Thời trang thế kỷ 19: Hàng loạt phụ nữ bị thiêu sống vì bộ váy "thời thượng" này
Phụ nữ Phương Tây vào giữa thế kỷ 19 chuộng một loại váy hết sức nguy hiểm, có thể khiến bản thân người mặc bị thiêu sống. Bạn có phải là một cô gái thời thượng, luôn sẵn sàng chạy theo các mốt thời trang mới nhất? Nếu đúng, hãy cảm ơn trời đất rằng mình sinh ra ở thế kỷ 21 đi. Bởi vì nếu ...
Phụ nữ Phương Tây vào giữa thế kỷ 19 chuộng một loại váy hết sức nguy hiểm, có thể khiến bản thân người mặc bị thiêu sống.
Bạn có phải là một cô gái thời thượng, luôn sẵn sàng chạy theo các mốt thời trang mới nhất?
Nếu đúng, hãy cảm ơn trời đất rằng mình sinh ra ở thế kỷ 21 đi. Bởi vì nếu bạn sống trong thế kỷ 19 với tính cách tương tự, bạn hoàn toàn có thể bị thiêu sống bất kỳ lúc nào. Nguyên do là vì crinoline - một loại váy thời thượng của phụ nữ trong thời kỳ này.
Đây chính là Crinoline - loại váy phồng, bên trong có khung bằng thép.
Cụ thể thì vào giữa những năm 1800, gần như cả phương Tây đều chuộng loại váy phồng có độ xòe hết sức vĩ đại nhờ khung thép bên trong. Độ xoè của váy lớn đến mức nó khiến cho bản thân người mặc không thể tiếp xúc với bất kỳ thứ gì xung quanh.
Thậm chí người ta có thể dùng khung thép ấy để thay áo mưa. Tiện vô cùng...
Nhưng bên cạnh những bi hài thường nhật ấy còn là một mối nguy thực sự. Bởi vì, chiếc váy này sẽ trở thành cái bẫy chết người nếu người mặc không may đứng quá gần lửa.
Chiếc váy này sẽ trở thành cái bẫy chết người nếu người mặc không may đứng quá gần lửa.
Lý do là vì cấu tạo của chiếc váy khiến cho nó lưu giữ rất nhiều không khí bên dưới. Đồng thời do kích cỡ quá khổ, váy cũng được may từ rất nhiều vải.
Sự kết hợp này khiến nó rất dễ bắt lửa. Kết cấu từ khung thép cũng vô tình khiến chiếc váy giống như một chiếc lồng bị khóa chặt vậy, và họ không dễ dàng thoát ra khi có sự cố.
Khi thời trang là phải... mạo hiểm
Một lý do khác khiến thời trang trong thời kỳ này thực sự nguy hiểm, là vì loại vải dùng để may áo quá dễ bắt lửa. Những câu chuyện bi thương từ loại vải này cũng xảy ra rất thường xuyên với các vũ công trong thế kỷ 19.
Vũ công hồi đó cũng mặc váy cấu thành từ nhiều lớp vải để tạo độ xòe. Chỉ có điều, đèn sân khấu thời kỳ ấy sáng bằng khí đốt, lại còn đặt ngay dưới chân.
"Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" - tục ngữ của ông cha ta đã được áp dụng chính xác theo nghĩa đen ở trường hợp này.
Vải dùng để may áo hồi đó quá dễ bắt lửa.
Một trong những tai nạn nổi tiếng nhất là trường hợp của vũ công Emma Livry vào năm 1862, khi cô đã bị thiêu sống vì chân váy vướng phải một chiếc đèn khí. Sau tai nạn thảm khốc, cô chỉ còn sống thêm được 8 tháng trước khi qua đời ở tuổi 21.
May mắn là đến cuối thế kỷ 19, quan niệm về thẩm mỹ cũng thay đổi. Loại váy phồng cũng được thu gọn lại, nhằm giảm đi rủi ro bắt lửa, đảm bảo an toàn cho người mặc.
May mắn là đến cuối thế kỷ 19, loại váy phồng này cũng được thu gọn lại.
Tuy nhiên, nỗi lo về việc quần áo dễ bắt lửa vẫn tồn tại trong thời gian rất dài. Ở thời kỳ đó, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại vải rất mát - chẳng hạn như flannelette (loại vải mềm như cotton). Nhưng đổi lại, chúng khi bắt lửa thì sẽ cháy cực nhanh.
Đến mức năm 1953, chính phủ Mỹ phải thông qua đạo luật mới nhằm đảm bảo các nhà sản xuất phải làm ra quần áo an toàn hơn. Để rồi sau đó, các đạo luật tương tự cũng xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới.