Tham khảo 2 Đề thi Toán, Văn lớp 8 học kì 1 trường THCS Long Mỹ 2015 có đáp…
Dưới đây là 2 Đề thi học kì 1 môn Toán, Văn lớp 8 có đáp án của Trường THCS Long Mỹ – Phòng GD & ĐT Mang Thít năm học 2015 – 2016. Thời gian làm bài 90 phút. Các em tham khảo dưới đây. Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Mang Thít Trường THCS Long Mỹ Đề Thi Học Kì 1 Môn: ...
Dưới đây là 2 Đề thi học kì 1 môn Toán, Văn lớp 8 có đáp án của Trường THCS Long Mỹ – Phòng GD & ĐT Mang Thít năm học 2015 – 2016. Thời gian làm bài 90 phút. Các em tham khảo dưới đây.
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Mang Thít Trường THCS Long MỹĐề Thi Học Kì 1
Môn: Toán, Văn – Lớp 8
Thời gian làm bài 90 phút
A. Đề thi Môn Toán 8Câu 1(1,5đ): Nêu định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
Áp dụng: Kiểm tra xem hai phân thức sau có bằng nhau không: Câu 2(1,5đ): Nêu định nghĩa hình chữ nhật. Nêu tính chất của hình chữ nhật.
Câu 3 (1,0đ): a. Thực hiện phép tính nhân sau:
A = ( x2 + 2xy + y2 ) . ( x + y )
b. Tính giá trị của biểu thức A trên với x = 99 và y = 1
Câu 4 (1,0đ):Tìm x biết: x(x-2015) + x – 2015 = 0
Câu 5(1,5đ): Thực hiện phép tính:
Câu 6(1,0đ): Tìm số a để đa thức 2x3 + 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2.
Câu 7(2,5đ): Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua I.
a. Chứng minh rằng: tứ giác AMCK là hình chữ nhật
b. Tính diện tích của hình chữ nhật AMCK biết AM = 12cm, MC = 5cm.
c. Tìm điều kiện của ΔABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
——— Hết ——–
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN TOÁN 8 – THCS LONG MỸ
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Nêu đúng định nghĩa. (1đ)
= vì 3x2y. 2y2 = 6xy3.x = 6x2y3 (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu đúng định nghĩa (1đ)
Nêu đúng các tính chất (0,5đ)
Câu 3.
a. A = ( x2 + 2xy + y2 ) . ( x + y ) = ( x + y)3 (0,5đ)
b. Với x = 99 và y = 1 thì A = 1 000 000 (0,5đ)
Câu 4.
x(x-2015) + x – 2015 = 0
(x-2015)(x+1) = 0 (0,5đ)
Suy ra: x = 2015 hoặc x = -1 (0,5đ)
Câu 5.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 6. (1 điểm)
Tìm được đa thức 2x3 + 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x + 2 khi a = 6.
Câu 7. (2,5 điểm)
Vẽ hình ghi GT, KL đúng(0,5 điểm)
Hình vẽ
a. Tứ giác AMCK là HBH ( vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ) và có ^M = 900 ( vì AM là đường trung trực của D cân cũng là đường cao) nên tứ giác AMCK là HCN. (1đ)
b. Diện tích của hình chữ nhật biết AM = 12cm, MC = 5cm là :
SAMCK = 12. 5 = 60cm2 (0,5đ)
c. Để AMCK là HV thì cần AM = MC
khi đó ΔABC phải là tam giác vuông cân tại A để đường trung trực ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền hay AM = MC. (0,5điểm)
——————— Hết ————————
B. Đề Thi Môn Văn 8I. Trắc Nghiệm: (4đ)
Câu 1: (1đ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng được 0,25 đ.
1.1. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được viết theo thể văn nào?
a/ Truyện ngắn.
b/ Tùy bút.
c/ Hồi ký.
d/ Tiểu thuyết.
1.2. Làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là quên hương của?
a/ Nam Cao.
b/ Ngô Tất Tố.
c/ Nguyên Hồng.
d/ Thanh Tịnh.
1.3 Nói giảm, nói tránh nhằm mục đích gì?
a/ Phóng đại tính chất của sự vật, hiện tượng.
b/ Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ hoặc thô tục, mất lịch sự.
c/ Phóng đại qui mô sự vật, hiện tượng.
d/ Cả 3 ý trên đều đúng.
1.4 Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
a/ Chiếc lá cuối cùng.
b/ Lão Hạc.
c/ Cô bé bán diêm.
d/ Ôn dịch, thuốc lá.
Câu 2: (1đ)
Viết tiếp những câu thơ còn lại của bài thơ:
“ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
…………………………………
………………………………
………………………………”
– Đoạn thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
– Nêu ngắn gọn nội dung 4 câu thơ trên?
Câu 3: (2đ)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng ) nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Trong đó có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Làm văn : (6đ)
Giới thiệu một thứ đồ dùng mà em thích. (6đ)
——————–HẾT —— ————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN VĂN 8 – THCS LONG MỸ
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1.1 – d
1.2 – b
1.3 – b
1.4 – d
Câu 2.
1. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại 0,25đ
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
2. (0,25 điểm)
– Bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn.
-Tác giả: Phan Châu Trinh.
3. (0,5 điểm)
Khí phách hiên ngang lẫm liệt, niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son của người anh hùng trong cảnh nguy nan.
Câu 3.
a) Giới thiệu đối tượng cần trình bày. (0,25đ)
b) (1,5đ)
Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông:
– Ảnh hưởng đến môi trường sống: Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, tắt các đường dẫn nước thải, chết sinh vật khi nuốt phải……..
– Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Bao bì ni lông màu có thể làm ô nhiễm thực phẩm, đốt bao ni lông à khói độc –> gây bệnh nguy hiểm: ung thư, não…
c) Thái độ về đối tượng (0,25 điểm)
II. Làm Văn
a. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng. Kết cấu chặt chẽ, tri thức khách quan; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b.Về kiến thức: Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài thuyết minh về một thứ đồ dùng.
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. (0,5đ)
2. Thân bài: (5đ)
– Hình dáng.
– Nguyên liệu.
– Cấu tạo.
– Đặc điểm.
– Công dụng.
– Cách bảo quản
3. Kết bài: Đánh giá chung về đối tượng (0,5đ)
Bài mẫu tham khảo
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi ( 10-10-2004) . Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu “ Con Thỏ”. Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách dùng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế!
Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ “Ba con mèo” nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng. Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30’ mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30’ em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30’ học bài, làm bài. 21h45’ đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút , rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng, chứa đựng bao tình thương của mẹ: “Lan ơi! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé”.Mẹ vừa nói vừa ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu “ tích tích” ,đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em : “ Cố gắng! Cố gắng!”
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên:
“Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày đã bảo cho ta biết : Thì giờ còn quý hơn vàng bạc!…”
========= Hết ==========