Thị trường, định chế và chi phí giao dịch
Giới thiệu Có nhiều lập luận ủng hộ hệ thuyết (paradigm) kinh tế hiện hành trong việc nó đề cao vai trò của các thể chế thị trường đối với hoạt động quản trị kinh tế và tài chính ...
Giới thiệu
Có nhiều lập luận ủng hộ hệ thuyết (paradigm) kinh tế hiện hành trong việc nó đề cao vai trò của các thể chế thị trường đối với hoạt động quản trị kinh tế và tài chính trong những khu vực và những ngành khác nhau. Nhưng đồng thời cũng có một vài lập luận phản đối đáng lưu ý. Việc nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp giữa một bên là các thể chế và những hoạt động của chúng và bên kia là sự tiến triển của các quy tắc quản trị theo thời gian là hết sức quan trọng. Toàn cầu hóa hay sự hội nhập kinh tế và tài chính mà đã nổi lên trong thập niên 1990 đã có những đóng góp tích cực lẫn tiêu cực (để biết về một quan điểm có tính phê phán những chính sách và tác động của toàn cầu hóa, hãy xem Baker và các cộng sự 1998 và Stiglitz 2002). Vai trò và những hạn chế của sự toàn cầu hóa hay sự mở rộng thị trường toàn cầu xứng đáng nhận được sự nghiên cứu cẩn trọng về khu vực tài chính trong mối quan hệ với vai trò của khu vực này trong việc đạt được những mục tiêu phát triển của các khu vực kém phát triển hơn trong xã hội. Một số ý nghĩa của sự tự do hóa và toàn cầu hóa tài chính được thảo luận trong chương 4. Những
vai trò còn đang được tranh cãi rộng khắp của các thể chế chính phủ (bao gồm cả những chế định – regulatory regimes) tương phản với vai trò của các thể chế thị trường là một sự đơn giản hóa quá mức những tiến trình cơ bản. Điều thực sự liên quan là một sự kết hợ khôn ngoan giữa các thể chế chính phủ và thị trường cũng như các thể chế tư nhân khác được xây dựng dựa trên một hệ thống pháp luật và pháp quyền vững chắc. Sự phụ thuộc qua lại phức tạp giữa các nguồn lực tài chính, các tiến trình tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu về học thuật và chính sách. Mãi cho đến gần đây thì nhiều nhà kinh tế mới quan tâm đến vai trò quan trọng của các nguồn lực tài chính và cơ sở hạ tầng thể chế trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một trong những đóng góp đáng lưu ý là nghiên cứu của Hulme và Mosley (1996) tập trung vào các nguyên lý và ứng dụng của tài chính trong mối quan hệ với giảm nghèo. Một số cuốn sách quan trọng tổng hợp các lý thuyết về kinh tế học phát
triển đã không đề cập đến tài chính như là một chủ đề và một số bài khảo cứu cũng đã không đề cập đến tài chính cho phát triển ngay cả trong danh mục các chủ đề bị bỏ qua. Tương tự như vậy, phần lớn lý thuyết kinh tế phát triển cũng lãng quên luôn về vai trò của các nhân tố môi trường. Điều này không báo trước điều gì hay ho về sự bền vững của kinh tế học phát triển như là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế học hiện đại. Bất cứ một cách tiếp cận toàn diện nào cũng phải chấp nhận ưu tiên hàng đầu cho vai trò của các nguồn lực và thể chế tài chính cũng như là các vấn đề đang nổi lên về phát triển bền vững. Vì vậy, có một nhu cầu ngày càng tăng cho sự phát triển hơn nữa trong nội bộ lĩnh vực tài chính phát triển nhằm xác định vai trò quan trọng của các nhân tố tài chính, và tầm quan trọng được lượng hóa của những hệ thống tài chính trong các tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với khoảng 1/3 dân số toàn cầu hiện đang sống trong nghèo khổ và hơn 1 tỷ người hiện đang sống dựa vào mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày, vai
trò của tài chính phát triển xứng đáng được sự quan tâm nhiều hơn vì lợi ích của người nghèo cũng như người giàu. Nhiều thể chế tài chính và phát triển đa phương đòi hỏi một sự chấp thuận về ưu tiên hàng đầu dành cho việc xóa đói giảm nghèo nhưng dường như đã không đạt được những mục tiêu này. Trong tài chính phát triển, bản chất và phạm vi tương tác giữa các nguồn tài chính khác nhau, từ những nguồn/thể chế chính thức và phi chính thức, là một khía cạnh quan trọng. Những vai trò của kinh tế học thể chế và kinh tế học khế ước (economics of contracts) là
quan trọng trong việc thiết kế các chính sách tài chính và thực thi các chính sách này. Chương này chủ yếu đề cập đến các đặc trưng liên quan về vai trò của các thể chế và chi phí giao dịch (TC) trong việc hình thành và quản trị các thể chế tài chính và sự thiết lập các chính sách có liên quan. Sau khi xem xét các đặc trưng nổi bật của kinh tế học về khế ước tài chính, thông tin bất cân xứng (asymmetric information - AI) và các đặc trưng có liên quan, chương này phân tích hiện tượng định mức tín dụng cân bằng và các yếu tố của việc quản lý rủi ro tài chính. Các phần tiếp theo đề cập tới các cơ chế khác nhau của sự quản trị tài chính đối với sự hợp tác quốc tế, và vai trò của chi phí giao dịch trong việc tác động đến quản trị tài chính hiệu quả theo các sắp đặt thể chế khác nhau...
Xem chi tiết tại đây