Phân tích Giá trị của văn học – Văn lớp 12
Đề bài: Phân tích Giá trị của văn học – Văn lớp 12 Bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong xã hội con người đều phải mang nghĩa, bông hoa kia mang màu sắc và mùi hương cho cuộc đời, người mẹ hi sinh tất cả vì con cái. Văn học xuất hiện trong cuộc sống của con người cũng có những giá trị nhất ...
Đề bài: Phân tích Giá trị của văn học – Văn lớp 12 Bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong xã hội con người đều phải mang nghĩa, bông hoa kia mang màu sắc và mùi hương cho cuộc đời, người mẹ hi sinh tất cả vì con cái. Văn học xuất hiện trong cuộc sống của con người cũng có những giá trị nhất định. Văn học có ba giá trị lớn là giá trị nhận thức, giá trị thẩm mỹ và giá trị giáo dục. Trước tiên là giá trị nhận thức. Cơ sở của giá trị nhận thức là văn chương ...
Đề bài: Phân tích Giá trị của văn học – Văn lớp 12
Bất cứ một sự vật hiện tượng nào trong xã hội con người đều phải mang nghĩa, bông hoa kia mang màu sắc và mùi hương cho cuộc đời, người mẹ hi sinh tất cả vì con cái. Văn học xuất hiện trong cuộc sống của con người cũng có những giá trị nhất định. Văn học có ba giá trị lớn là giá trị nhận thức, giá trị thẩm mỹ và giá trị giáo dục.
Trước tiên là giá trị nhận thức. Cơ sở của giá trị nhận thức là văn chương là công cụ để nhà văn phản ánh đời sống khách quan. Nói cách khác văn chương được xây dựng dựa trên những phạm vi đời sống cụ thể. Nhà văn khám phá cuộc đời, nhận thức những sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và phản ánh chúng qua tác phẩm văn học. Bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm sẽ nhận thức được thế giới khách quan thông qua tác phẩm văn học ấy. Đặc biệt với nhiều tác giả, nhiều khám phá đời sống, nhiều phạm vị hiện thực khách quan, bạn đọc sẽ khám phá được nhiều hơn, phát triển nhận thức tư duy của mình. Bởi mỗi người chỉ có một đời sống không thể biết hết được câu chuyện của người này kẻ nọ trên đời.
Vì thế văn học có chức năng phá vỡ không gian và thời gian cá nhân để cho mỗi người đều được chiêm nghiệm những bài học cuộc sống qua câu chuyện của người khác. Giống như người ta vẫn nói một người trưởng thành không nhất thiết là phải trải qua tất cả những sóng gió trên đời. Họ học cách trải qua sóng gió bằng câu chuyện cuộc đời của người khác. Từ việc nhận thức mỗi cá nhân sẽ có cách sống hiệu quả hơn. Ví dụ đơn giản về việc nhận thức và trải nghiệm, những thói xấu hàng ngày ta đều biết nhưng nó phát triển như thế nào thì ta lại không hề biết. Qua những bài văn về thói xấu như người khách qua đường sau trở thành kẻ điều khiển ta, ta sẽ nhận thức được con đường thói xấu chế ngự mình và tìm cách làm sao không để thói xấu điều khiển.
Thứ hai là giá trị thẩm mỹ. Con người luôn có như cầu thưởng thức cái đẹp, hướng tới cái đẹp, mỹ là một trong ba giá trị Chân Thiện Mỹ của cuộc sống con người. Đơn giản trong cuộc sống những người có ngoại hình ưa nhìn sẽ tạo được ấn tượng đầu tiên với người khác ngay từ lần đầu gặp mặt. Cái đẹp không bó gọn ở cái đẹp ngoại hình mà nó mang nghĩa rộng hơn. Thế giới hiện thực đã có rất nhiều cái đẹp nhưng có rất nhiều người lại không biết cảm thụ cái đẹp đó.
Chính vì thế nhà văn giống như một sứ giả của cái đẹp mang đến những trang văn thẩm mỹ giúp cho người đọc cảm thụ được cái đẹp trên cuộc đời này. Nói cách khác giá trị thẩm mỹ của văn học là văn học có thể làm cho con người rung động trước cái đẹp, yêu thương cái đẹp và trân trọng chúng trong cuộc sống thực tế. Những cái đẹp như thiên nhiên, vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn con người, vẻ đẹp đất nước, con người, lịch sử…Tất cả những điều đó sẽ được văn chương tái hiện một cách chân thực sinh động nhất. Ví như Xuân Diệu đã rất tài khi miêu tả bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội Vàng, biến bức tranh ấy thành bữa tiệc trần gian, thiên đường trên mặt đất “Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất…”
Cuối cùng, văn học không chỉ có chức năng nhận thức và giá trị thẩm mỹ mà nó còn có giá trị giáo dục con người. Đây được coi là phương thức hướng tới cái thiện. Những phạm vi đời sống từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến cộng đồng, từ gia đình quê hương đến đất nước tổ quốc, tất cả đều được văn chương tái hiện lại bằng những câu chuyện mang tính giáo dục cao. Đọc truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân ngoài hiện thực xã hội năm 1945 đầy u ám, con người trở thành nạn nhân của nạn đói và con đường dẫn họ tới cách mạng tháng Tám, đứng dậy dành chính quyền để sống cuộc đời tự do thì người đọc còn thấy ở đó bài học về tình thương. Dẫu ở trong hoàn cảnh nào thì tình người vẫn luôn chiến thắng, hãy sống với nhau bằng cái tình người nống ấm ấy. Hay khi đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu ta biết số phận khốn khổ của những người đàn bà và những đức tính tốt đẹp của họ. Không những thế qua đó ta hiểu thêm về những hi sinh vất vả của chính người sinh ra mình và học cách thương yêu họ hơn.
Như vậy văn học có ba chức năng là thẩm mỹ, nhận thức và giáo dục. Văn chương phải gắn liền với đời sống hiện thực, phản ánh chân thực các phạm vi đời sống khách quan để từ đó giúp con người ngày càng gần hơn với những tiêu chuẩn Chân – Thiện- Mỹ.