15/05/2018, 21:58
Thạc sĩ tại Pháp xinh đẹp chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh vô giá
Bạn hào hứng với công cuộc tự học tiếng Anh, nhưng chẳng bao lâu sau, những cụm từ mới khó nhằn, những cấu trúc ngữ pháp rắc rối làm bạn thấy nản, muốn từ bỏ công cuộc tự học gian nan này ngay lập tức. Nếu đúng vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Bài viết là kinh nghiệm tự học ...
Bạn hào hứng với công cuộc tự học tiếng Anh, nhưng chẳng bao lâu sau, những cụm từ mới khó nhằn, những cấu trúc ngữ pháp rắc rối làm bạn thấy nản, muốn từ bỏ công cuộc tự học gian nan này ngay lập tức.
Nếu đúng vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Bài viết là kinh nghiệm tự học vô giá của Thạc sĩ Lê Khánh Linh – người hiện đang là Giám Đốc dự án English for Work tại Elight Education – một trong tấm gương tự học tiếng Anh thành giỏi. Câu chuyện của Khánh Linh sẽ giúp những ai đang khao khát thành thạo tiếng Anh có thể tìm thấy được động lực và cảm hứng để tiếp tục thực hiện công việc này.
“Tiếng Anh – giống hệt như một anh chàng/cô nàng đỏng đảnh. Ta “cầm cưa” chàng/nàng 9-10 năm nay mà chưa thấy “đổ”. Ta mơ về một “ngày chung đôi”, ta và chàng/nàng có thể cùng nhanh sánh bước. Nhưng đời nào như là mơ, chuyện tình yêu đâu phải là chuyện ngày một ngày hai và học tiếng Anh cũng đâu dễ dàng như là lời lời người ta hay nói. Đã có rất nhiều lúc tôi bị hạ gục, chán nản, muốn từ bỏ cho nhẹ nhàng, nhưng vì “ngày chung đôi” tôi lại dặn lòng “chịu đựng” thêm chút nữa. Nhưng dù cố, mỗi lần ngồi học tiếng Anh như trâu nghe gảy đàn, thì lòng tôi lại quặn thắt, hoang mang, trời ơi, trời ơi, sao mà con đường đến với tiếng Anh lại mù mịt quá…
Vì sao lại như vậy? Chúng ta có thể làm được gì để cải thiện tình trạng này? Tại vì sao việc học tiếng Anh đối với một vài người lại dễ dàng và có vẻ thích thú tới vậy, còn một vài người thì không?
Tôi cũng từng như các bạn, tôi học khối C chuyên Sử, suốt những năm cấp 2 mù tịt tiếng Anh, lên cấp 3 phải lao vào học ôn, học ngữ pháp để thi đại học. Học đại học, gặp phải cú sốc vì bạn bè xung quanh toàn chuyên ngữ tiếng Anh quá đỉnh, nên lại bước vào vòng xoáy học tiếng Anh để bằng bạn bằng bè, bớt tự ti đi. Những ngày tháng đó với tôi quả thực khủng khiếp, tôi đi học ở trung tâm lớn, càng học càng mất đi động lực vì thấy mình không tiến bộ. Tôi chỉ muốn bỏ, tiếng Anh lúc đó là cái gì quá xa vời với bản thân.
1. Hãy đưa tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày
Những ngày đầu tự học, tôi cố gắng đưa tiếng Anh vào mọi thứ liên quan trong cuộc sống: đi đường cũng nhìn mọi thứ và nói ra tiếng Anh liên quan đến vật đó, mở TV, xem Youtube tự động bật chế độ cc English, nghe nhạc chủ động bật những bài hát tiếng Anh, thỉnh thoảng tụ tập bạn bè là lại đòi nhau chém gió chút chút bằng tiếng Anh, đọc truyện cười tiếng Anh (dù đọc xong lâu lâu mới hiểu, mới cười)…
Cứ thế, tiếng Anh lớn lên trong tôi từng ngày, từng ngày… Tôi đã vượt qua được những chán nản ban đầu để xây dựng tình cảm yêu mến tiếng Anh.
2. Hãy bằng mọi cách – luyện nói tiếng Anh với người bản ngữ
Việc quan trọng tiếp theo là tôi phải bắt đầu tìm cơ hội để có thể luyện nói được với người bản ngữ. Tham gia Hanoi Kids đã giúp tôi thực hiện điều này. 1 tuần tôi đi khoảng 2-3 tour, dẫn khách du lịch đi tham quan các điểm đến quanh Hà Nội. Việc đi tour đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của tôi về ngôn ngữ này. Nó không còn là một ngôn ngữ buồn tẻ chán ngắt nữa, tôi đã thực sự yêu nó và muốn gắn bó dài lâu với nó.
Khi đó tôi bỗng nhiên đặt cho mình một câu hỏi: Tại sao tôi học nhiều tháng trời ở trung tâm, cũng với giảng viên nước ngoài mà không có hiệu quả, trong khi chỉ 2 tháng đi tour ở Hanoi Kids, tiếng Anh của tôi đã cải thiện vượt trội. Tại sao lại như vậy?
Khi tự trả lời câu hỏi đó, tôi khám phá ra một điều bí mật – điều mà tôi sắp chia sẻ với các bạn dưới đây – nếu chúng ta học theo kiểu ép bản thân, thì dù học với ai, cũng sẽ không thể nào học được, học lúc đó sẽ chỉ thấy khổ. Nhưng nếu chúng ta học vì hứng thú và cảm thấy nó thú vị, thì chúng ta sẽ tiến bộ rất nhanh.
3. Hãy tạo thói quen học tiếng Anh hàng ngày
Để giữ vững “phong độ” học tiếng Anh, tôi luôn cố gắng xếp ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để học thêm. Học thêm với tôi không chỉ là mở vở mở sách ra ghi chép, mà còn là xem TV series, đọc sách, xem tin tức bằng tiếng Anh và cả giúp mọi người xung quanh mình giỏi tiếng Anh hơn nữa. Khi đi làm, vì quá bận rộn không có thời gian học, nên tôi tìm cách đưa tiếng Anh vào công việc. Tôi đề xuất ở công ty có 1 giờ/ngày, và được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Các báo cáo, kế hoạch và email đều được tôi thực hiện 100% bằng tiếng Anh.
Giờ đây, khi chia sẻ những kinh nghiệm này, tôi vừa trở về từ Pháp sau chương trình học cao học 100% bằng tiếng Anh. Tôi đã yêu và quyết định sẽ gắn bó cả cuộc đời mình với tiếng Anh
Còn bạn thì sao, bạn đã sẵn sàng để vượt qua những khó khăn ban đầu để “yêu lại từ đầu” tiếng Anh chưa? Với cách tiếp cận từng bước nhỏ, bước nhỏ như trên, tôi tin là bạn sẽ sớm thành công, như tôi đã từng
Hiện Ths. Lê Khánh Linh đang là Giám đốc dự án cũng như Giảng viên tại chương trình (Tiếng Anh cho Công Việc) tại Elight Education. Cô tốt nghiệp trường đại học Kinh tế, DDHQG Hà Nội (cử nhân) và trường IESEG tại Pháp (Thạc sĩ).
Chương trình – Tiếng Anh cho công việc tại được thành lập từ năm 2015 – đã nhanh chóng thu hút một số lượng lớn học viên và hợp tác với những đối tác lớn như TOPICA Edumall, Kyna, VP Bank, LANMAK. Tìm hiểu về chương trình tại
Cùng theo dõi nhé các bạn.