Thành công của Tô Hoài trong việc khắc họa nội tâm nhân vật
Đề bài: Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Tô Hoài một nhà văn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại, là người có duyên gắn bó máu thịt với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân ...
Đề bài: Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Tô Hoài một nhà văn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại, là người có duyên gắn bó máu thịt với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc miền núi xa xôi nơi đây. Với tình cảm và tài năng của mình đã được kết tinh thăng hoa để lại kiệt tác “ Vợ chồng A Phủ” bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh trong lòng ...
Đề bài: Tự lựa chọn một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, phân tích để làm nổi bật thành công của tác giả trong việc khắc họa nội tâm nhân vật.
Tô Hoài một nhà văn xuất sắc trong văn học Việt Nam hiện đại, là người có duyên gắn bó máu thịt với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc miền núi xa xôi nơi đây. Với tình cảm và tài năng của mình đã được kết tinh thăng hoa để lại kiệt tác “ Vợ chồng A Phủ” bất hủ giàu giá trị nhân đạo, ám ảnh trong lòng người đọc. Tô Hoài viết truyện ngắn này lấy cảm hứng từ một hiện thực đặc biệt là khi khoác ba lô lên bước chân đến mảnh đất Tây Bắc này ông đã chứng kiến cảnh người dân nghèo nơi đây bị giai cấp thống trị đàn áp cả về thể xác lẫn tinh thần, sống trong một cuộc sống u tối và hơn nữa họ không được coi là con người mà chỉ coi là những xúc vật. Đồng cảm xót thương với những thân phận bất hạnh ấy Tô Hoài đã dùng ngòi bút thép với dòng máu nóng của mình để nói lên cả một xã hội thời bấy giờ.
Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng được hệ thống nhân vật giàu giá trị là những hình ảnh tiêu biểu cho một giai cấp, một tầng lớp trong xã hội xưa. Một bên là nhân vật phản diện thống lý Pá Tra – tên địa chủ giàu có nhất vùng nhưng hắn hốc hách dùng cường quyền để đàn áp nhân dân cùng với các tên địa chủ quanh vùng là bè lũ tay sai cho hắn. Ngược lại hệ thống nhân vật chính diện tiêu biểu cho tầng lớp thấp hèn của xã hội đó là những người nông dân nghèo chân lấm tay bùn như Mị và A Phủ. Các tuyến nhân vật được phân chia rõ ràng và có những chức năng đặc thù riêng. Câu chuyện của Tô Hoài xoay quanh nhân vật chính là Mị, người con gái thùy mị nết na nhưng vì lòng hiếu thảo muốn giúp cha và gia đình trả số tiền nợ nần bấy lâu nay nên cô đã hi sinh cuộc đời mình về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, cuộc đời Mị đã thay đổi từ đó. Số phận của nàng sau khi vào nhà thống lý không khác gì vào ngục tối, Mị cứ lùi lũi như con rùa ở xó nhà, sống trong cảnh tăm tối không có sự sống. Tô Hoài đã dồn tài năng và tâm huyết miêu tả Mị ở các chặng đường đời khác nhau để làm nổi bật các quá trình người nông dân miền núi Tây Bắc bị áp chế nô lệ tê liệt biết phản kháng đấu tranh tự giải thoát mình. Đồng thời việc miêu tả tài tình cũng làm rõ nên cách mà nhà văn đã khắc họa nội tâm của nhân vật, tạo nên sức cuốn hút, thành công cho tác phẩm.
Chặng đường đời thứ nhất “ mấy ngày đầu ngày nào Mị cũng khóc” biểu hiện nỗi buồn, uất ức tủi hờn triền mien dai dẳng đến mức không thể chịu đựng được , vùng lên tìm sự giải thoát tiêu cực là “ định ăn lá ngón tự tử”, qua hành động này nhà văn cho ta thấy Mị có tính cách dữ dội mạnh mẽ quyết kiệt phản kháng dâng trào lên đỉnh cao thể hiện ý thức nếu không được sống có ý nghĩa là tự do, hạnh phúc thà chết còn hơn. Nhưng vì chữ hiếu với cha Mị không thể chết và đành cam chịu nhẫn nhục quay trở lại làm nô lệ. Thời gian trôi đi “ mấy năm qua” Mị bị bóc lột sức lao động đến tận xương tủy. Công việc nặng nền triền mien quanh năm ngày thắng được Tô Hoài nhấn mạnh bằng phép liệt kê: “ hái thuốc phiện”, “ gặt đay” , “ xe đay”, “ đi nương bẻ bắp”, “ hái củi”, “ bung ngô”…suốt mấy nắm. Nỗi khổ thân xác của Mị đã được tác giả cực tả “ Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa” thậm chí tác giả còn nhấn mạnh hơn rằng Mị còn thấy mình không bằng cả con trâu, con ngựa vì “ con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân đứng nhai cỏ, còn đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”. Bên cạnh phép so sánh đầy xúc động sâu lắng về nỗi khổ thân xác, Tô Hoài tiếp tục dùng phép tu từ so sánh, ẩn dụ để cực tả nỗi khổ tinh thần. “ Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi ở xó của”.
Hình ảnh con rùa “ lùi lũi” đã gợi sự cô đơn khổ ải, tâm trạng của Mị buồn tủi khổ đau cô đơn cứ thu vào và hội tụ trong cái vỏ bọc của chính mình. Giống như chiếc mai rùa, không gian sống là nơi “ xó cửa” tăm tối, bẩn thỉu, người ra người vào tấp nập gọi sự áp chế liên tục khiến tâm hồn Mị tê liệt. Đồng thời nhà văn còn dụng ý miêu tả căn buồng nơi Mị ở tăm tối, chật hẹp lúc nào Mị cũng nhìn ra ô cửa sổ bé bằng bàn tay chỉ thấy mờ mờ trắng trắng không biết là sương hay nắng, tức là mất hết ý niệm về thời gian đủ thấy căn buồng như hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho địa ngục trần gian nó không cầm cố tuổi xuân của mình nhưng lại bòn hút nhựa sống khiến một thiếu nữ tràn trề sức sống như một bông hoa ban rực rỡ trở thành héo úa và lụi tàn, tê liệt sự sống đến mức không nhớ quá khứ, không biết hiện tại và không thấy tương lai chỉ như cái máy vô hồn vô cảm làm việc cho nhà thống lý. Với trái tim nhân đạo sâu sắc Tô Hoài không để cho nhân vật mà mình đồng cảm yêu thương chết tàn lụi tội nghiệp ơ nhà thống lý Pá Tra mà ông vẫn để cho sức sống tiềm tàng của Mị như hòn than âm ỉ cháy qua cách thể hiện chi tiết đặc sắc đêm tình mùa xuân.
Một đêm tình của những đôi lứa yêu nhau muốn tìm nhau và kết nối những trái tim gần nhau hơn. Một nét đẹp văn hóa tiêu biểu cho văn hóa vùng cao mà nhà văn đã khắc họa rất tinh tế, và ông đã để cho nhân vật của mình trải nghiệm từng cung bậc cảm xúc, tâm trạng qua những lần tiếng sáo cất lên. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nội tâm nhân vật Mị như vẽ lên tâm trạng người con gái bất hạnh đó qua những cử chỉ, qua cách nhìn nhận rất tinh tế. Từ việc Mị đến nhà thống lý cứ lùi lũi như con rùa, Mị nhìn qua ô cửa đến tâm trạng của Mị có biến chuyển khi đêm tình mùa xuân tới. Năm nay thiên nhiên có chút khác thường, gió bấc thổi mạnh hơn, cái không khí lạnh sườn qua da thịt như xé lòng. Mị ngồi trong nhà nghe tiếng trẻ con đùa nhau ầm ĩ, tiếng trai làng thổi sáo, thổi khèn, ném pao mà lòng Mị có chút gì đó lay động, Mị nhớ đến ngày xưa Mị cũng đã được thổi sáo, được hòa mình vào đêm tình mùa xuân đắm say. Ấy vậy từ khi vào nhà thống lý Mị chẳng còn biết bên ngoài là gì chỉ suốt ngày ủ rũ làm quần quật từ sáng tới đêm. Tác giả đã khắc họa tâm trạng của Mị khi nghe tiếng sao lần một khi Mị vẫn còn thổn thức nghe tiếng sáo đầu làng và càng gần hơn nữa đến những tiếng sáo lần tiếp theo như càng gần Mị hơn tiếng sáo như ngay bên tai khiến Mị muốn ra ngoài muốn chạy theo những tiếng sáo ấy, Tác giả Tô Hoài đã để cho Mị rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nhờ đến rượu mà tâm hồn Mị như được bay ra ngoài kia hòa với tiếng sáo đắm say. Dù thể xác Mị có bị chói buộc nhưng tâm hồn Mị đã được thoát ra khỏi nơi u tối đó, vượt qua lễ giáo phong kiến, vượt qua những hành hạ đàn áp đắng cay của nhà thống lý và Mị đã vượt lên chính mình để rồi quyết đi theo tiếng gọi của chính nghĩa, tiếng gọi của tình yêu.
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật của mình, nhân vật đại diện cho số phận chung của người dân nghèo nơi vùng cao Tây Bắc đã phải chịu bao tủi cực nhưng vẫn vượt lên tất cả để bước tiếp trên con đường có sự soi sáng của cách mạng, một cuộc đời tươi sáng được mở ra, biểu hiện cho sự thắng lợi được báo trước của cách mạng dân tộc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
TÔ HOÀI ĐÃ KHẮC HỌA NỘI TÂM NHÂN VẬT MỴ THEO DIỄN BIẾN RA SAO
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ SAU KHI VỀ LÀM CON DÂU NHÀ THỐNG LÝ
PHAN TICH DIEN BIEN TAM TRANG MY