Thu Nguyệt Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Nguyễn Thị Thu Nguyệt sinh ngày 2-8-1963 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, hiện công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Tác phẩm đã xuất bản: - Điều thật (thơ, 1992) - Ngộ (thơ, 1997) - Cõi lạ (thơ, 2000) - Hoa cỏ bên đường (thơ, 2002) - Theo mùa (thơ, 2006) Các giải thưởng: - Giải C (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học 1998-2000 của Báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam. (2 bài thơ: Sao đổi ngôi và Đà Lạt khô) - Giải B (không có giải A) Giải thưởng văn học năm 2000 của Hội nhà văn Việt Nam (tập thơ Cõi lạ) - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh 2000-2002. (tập thơ Cõi lạ) - Giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ I (1945-2005) Cõi lạ Điều thật Hoa cỏ bên đường Ngộ Theo mùa Thu Nguyệt - Vầng trăng lặng lẽ sáng Đăng bởi Vòng Xoay Định Mệnh vào 22/07/2009 10:42 Tác giả: Chim Trắng Có một lần, tôi thật sự xúc động khi từ phòng mình bước ra hành lang trong đêm, trời đất bất ngờ hiển sáng, thì ra đó là lúc vầng trăng vừa qua phút mây che. Tôi nghĩ bụng, suýt kêu lên: "Bất ngờ trăng!". Thật ra thì trăng hàng ngàn năm vẫn vậy, có gì bất ngờ đâu, chẳng qua là tại vì ta không quan tâm đó thôi. Đọc "Cõi lạ" của Thu Nguyệt, tôi có một tâm trạng cũng gần như thế. Những tập thơ trước đây như Điều thật và Ngộ cũng có những điều làm tôi nhớ, nhưng phải đến Cõi lạ mới thật sự làm tôi thấy "bất ngờ trăng". Nhà thơ Ý Nhi trong một bàn tròn thơ đã nói rằng: "Hãy xốc lên từ hàng trăm, hàng hàng tập thơ, nhất định sẽ có tập thơ hay, chí ít cũng có năm ba bài hay". Điều ấy thật có lý và tình nữa, bởi không việc gì mà chúng ta không rộng lòng ra đón lấy những thông điệp tốt đẹp của những người xung quanh thật lòng hảo tâm muốn gởi đến cho mình. Thu Nguyệt không phải đi tìm chất liệu cho thơ mình ở đâu xa, nó có sẵn trong máu, trong hồn chị. Đó là một quê hương cụ thể, một làng quê ở Đồng Tháp Mười - miệt vườn riêng của chị - có những cánh đồng, sông nước, cỏ hoa, cây trái, con người của vùng đất này và cả tiếng chuông chùa nữa. Quê hương, tuổi thơ của Thu Nguyệt có vui thì cũng là cái vui man mác. Quê hương nặng lòng chị lắm, nặng buồn chị lắm, ân tình chị lắm! Đồng ruộng quê mình làm bằng dấu chân ba Từ đấy cần cù mọc lên ngọn lúa Con lớn lên trên cánh đồng ngậm sữa Đứng nơi nào cũng trên dấu chân ba (Dấu chân Ba - Điều thật) Cho nên khi xa nhà, xa quê, lúc nào chị cũng quay lòng mình về quê hương với nỗi nhớ rỉ rả mà thấm đẫm: Bất ngờ tiếng chim rơi cuối phố Điếng lòng trong trẻo tiếng quê xa Thành thị ta ngồi nghe nước mắt Tí tách rơi tuôn nỗi nhớ nhà... (Nhớ nhà - Ngộ) Yêu và gắn bó với quê hương, Thu Nguyệt luôn khẳng định mình với mọi người điều đó khi chị 2 lần (trong hai tập thơ Điều thật và Ngộ) nhắc lại rằng: "Tôi là con bé nhà quê"; và chị thành thật thú nhận: Thị thành dù giáp dấu chân Nằm mơ vẫn nhớ lời dân miệt đồng (Bến lở - Ngộ) Thơ Thu Nguyệt là những sự trăn trở, mà đã là trăn trở thì đa phần là buồn. Cái sự buồn có nhiều cấp độ khác nhau, cái buồn ở Thu Nguyệt là cái buồn man mác, cái buồn của sự hiểu rõ mình, rõ việc: Tháng ngày nhẹ hững đi qua Những điều gần đó rồi xa...thật thường ! (Sẽ đến rồi qua - Cõi lạ) Ước gì ta được buồn như đá Nước giỡn mà ta khuyết thật thà (Ước - Cõi lạ) Chị suy tư phiền muộn nhẹ nhàng, trầm tĩnh về cái có, không, ở và về của kiếp người: Kiếp phù du, giấc phù hoa Lấy ai ru đá