28/05/2017, 19:38

Phân tích Trào lưu văn học – Văn lớp 12.

Đề bài: Phân tích Trào lưu văn học – Văn lớp 12. Cụm từ trào lưu văn học xuất hiện rất nhiều trong các sách từ sách giáo khoa của học sinh đến sách nghiên cứu phê bình nhưng để cho học sinh hiểu được ý nghĩa của trào lưu văn học thì không phải học sinh nào cũng biết. Chính vì vậy việc định ...

Đề bài: Phân tích Trào lưu văn học – Văn lớp 12. Cụm từ trào lưu văn học xuất hiện rất nhiều trong các sách từ sách giáo khoa của học sinh đến sách nghiên cứu phê bình nhưng để cho học sinh hiểu được ý nghĩa của trào lưu văn học thì không phải học sinh nào cũng biết. Chính vì vậy việc định nghĩa và giải thích các khía cạnh của trào lưu văn học là một việc làm rất quan trọng. Việc làm này giúp cho học sinh cùng bạn đọc hiểu thêm về cụm từ trào lưu văn học và ...

Đề bài: Phân tích Trào lưu văn học – Văn lớp 12.


Cụm từ trào lưu văn học xuất hiện rất nhiều trong các sách từ sách giáo khoa của học sinh đến sách nghiên cứu phê bình nhưng để cho học sinh hiểu được ý nghĩa của trào lưu văn học thì không phải học sinh nào cũng biết. Chính vì vậy việc định nghĩa và giải thích các khía cạnh của trào lưu văn học là một việc làm rất quan trọng. Việc làm này giúp cho học sinh cùng bạn đọc hiểu thêm về cụm từ trào lưu văn học và áp dụng nó để phân tích các hiện tượng văn học.


Thứ nhất là khái niệm trào lưu văn học. Chúng ta có thể hiểu khái niệm của trào lưu văn học là một phong trào văn học mang tính khuynh hướng xã hội rộng lớn được sáng tác bởi nhiều nhà văn có cùng chủ trương sáng tác, lý tưởng thẩm mỹ, gần gũi về tư tưởng văn hóa chính trị, trong sự thúc đẩy của phong trào lịch sử xã hội nhất định hay những biến động thời đại. Bình thường nhiều người hay nhầm tưởng giữa khuynh hướng văn học và trào lưu văn học. Tuy nhiên hai cụm từ này khác nhau. Khuynh hướng văn học chỉ là những sáng tác mang tính tự phát của một hay một số tác giả sáng tác theo khả năng và nhận thức của mình. Còn trào lưu văn học là những sáng tác của nhiều tác giả theo một tiêu chuẩn cụ thể nó trở thành tự giác. Một khuynh hướng để trở thành một trào lưu thì phải đưa được một hệ thống lí luận phê bình tương đối hoàn chỉnh về khuynh hướng của mình. Ví dụ như phong trào Thơ mới, các tác giả nổi tiếng như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Thế Lữ… Đây là một trào lưu văn học quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Những thành tựu của nó góp phần làm giàu và đẹp nền văn học Việt Nam. Nó là tiếng nói của giai cấp tiểu tư sản và tư sản. Thơ mới mở ra một thời đại thi ca với sự xuất hiện của cái tôi trữ tình.


Thứ hai tiền đề xuất hiện của trào lưu văn học dựa trên những điều kiện lịch sử xã hội. Trước yêu cầu về tiếng nói tầng lớp và những biến động lịch sử xã hội trào lưu văn học xuất hiện để đáp ứng yêu cầu đó. Đời sống xã hội, những cuộc chiến tranh, những phạm vi đời sống thực tế là nguồn cảm hứng cho các tác giả làm nên những tác phẩm để đời. Chính vì thế khi một xã hội có những thay đổi và biến động thì những trào lưu mới sẽ xuất hiện. Văn chương nghệ thuật luôn phản ánh hiện thực khách quan. Chính vì thế mà nó cần phải đổi mới chủ trương, lí tưởng thẩm mỹ, nghệ thuật, nội dung để phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội. Trào lưu văn hoc luôn được biểu hiện dưới dạng phong trào văn học ví dụ như phong trào Thơ mới, phong trào văn học cách mạng…Nó có sự lan tỏa không giới hạn phạm vi. Trên thực tế trào lưu văn học hiện thực phát triển ở Pháp sau đó lan ra Mỹ, Anh… rồi phạm vi toàn thế giới.


Thứ ba là các loại trào lưu văn học nói chung và trào lưu văn học Việt Nam nói riêng. Ở nước ta có ba trào lưu văn học chính là: trào lưu văn học cách mạng, trào lưu văn học hiện thực phê phán, trào lưu văn học lãng mạn.


Trước tiên là trào lưu văn học cách mạng, các tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Phạm Tiến Duật…với các tác phẩm chính trị như Tuyên Ngôn độc lập, Vi hành, nhật kí trong tù, máu và hoa, Việt Bắc…Có thể nói các tác giả đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những câu chuyện, những trang sử thi về một đất nước nhỏ bé nhưng anh hùng.

trao luu van hoc


Tiếp đến là trào lưu văn học hiện thực phê phán. Hẳn ai yêu văn chương đều có thể kể tên một số nhà văn của trào lưu văn học này một cách dễ dàng. Đó là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…với các tác phẩm như Tắt đèn, Chí Phèo, Hạnh phúc của một tang gia…Những hiện thực xã hội được phơi bày dưới những ngòi bút vừa chân thực lại vừa sắc sảo, mỉa mai mà sâu cay. Nạn đói năm 1945 được Kim Lân khắc họa trong trang văn đầu tiên về chuyện anh Tràng nhà nghèo xấu xí nhặt được vợ trong hoàn cảnh năm đói.


Cuối cùng là trào lưu văn học lãng mạn,các tác phẩm như Hồn bước mơ tiên, các tập truyện của nhà văn Thạch Lam, các nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu với hai tập thơ tiêu biểu gửi hương cho gió và thơ thơ…Các nhà thơ lãng mạn dùng văn thơ của mình vẽ lên một cuộc đời tươi đẹp.


Như vậy, qua đây ta có thể hiểu rõ ràng về khái niệm của trào lưu văn học, phân biệt được trào lưu văn học với khuynh hướng văn học. Trào lưu văn học xuất phát từ nhu cầu của xã hội, xuất hiện dựa trên những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.

 

0