Suy tư và cảm nhận về quê hương của nhà văn Nguyễn Đình Thi
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã suy tư và cảm nhận như thế nào về quê hương đất nước Việt Nam trong phần cuối bài thơ? ( Từ Ôi những đồng quê chảy máu đến hết) Có lẽ, khi nói về Đất nước có rất nhiều nhà văn nhà thơ gợi ca về vẻ đẹp con người, cảnh sắc quê hương Việt Nam. Song với Nguyễn Đình Thi ông ...
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã suy tư và cảm nhận như thế nào về quê hương đất nước Việt Nam trong phần cuối bài thơ? ( Từ Ôi những đồng quê chảy máu đến hết) Có lẽ, khi nói về Đất nước có rất nhiều nhà văn nhà thơ gợi ca về vẻ đẹp con người, cảnh sắc quê hương Việt Nam. Song với Nguyễn Đình Thi ông lại chọn cho mình một góc nhìn khác với một quê hương đất nước trong lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Một trong số đó người ta không thể nào quên một “ Đất ...
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã suy tư và cảm nhận như thế nào về quê hương đất nước Việt Nam trong phần cuối bài thơ? ( Từ Ôi những đồng quê chảy máu đến hết)
Có lẽ, khi nói về Đất nước có rất nhiều nhà văn nhà thơ gợi ca về vẻ đẹp con người, cảnh sắc quê hương Việt Nam. Song với Nguyễn Đình Thi ông lại chọn cho mình một góc nhìn khác với một quê hương đất nước trong lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Một trong số đó người ta không thể nào quên một “ Đất nước” với tất cả sự hi sinh của một dân tộc anh hùng. Và đoạn thơ sau như lột tả những đau thương mất mát của con người Việt Nam song đó chính là sự ngời sáng một đất nước anh hùng:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da…
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.”
Tác giả như nhớ lại những khoảnh khắc của một đất nước đau thương với những hình ảnh nhân hóa sinh động và đầy tinh tế, đất nước Việt Nam đã trải qua những thời kì khung hoảng nhất, tang thương nhất:
“ Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Chiến tranh như tàn phá tất cả một đất nước yên bình, hình ảnh đau thương trong vòng dây thép gai của địch làm cho người đọc không khỏi xót xa với một đất nước trải qua những thời kì đau thương nhất. Bên cạnh sự đau thương mất mát vẫn là hình ảnh con người anh dũng và đầy lãng mạn “Những đêm dài hành quân nung nấu. Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu” trong cái khó khăn khắc nghiệt của chiến tranh, người ta không chỉ có tình cảm chung – tình yêu quê hương đất nước mà bên cạnh đó còn là tình cảm riêng tư của những lứa đôi trong những lần gặp nhau hò hẹn. Họ là minh chứng cho dù chiến tranh đau thương nhưng tình yêu thì luôn còn đó và mãi là niềm tin cho những ngày tươi đẹp.
Đến những khổ thơ tiếp theo tác giả đã tập trung thể hiện từ một đất nước từ trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu hi sinh cho tổ quốc cho nước nhà:
“ Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà”
Từ những năm chiến tranh xảy ra, con người Việt Nam luôn vững tin vào cách mạng nhất định sẽ thắng lợi dù chịu muôn vàn đau thương mất mát từ bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ đứa lột da. Nhưng trên tất cả thì “ Xiềng xích chúng bay không khóa được, Trời đầy chim và đất đầy hoa” , “ Súng đạn bay không bắn được, Lòng dân ta yêu nước thương nhà”. Đó như một lời khẳng định quân thù không thể nào khóa được trời đất, cỏ cây của dân tộc ta, không bao giờ có thể kìm hãm hay hủy diệt được tinh thần yêu nước thương nhà.
“ Ôm đât nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
“ Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh”
Cho bao khó khăn, những người anh hùng luôn mang trong mình một niềm tin “ánh bình minh” sẽ luôn ngập tràn soi sáng. Và đến khổ thơ cuối là hình ảnh ước lệ hùng tráng về đất nước và con người Việt Nam:
“ Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Hai câu thơ đầu tiên là hình ảnh nhân dân Việt Nam đứng lên cướp chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Và hai câu thơ cuối biểu hiện bản chất của con người Việt Nam đứng lên ngời sáng và hiên ngang. Lời thơ, nhịp thơ như có tiếng ào ạt,khẩn trương như chính sự sục sôi và ý chí kiên cường của người dân đất Việt.
Khổ thơ mang đến cho người đọc thấy được một đất nước đau thương trong chiến tranh nhưng không vì thế mà sút giảm ý chí tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
QUAN NIỆM CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH THI VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
PHÂN TÍCH BÀI ĐẤT NƯỚC
HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI TRONG ĐÔI MẮT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH THI