24/05/2018, 16:07

Thi Hương

là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi sơ khởi nhất. Sau khi đỗ ...

là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi sơ khởi nhất. Sau khi đỗ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội (cao hơn nữa là thi Đình).

Đỗ đầu kỳ thi Hương gọi là giải nguyên.

được tổ chức tại các trường ở nhiều địa phương.

Lễ xướng danh trường thi Nam Định năm Mậu Tý 1888[2]

Theo quy định từ năm 1434, thi Hương tương tự như thi Hội cũng có 4 kỳ.

Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;

Kỳ II: chiếu, chế, biểu;

Kỳ III: thơ phú;

Kỳ IV: văn sách.

gồm hai hạng:

Qua được 3 kỳ đầu thì đỗ cấp tú tài (tức sinh đồ - tên dân gian là ông Đồ, ông Tú).

Qua được cả 4 kỳ thì đỗ cấp cử nhân (tức hương cống - ông Cống, ông Cử)

Một người muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):

Phải có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.

Phải có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Vì đây là kỳ thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính, nên đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông xứ, như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm.[3]

Lệ vinh quy

Từ triều Lê Thánh Tông năm 1481 đã đặt ra lệ xướng danh và vinh quy cho các tân khoa hương cống. Tân khoa ra nhận áo, mũ, và giày vân hài của nhà vua ban rồi tên thì đem yết ở bảng bằng gỗ vẽ hình hổ. Sau đó họ lần lượt ra lễ tạ vua cùng các quan hàng tỉnh và quan trường. Các vị sinh đồ thì không có áo mũ, cũng không có xướng danh. Tên thì yết ở tấm bảng tre nhưng vẫn là một vinh dự lớn.

Phần lễ nghi xong thì các vị tân khoa sửa soạn về quê quán nhưng có sức về phủ, huyện, xã để sửa soạn đón rước gọi là đám rước "vinh quy bái tổ". Sinh đồ thì hàng xã đón. Hương cống thì hàng tổng trở lên phải cung phụng linh đình, xem như một vinh dự chung của cả làng.[4]

Thời kỳ Đường-Tống gọi là "hương cống", "giải thí". Đến thời Minh-Thanh cho tổ chức tại các tỉnh. Cứ mỗi chu kỳ 3 năm lại tổ chức một lần, vào tháng 8 âm lịch các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu nên còn gọi là "thu vi", là chính khoa. Gặp khi tân quân (vua mới) lên ngôi, mừng thọ, thì có thể thêm một khoa thi nữa gọi là ân khoa. Đến khi thi, triều đình cử chánh phó chủ khảo quan để chủ trì kỳ thi của các sĩ tử, bao gồm thi Tứ Thư, Ngũ Kinh, hỏi về văn sách v.v. Tuy nhiên, nội dung của các kỳ thi này là không thống nhất giữa các thời kỳ. Nơi diễn ra thi Hương gọi là cống viện. Kỳ thi này diễn ra 3 lần (tam trường), mỗi lần 3 ngày.

Đối tượng dự thi

do chủ khảo quan chủ trì, tất cả các loại sinh viên, cống sinh, giám sinh đều được phép dự thi. Tuy nhiên, những hạng người sau không được dự thi, bao gồm các quan lại, nha đầu, nghệ nhân, người làm nghề ca kỹ, người cha mẹ mất chưa được 3 năm.

0