31/05/2018, 08:26
Thịt lợn muối chua truyền thống xứ Mường
Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà là được người dân địa phương nơi đây bê ra một mâm thịt lợn muối chua và một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt. Khách phương xa tới chơi cũng không thật khó đoán ra được đây là món ăn truyền thống của người dân địa phương nơi đây. Thịt chua ...
Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà là được người dân địa phương nơi đây bê ra một mâm thịt lợn muối chua và một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt. Khách phương xa tới chơi cũng không thật khó đoán ra được đây là món ăn truyền thống của người dân địa phương nơi đây.
Thịt chua Thanh Sơn được làm từ hai nguyên liệu chính: thịt lợn và thính gạo. Thịt lợn dùng để làm món thịt chua phải là loại lợn lửng của người Mường. Loại lợn này thường chỉ nặng 15-30kg, thịt ít mỡ và rất thơm. Lợn lửng của người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm được thả rông ăn củ và trái cây rừng ngoài rừng nên thịt rất săn chắc và ít mỡ.
Nói đến các món ăn chế biến từ thịt lợn của người dân tộc vùng cao thì có rất nhiều như thịt lợn thui, thịt lợn nướng, lợn gác bếp… mỗi cách chế biến lại có hương vị đặc trưng riêng của núi rừng, tuy nhiên thịt lợn muối chua lại được người dân xứ Mường coi là món ăn truyền thống của địa phương mình.
Trước kia muốn ăn thịt chua phải lên bản Mường, nhưng hiện thịt chua được bày bán rất nhiều tại thị trấn Thanh Sơn. Thịt chua ở đây được lấy từ trong hộp, bày ra chiếc mẹt nhỏ có lót lá chuối và lá sung. Miếng thịt khô ráo, miếng nào miếng nấy mỏng vừa, đều tăm tắp, có những vân chỉ màu hồng đậm trông chín mà bắt thính.
Trong những ngày nắng nóng, món thịt chua chín tới ăn kèm với lá sung chấm tương, nhấm nháp cùng chút rượu ngô thì không gì sánh bằng.
Thưởng thức hương vị thịt chua mới thấy hết cái tài của người dân tộc Mường nơi đây. Mùi vị không lẫn với bất kỳ món ăn nào khác. Cái vị bùi của thịt, giòn giòn của bì, chua chua của thính gạo lên men cùng vị chát lá sung, lá ổi, cay cay của tương ớt, ăn mãi mà không biết ngấy.
Trong những ngày nắng nóng, món thịt chua chín tới ăn kèm với lá sung chấm tương, nhấm nháp cùng chút rượu ngô thì không gì sánh bằng. Và đọng lại trong mỗi du khách sau khi thưởng thức hương vị thịt chua không chỉ là âm vị của món ăn mà còn là cái tình của người dân xứ Mường gửi đến khách du lịch gần xa.