giùm ta sau này?! Thôi thì đá ngủ cho say Để rồi thức giấc ngày mai một mình (Ru đá - Cõi lạ) Nghe lòng rung một hồi chuông Tiếng vang như có lại dường như không (Chùa xa - Cõi lạ) Buồn như thứ "gien" có sẵn trong máu, trong hồn người thi sĩ, cứ phải "Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" (Xuân Diệu). Thu Nguyệt biết tấn công vào nỗi buồn rồi lại dỗ dành, hoá giải nó một cách hết sức tỉnh táo và tự tin: Giá được làm cỏ dại lan man Vơ vẩn sống, phất phơ đời bên tháp Vui với nắng sương, mưa trùm gió đập Lặng lẽ đâm chồi, ta tự trùng tu (Tháp chàm - Cõi lạ) Hoa vô tư nở bên đời Ta vô tình lại học đòi xót xa (So đũa hoa - Cõi lạ) Trong thơ Thu Nguyệt tôi hay gặp những từ ngữ bình thường giản dị, nhưng được tác giả đặt đúng chỗ đến nỗi tôi nghĩ rằng khó có thể thay thế được bằng những từ ngữ dù văn hoa hơn. Ví dụ, khi đứng trên một bãi cát ở biển, bàn chân ta sẽ không có cảm giác như ở trên đất, và cái cảm giác ấy được Thu Nguyệt gọi tên thật đúng: Nghe nước mắt hành tinh oà lên má Và nao lòng nghe cát rã quanh chân (Với Biển - Ngộ ) Cũng từ rã ấy với một bông hoa khi tàn rơi: Gói hương hoa trả cho trời Cánh hoa rụng xuống mùa tôi rã buồn! ( hạch thảo - Ngộ ) Hay khi nhớ đến Hàn Mặc Tử: Tôi bây giờ trước biển lặng thinh Nhặt hòn đá bần thần không dám ném (Trước biển Qui Nhơn - Cõi lạ) Hoặc khi nói về những đứa trẻ con trong ngày Tết: Hồi xưa Tết thiệt là vui .... Đêm giao thừa ngủ thấy thương Anh đem pháo đốt bên giường mới hay (Tết xưa - Cõi lạ) Thu Nguyệt tin cậy, nương nhờ vào thơ truyền thống. Chị bước tới bằng nhịp điệu "đánh sáng" lời ăn tiếng nói dân gian, chuyển đổi, đặt để từ ngữ khéo léo, điêu luyện: Tôi là con bé nhà quê Quanh đâu cũng quẩn về bến sông (Tản mạn - Điều thật) Qua mùa, ngọc rớt vàng rơi Văn chương lả tả con ngoi về nhà (Cỏ dại - Ngộ) Cởi giày ngồi phịch bến sông Xoè ra mười ngón tay không mà cười (Tự bạch - Ngộ) Bóng mình dòm kỹ thấy khơi khơi (Sự mình - Cõi lạ) Ta lêu bêu không bạn không thù Nói cười răm rắp Nghĩa tình xâm xấp Không đầy cũng chẳng vơi ... Đêm qua trời chuyển thu rồi Lá đâu một chiếc bỗng rơi vào phòng ... Giọt buồn nhễu hạt long tong Vậy mà cứ tưởng là không... Thiệt tình ! (Nhà mình - Cõi lạ) Tôi cứ đọc thầm "Thiệt ... tình!" và thú vị khoái chí cười một mình. Thiệt tình tưởng là không..., nghe như có thiếng thở dài trách móc nhẹ nhàng cái giọt nhỏ long tong ấy vậy. Tôi nghe như chính Thu Nguyệt nói (mặt mày hồn nhiên, tươi rói): "Vậy mà mình cứ tưởng là không chớ ta!", và chị cười, nhưng không phải là không buồn! Không khí trong thơ Thu Nguyệt là không khí của sự tĩnh lặng, tao nhã. Hồn thơ của Thu Nguyệt là hồn thơ đa đoan phiền muộn mà trong trẻo, giản dị mà thông minh, trầm tích mà ngời sáng... Có hay không sự rung động mãnh liệt chân thành? Thiếu điều này sẽ thiếu cuộc đời trong thơ, cuộc đời sẽ thiếu thơ. Thu Nguyệt im lặng, thơ chị trả lời: Có! Thơ Thu Nguyệt không mới nhưng không cũ. Điều quan trọng là khi đọc những vần thơ ấy ta không thể thấy bình thường. Đọc Thu Nguyệt, đặc biệt là "Cõi lạ", tôi cảm và phục. Nguồn: http://thunguyetvn.com/wr...ngs.php?tn=view&id=31 Chữ "Tình" chi mộ. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Giúp đỡ lấy lại mật khẩu Đăng bởi Dinh Hung vào 08/05/2016 12:40 Tôi là Đinh Hùng( Những bài thơ không tựa) . Tôi đã mất mật khẩu. Giờ tôi muốn lấy lại mật khẩu thì tôi phải làm thế nào. Cô có thể giúp tôi không. Cám ơn. ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook

Nguyễn Thị Thu Nguyệt sinh ngày 2-8-1963 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, hiện công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Tác phẩm đã xuất bản:
- Điều thật (thơ, 1992)
- Ngộ (thơ, 1997)
- Cõi lạ (thơ, 2000)
- Hoa cỏ bên đường (thơ, 2002)
- Theo mùa (thơ, 2006)

Các giải thưởng:
- Giải C (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học 1998-2000 của Báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam. (2 bài thơ: Sao đổi ngôi và Đà Lạt khô)
- Giải B (không có giải A) Giải thưởng văn học năm 2000 của Hội nhà văn Việt Nam (tập thơ Cõi lạ)
- Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh 2000-2002. (tập thơ Cõi lạ)
- Giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ I (1945-2005)

Cõi lạ

Điều thật

Hoa cỏ bên đường

Ngộ

Theo mùa

 

Ảnh đại diện

Thu Nguyệt - Vầng trăng lặng lẽ sáng

Tác giả: Chim Trắng


Có một lần, tôi thật sự xúc động khi từ phòng mình bước ra hành lang trong đêm, trời đất bất ngờ hiển sáng, thì ra đó là lúc vầng trăng vừa qua phút mây che. Tôi nghĩ bụng, suýt kêu lên: "Bất ngờ trăng!". Thật ra thì trăng hàng ngàn năm vẫn vậy, có gì bất ngờ đâu, chẳng qua là tại vì ta không quan tâm đó thôi. Đọc "Cõi lạ" của Thu Nguyệt, tôi có một tâm trạng cũng gần như thế. Những tập thơ trước đây như Điều thật và Ngộ cũng có những điều làm tôi nhớ, nhưng phải đến Cõi lạ mới thật sự làm tôi thấy "bất ngờ trăng".

Nhà thơ Ý Nhi trong một bàn tròn thơ đã nói rằng: "Hãy xốc lên từ hàng trăm, hàng hàng tập thơ, nhất định sẽ có tập thơ hay, chí ít cũng có năm ba bài hay". Điều ấy thật có lý và tình nữa, bởi không việc gì mà chúng ta không rộng lòng ra đón lấy những thông điệp tốt đẹp của những người xung quanh thật lòng hảo tâm muốn gởi đến cho mình.

