Tê giác
là các loài động vật nằm trong số 5 chi còn sống sót của động vật guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Tất cả 5 chi nói trên đều có nguồn gốc ở châu Phi hay châu Á. Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này ...
là các loài động vật nằm trong số 5 chi còn sống sót của động vật guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Tất cả 5 chi nói trên đều có nguồn gốc ở châu Phi hay châu Á. Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này là lớp da bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất keo với độ dày tối ưu khoảng 4 inch được sắp xếp theo cấu trúc mắt lưới.
Một số loài tê giác chỉ mới tuyệt chủng trong thời gian địa chất gần đây, nổi tiếng nhất là Kỳ lân và tê giác lông tơ ở đại lục Á-Âu: nguyên nhân của sự tuyệt chủng này là do thay đổi khí hậu hay sự săn bắn của con người vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Các chứng cứ hiện tại cho thấy chúng có lẽ đã sống sót qua nhiều thay đổi khí hậu cho đến khi người hiện đại xuất hiện.
Các động vật tương tự tê giác đã lần đầu tiên xuất hiện trong thế Eocen (34-56 triệu năm trước) như là các động vật có hình dáng ngoài thon thả, và vào thời kỳ cuối thế Miocen (5,3-23 triệu năm trước) đã tồn tại nhiều loài khác nhau. Phần lớn các loài này có bề ngoài đồ sộ. Một loài là Indricotherium đã cân nặng khoảng 30 tấn và (trong số các động vật đã biết) là một trong số các động vật lớn nhất trong số động vật có vú đã từng sống trên Trái Đất. bị tuyệt chủng trong thời kỳ thế Pliocen (1,8-5,3 triệu năm trước) ở Bắc Mỹ, và trong thời kỳ thế Pleistocen (10.000 đến 1,8 triệu năm trước) ở Bắc Á và châu Âu.
Năm loài còn sống sót hiện nay thuộc về ba tông. Loài tê giác Sumatra đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp là đại diện duy nhất còn sống sót trong nhóm nguyên thủy nhất- Dicerorhinini- đã xuất hiện trong thế Miocen (khoảng 20 triệu năm trước). Loài tê giác lông tơ đã tuyệt chủng ở miền bắc châu Âu và châu Á cũng là thành viên của tông này. Còn hai loài thuộc tông Rhinocerotini vẫn đang sống sót là tê giác Ấn Độ (nguy cấp) và tê giác Java (cực kỳ nguy cấp), đã phân nhánh từ một gốc khác khoảng 10 triệu năm trước. Hai loài ở châu Phi là tê giác trắng và tê giác đen, đã phân nhánh trong thời kỳ đầu thế Pliocen (khoảng 5 triệu năm trước) nhưng chúng vẫn thuộc về nhóm Dicerotini ở giữa thế Miocen (khoảng 14 triệu năm trước). Khác biệt chính giữa tê giác trắng và tê giác đen là hình dạng môi/miệng của chúng. trắng có các môi rộng và phẳng để gặm cỏ còn tê giác đen có các môi dài đầu nhọn để ăn lá cây. Tên gọi tê giác trắng trên thực tế là một sai lầm phổ biến xuất phát từ từ đồng âm trong tiếng Anh chỉ cái môi rộng của chúng.
Con lai của các phân loài tê giác trắng (Ceratotherium simum simum x Ceratotherium simum cottoni) đã sinh nở tại vườn thú Dvur Kralove (vườn bách thú Dvur Kralove nad Labem) tại Tiệp Khắc năm 1977.
Họ Rhinocerotidae
o Phân họ Rhinocerotinae
+ Tông Aceratheriini
- †Aceratherium
- †Acerorhinus
- †Alicornops
- †Aphelops
- †Chilotheridium
- †Chilotherium
- †Dromoceratherium
- †Floridaceras
- †Hoploaceratherium
- †Mesaceratherium
- †Peraceras
- †Plesiaceratherium
- †Proaceratherium
- †Sinorhinus
- †Subchilotherium
+ Tông Teleoceratini
- †Aprotodon
- †Brachydiceratherium
- †Brachypodella
- †Brachypotherium
- †Diaceratherium
- †Prosantorhinus
- †Shennongtherium
- †Teleoceras
+ Tông Rhinocerotini
- †Gaindatherium
- Rhinoceros - Ấn Độ & tê giác Java
+ Tông Dicerorhinini
- †Coelodonta - lông mịn
- Dicerorhinus - Sumatra
- †Dihoplus
- †Lartetotherium
- †Stephanorhinus
+ Tông Dicerotini
- Ceratotherium - trắng
- Diceros - đen
- †Paradiceros
o Phân họ Elasmotheriinae
+ †Gulfoceras
+ Tông Diceratheriini
- †Diceratherium
- †Subhyracodon
+ Tông Elasmotheriini
- †Bugtirhinus
- †Caementodon
- †Elasmotherium - khổng lồ
- †Hispanotherium
- †Huaqingtherium
- †Iranotherium
- †Kenyatherium
- †Meninatherium
- †Menoceras
- †Ougandatherium
- †Parelasmotherium
- †Procoelodonta
- †Sinotherium
Teleoceras trong thế Miocen
Rhinocerotoidea
├── Amynodontidae (†)
└── Rhinocerotida
├── Hyracodontidae (†)
└── Rhinocerotidae
├── Elasmotheriinae (†)
└── Rhinocerotinae
├── Aceratheriini (†)
└── N.N.
├─ N.N.
│ ├── Dicerorhinini
│ └── Rhinocerotini
└── Dicerotini
Sừng tê giác được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á, và để làm cán dao găm ở Yemen và Oman. Cả 5 loài tê giác đều không có tương lai an toàn: trắng có lẽ là ít nguy cấp nhất, tê giác Java hiện chỉ còn một số lượng rất nhỏ (khoảng 60 cá thể vào năm 2002) và là một trong hai hay ba loài động vật có vú lớn đang ở tình trạng nguy cấp nhất trên thế giới.
Các chiến dịch bảo vệ tê giác được khởi động từ những năm thập niên 1970, nhưng quần thể tê giác vẫn tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Việc buôn bán các bộ phận cơ thể tê giác bị cấm theo các thỏa ước của CITES, nhưng việc săn bắn trộm vẫn là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho tất cả các loài tê giác.
Đặc trưng phân biệt rõ nét nhất của tê giác là sừng lớn trên mũi. Trong tiếng Anh thì từ rhinoceros có nguồn gốc từ các từ tiếng Hy Lạp rhino (mũi) và keros (sừng). Sừng của tê giác, không giống như sừng của các động vật có vú có sừng khác, được cấu tạo từ keratin (chất sừng), tương tự như tóc rắn chắc.
Tượng tê giác, trước tòa nhà khoa Sinh học, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts.
Có nhiều truyền thuyết về việc tê giác dập tắt lửa. Những câu chuyện như thế dường như rất phổ biến ở Malaysia và Myanma.
Loại tê giác này thậm chí có tên riêng trong tiếng Mã Lai, 'badak api', trong đó badak có nghĩa là tê giác và api nghĩa là lửa. Động vật này sẽ chạy đến khi có lửa trong rừng và dập tắt nó.
Điều này đúng hay sai vẫn chưa được kiểm chứng, do chưa có tài liệu nào chứng kiến hay ghi nhận hiện tượng này trong thời gian gần đây. Điều này thiếu chứng cứ có thể là do thực tế là ngày nay tê giác rất hiếm khi được nhìn thấy ở Đông Nam Á, chủ yếu là do sự săn bắn bất hợp pháp rất phổ biến đối với loài động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp này.