường có sương mù tụ lại tạo thành sắc tím. Những ngày đẹp trời, trong vực có lúc biến thành sắc dỏ đột nhiên biến thành tím đỏ, vàng, lam. hoặc trắng, cuối cùng lại biến thành sắc tím.
Vực Cô-lô-ra-đô là một phần cuốn sách giáo khoa địa chất sống. Từ dưới dáy vực trèo dần lên cao, tầng nọ xếp chồng tầng kia. Tầng đá cổ dưới đáy là đá phiến và mica phiên, lên trên một chút là tầng đá nguyên cổ. Cao nữa là các tầng đá thuộc đại Cổ sinh, trong đó lưu giữ hóa thạch cùa các loại sinh vật cổ đại diện cho từng loài ở những thế kỉ khác nhau.
Kì tích này do đâu mà có? Theo các nhà khoa học: mấy triệu năm trước, vùng vực lớn này từng là đáy biên. Khoảng sau đại Trung sinh, lớp vỏ Trái Đất vận động mãnh liệt, nơi này dân dần nâng cao. Do lực nâng không đều, thêm vào đó áp lực lại không bằng nhau, nên tuy địa tâng vẫn duy trì được trạng thái cân bàng mà bờ băc lại cao hơn bờ nam. Sau này, dòng sông Cô-lô-ra-đô chày vào bên trong, trải qua hàng triệu năm xâm thực, xói mòn, vì các địa tầng có chỗ cứng, chồ mềm nên dà bị xâm thực thành vực đến độ sau như ngày nay.
2. Dạng địa hình phi-0 ơ Nauy
Ờ bờ biền phía Tây Na-uy, trên bán đào Xcăng-đi-na-vi có núi cao hiểm trờ và rất nhiều phi-o. Rất nhiều phi-o cùng với hơn 150.000 đảo nhỏ và đá ngầm làm thành tuyến bờ biển dài hơn 20.000 km quanh co khúc khuỷu nhất thế giới. Hình dáng đất nước Na-uy hẹp ngang và kéo dài, từ Bắc đến Nam hơn !.770km, từ Đông sang Tây từ 10 - 400km. chỗ hẹp nhất chỉ có 6km.
Ờ đây, các phi-0 nổi tiếng, có hình dạng độc đáo, ăn sâu vào đất liền vừa sâu thẳm, lại quanh co, hai bờ vách đá dựng đứng cheo leo. Phi-0 trên thực tế là một loại vịnh biên hẹp. dài và quanh co, chỉ rộng vài km nhưng lại dài tới vài chục tới vài trám km. Các phi-o tạo nên cảnh đẹp cùa Na-uy dà trở thành nổi tiếng trên thế giới. Tất cà các phi-o cùa Grơn-len, A-lax-ca, ở bán dào La-bra-đo của Ca-na-đa, ở phía Nam Chi-lê dến Niu-di-lân đều thua kém.
Nổi tiếng nhất là phi-o Xan-cơ-va dài 220km, rộng 4km, nước ở cửa vịnh chỉ sâu 45m, nhưng chồ sâu nhất trong lòng vịnh tới 1.224m. Hai bên bờ là núi cao, sườn núi thẳng đứng lên trên. Những đinh núi cao cách mặt biên 1.500m. Ph-o có 10 nhánh. Hai bên bờ là những tầng đá cứng chắc, chù yếu là do đá uranit và đá phiến tạo thành. Trong phi-o, vách núi nọ tiếp vách núi kia, lối lên bờ hầu như không có. Tuy vậy, cùng có một sổ doi đất hẹp, trên dó xây những đô thị nhỏ.
Phi - o là đường hàng hài quan trọng, cỏ thể thông tàu lớn, là cảnh vịnh thiên nhiên đẹp. Nhưng vì sao Na-uy có nhiều phi-o như vậy? Nguyên nhân là do trong thời kì băng hà cùa kỉ Đệ Tứ, Nau-uy lúc đó nằm dưới lớp băng dày. Băng hà trường kì .xâm thực và đào khoét, khiến cácptoờ biển có hình thành nhiều khe sâu. Sau khi băng hà lui, nước biển tràn vào đã biển tnành các vịnh phi-o hẹp và khúc khuỷu.
3. Sự hình thành hang động cac-xtơ và dạng địa hình thạch nhũ trong hang động
Thuật ngữ “cac-xtơ” bắt nguồn từ tên một miền thuộc cộng hòa Xlô-vê-ni-a, noi mà địa hình này được nghiên cứu đầu tiên.
Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt thẳng dứng và nằm ngang. Nước mưa chày theo các khe nứt này hòa tan đá vôi, mờ rộng thành các hang động.
Nước mưa khí quyển có chứa CO2 sẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat, Sulfat, chuyển thành canxi bicacbonat (Ca(HC03)2), theo công thức:
H2O + C02 + CaC03 -> Ca(HC03)2
Do không ổn định về mặt hóa học, nên dề bị phân tích thành axit cacbonic và canxi cacbonat, lượng canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi và các dạng kết tủa trong hang động. Các hang cac-xtơ thường có dạng hàng lang kéo dài, phình to ra ở một số chồ và thông với mặt đất bên ngoài bằng một vài cửa nhỏ. Nếu quá trình hòa tan đá vôi không còn diễn ra nữa thì hang dó gọi là hang khô.
Trong hang động có nhiều thạch nhũ, dựa vào vị trí của thạch nhũ người ta chia ra: trên trần hang (chuông đá, màng đá); trên vách hang (rèm đá, thác dá); dạng trên sàn hang (măng đá, cột đá...). Sự hình thành những thạch nhũ dien ra như sau: khi canxi bicacbonat hòa tan trong nước đi xuống theo các khe nứt, tới trần hang gặp chướng ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang. Do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên bị mất đi một phần axit cacbonic và chuyển thành canxi cacbonat. Canxi cacbonat là chất khỏ hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành các chuôn dá (hay vú đá) trên trần hang có hình nón lộn ngược. Giọt nước từ trân và vú đá rơi xuống vẫn còn chứa canxi cacbonat nên ở chỗ rơi xuống có sự kết tủa canxi và hình thành măng đá. Đôi khi các vú đá phân bổ dọc theo các khe nứt trên trân hoặc vách hang, cái nọ gần cái kia và dính kết vào nhau bằng một màng đá mỏng trông như một bức rèm nhiều nếp rủ xuống, được gọi là rèm đá. Trải qua một thời gian dài chuông đá và măng đá có thể dính vào nhau và tạo thành cột dá.