Thu Nguyệt không phải đi tìm chất liệu cho thơ mình ở đâu xa, nó có sẵn trong máu, trong hồn chị. Đó là một quê hương cụ thể, một làng quê ở Đồng Tháp Mười - miệt vườn riêng của chị - có những cánh đồng, sông nước, cỏ hoa, cây trái, con người của vùng đất này và cả tiếng chuông chùa nữa.

Quê hương, tuổi thơ của Thu Nguyệt có vui thì cũng là cái vui man mác. Quê hương nặng lòng chị lắm, nặng buồn chị lắm, ân tình chị lắm!

Đồng ruộng quê mình làm bằng dấu chân ba
Từ đấy cần cù mọc lên ngọn lúa
Con lớn lên trên cánh đồng ngậm sữa
Đứng nơi nào cũng trên dấu chân ba
(Dấu chân Ba - Điều thật)

Cho nên khi xa nhà, xa quê, lúc nào chị cũng quay lòng mình về quê hương với nỗi nhớ rỉ rả mà thấm đẫm:

Bất ngờ tiếng chim rơi cuối phố
Điếng lòng trong trẻo tiếng quê xa
Thành thị ta ngồi nghe nước mắt
Tí tách rơi tuôn nỗi nhớ nhà...
(Nhớ nhà - Ngộ)

Yêu và gắn bó với quê hương, Thu Nguyệt luôn khẳng định mình với mọi người điều đó khi chị 2 lần (trong hai tập thơ Điều thật và Ngộ) nhắc lại rằng: "Tôi là con bé nhà quê"; và chị thành thật thú nhận:

Thị thành dù giáp dấu chân
Nằm mơ vẫn nhớ lời dân miệt đồng
(Bến lở - Ngộ)

Thơ Thu Nguyệt là những sự trăn trở, mà đã là trăn trở thì đa phần là buồn. Cái sự buồn có nhiều cấp độ khác nhau, cái buồn ở Thu Nguyệt là cái buồn man mác, cái buồn của sự hiểu rõ mình, rõ việc:

Tháng ngày nhẹ hững đi qua
Những điều gần đó rồi xa...thật thường !
(Sẽ đến rồi qua - Cõi lạ)

Ước gì ta được buồn như đá
Nước giỡn mà ta khuyết thật thà
(Ước - Cõi lạ)

Chị suy tư phiền muộn nhẹ nhàng, trầm tĩnh về cái có, không, ở và về của kiếp người:

Kiếp phù du, giấc phù hoa
Lấy ai ru đá giùm ta sau này?!
Thôi thì đá ngủ cho say
Để rồi thức giấc ngày mai một mình
(Ru đá - Cõi lạ)

Nghe lòng rung một hồi chuông
Tiếng vang như có lại dường như không
(Chùa xa - Cõi lạ)

Buồn như thứ "gien" có sẵn trong máu, trong hồn người thi sĩ, cứ phải "Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" (Xuân Diệu). Thu Nguyệt biết tấn công vào nỗi buồn rồi lại dỗ dành, hoá giải nó một cách hết sức tỉnh táo và tự tin:

Giá được làm cỏ dại lan man
Vơ vẩn sống, phất phơ đời bên tháp
Vui với nắng sương, mưa trùm gió đập
Lặng lẽ đâm chồi, ta tự trùng tu
(Tháp chàm - Cõi lạ)

Hoa vô tư nở bên đời
Ta vô tình lại học đòi xót xa
(So đũa hoa - Cõi lạ)

Trong thơ Thu Nguyệt tôi hay gặp những từ ngữ bình thường giản dị, nhưng được tác giả đặt đúng chỗ đến nỗi tôi nghĩ rằng khó có thể thay thế được bằng những từ ngữ dù văn hoa hơn. Ví dụ, khi đứng trên một bãi cát ở biển, bàn chân ta sẽ không có cảm giác như ở trên đất, và cái cảm giác ấy được Thu Nguyệt gọi tên thật đúng:

Nghe nước mắt hành tinh oà lên má
Và nao lòng nghe cát rã quanh chân
(Với Biển - Ngộ )

Cũng từ rã ấy với một bông hoa khi tàn rơi:
Gói hương hoa trả cho trời
Cánh hoa rụng xuống mùa tôi rã buồn!
( hạch thảo - Ngộ )

Hay khi nhớ đến Hàn Mặc Tử:
Tôi bây giờ trước biển lặng thinh
Nhặt hòn đá bần thần không dám ném
(Trước biển Qui Nhơn - Cõi lạ)

Hoặc khi nói về những đứa trẻ con trong ngày Tết:
Hồi xưa Tết thiệt là vui

....
Đêm giao thừa ngủ thấy thương
Anh đem pháo đốt bên giường mới hay
(Tết xưa - Cõi lạ)

Thu Nguyệt tin cậy, nương nhờ vào thơ truyền thống. Chị bước tới bằng nhịp điệu "đánh sáng" lời ăn tiếng nói dân gian, chuyển đổi, đặt để từ ngữ khéo léo, điêu luyện:

Tôi là con bé nhà quê
Quanh đâu cũng quẩn về bến sông
(Tản mạn - Điều thật)

Qua mùa, ngọc rớt vàng rơi
Văn chương lả tả con ngoi về nhà
(Cỏ dại - Ngộ)

Cởi giày ngồi phịch bến sông
Xoè ra mười ngón tay không mà cười
(Tự bạch - Ngộ)

Bóng mình dòm kỹ thấy khơi khơi
(Sự mình - Cõi lạ)

Ta lêu bêu không bạn không thù
Nói cười răm rắp
Nghĩa tình xâm xấp
Không đầy cũng chẳng vơi

...
Đêm qua trời chuyển thu rồi
Lá đâu một chiếc bỗng rơi vào phòng

...
Giọt buồn nhễu hạt long tong
Vậy mà cứ tưởng là không...
Thiệt tình !
(Nhà mình - Cõi lạ)

Tôi cứ đọc thầm "Thiệt ... tình!" và thú vị khoái chí cười một mình. Thiệt tình tưởng là không..., nghe như có thiếng thở dài trách móc nhẹ nhàng cái giọt nhỏ long tong ấy vậy. Tôi nghe như chính Thu Nguyệt nói (mặt mày hồn nhiên, tươi rói): "Vậy mà mình cứ tưởng là không chớ ta!", và chị cười, nhưng không phải là không buồn!

Không khí trong thơ Thu Nguyệt là không khí của sự tĩnh lặng, tao nhã. Hồn thơ của Thu Nguyệt là hồn thơ đa đoan phiền muộn mà trong trẻo, giản dị mà thông minh, trầm tích mà ngời sáng...

Có hay không sự rung động mãnh liệt chân thành? Thiếu điều này sẽ thiếu cuộc đời trong thơ, cuộc đời sẽ thiếu thơ. Thu Nguyệt im lặng, thơ chị trả lời: Có!

Thơ Thu Nguyệt không mới nhưng không cũ. Điều quan trọng là khi đọc những vần thơ ấy ta không thể thấy bình thường.

Đọc Thu Nguyệt, đặc biệt là "Cõi lạ", tôi cảm và phục.

Nguồn: http://thunguyetvn.com/wr...ngs.php?tn=view&id=31


/pictures/picfullsizes/2018/06/16/ytp1529136821.gif
Chữ "Tình" chi mộ.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Giúp đỡ lấy lại mật khẩu

Tôi là Đinh Hùng( Những bài thơ không tựa) . Tôi đã mất mật khẩu. Giờ tôi muốn lấy lại mật khẩu thì tôi phải làm thế nào. Cô có thể giúp tôi không. Cám ơn.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Bài liên quan

Nguyễn Anh Nông

Nguyễn Anh Nông sinh năm 1959, quê Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá, nhập ngũ năm 1980, hiện là quản đốc Xưởng làm phim Khoa học, Điện ảnh Quân đội nhân dân, sống tại hà nội. Các tập thơ đã in: - Bàn tay lá cỏ (tập 1, NXB Văn học, 1993) - Bàn tay lá cỏ (tập 2, NXB Văn học, 1995) - Kỵ sỹ ngựa gỗ ...

Lê Huy Hoà

Lê Huy Hoà sinh năm 1949 tại xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông theo học tiểu học và trung học cơ sở tại trường Tố Như ở Thanh Hoá, từng đạt giải học sinh giỏi văn của tỉnh và của toàn miền Bắc. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970, từng là giáo viên ...

Vũ Hữu Định Lê Quang Trung, Hàn Phong Lệ

Nhà thơ Vũ Hữu Định (1942-1981) tên thật Lê Quang Trung. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ Còn chút gì để nhớ , được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Ông sinh năm 1942 tại Thừa Thiên - Huế trong một gia đình nghèo, sống qua nhiều nơi ở Tây Nguyên, Sài Gòn, lập gia đình và định ...

Nguyễn Thuỵ Kha

Nguyễn Thuỵ Kha sinh ngày 7/10/1949, quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, hiện ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Ông tốt nghiệp đại học thông tin Trường Viết văn Nguyễn Du. Từ 1972 đến 1982 là kỹ sư thông tin phục vụ trong quân đội. Từ 1982 đến 1990 là cán bộ tuyên huấn trong quân ...

Nguyên Tâm Nguyễn Văn Nghĩa

Nguyên Tâm (1940) tên khai sinh là Nguyễn Văn Nghĩa. Ông là nhà thơ, dịch giả văn học, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, quê ở Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Tây. Ông từng trải qua các công việc và chức vụ như giảng dạy tiếng Anh tại trường Đai học Ngoại ngữ; biên tập viên NXB Văn học; hiện đang giảng dạy ...

Kha Tiệm Ly Thái Quốc Tế, Liêu Tần Chương, Lam Kha

Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế, sinh năm 1950 tại Định Tường, hiện sống ở Mỹ Tho. Trước 4/1975, ông là giáo sư quốc văn, Hán văn. Ông viết thơ từ thời trung học, đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân, Đài phát thanh Sài Gòn. Ngoài bút danh ...

Nguyễn Thị Hoàng

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11/12/1939 tại Huế, nguyên quán ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang. Năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật rồi bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học. Đến ...

Nguyễn Thanh Bình

Nguyễn Thanh Bình sinh ngày 23-11-1982 tại thành phố Hồ Chí Minh, học trường Nguyễn Trãi tại quận 4, viết thơ từ năm 2003 khi còn tham gia trong quân đội, hiện làm đàn ghita. Mối tình say đắm Những gam màu sáng, tối Quà cho con Thơ tặng sao băng Thơ tặng Trần Thị Hoài

Khuất Bình Nguyên Khuất Văn Nga

Khuất Bình Nguyên tên thật là Khuất Văn Nga, sinh năm 1950, tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoá 13. Nguyên quán: Sơn Tây, Hà Nội. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện sống và làm việc trong ngành kiểm sát tại Hà Nội. Tác phẩm thơ đã xuất bản: - Người lữ hành thời gian (tập thơ, NXB ...

Nguyễn Văn Thọ

Nguyễn Văn Thọ (1948-) nguyên quán Thái Bình, trú quán tại Hà Nội. Đã từng tham gia 12 năm chiến tranh tại Việt Nam, với cương vị trực tiếp trên mặt trận. Sau giải ngũ ông làm nhiều nghề kiếm sống. Tốt nghiệp kĩ sư kinh tế ngành thương mại tại Việt Nam. Có tác phẩm giới thiệu trên báo chí văn chương ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...