24/05/2018, 20:51

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp

Các nhóm nhân tố thuộc môi tr­ường vĩ mô Các nhân tố về chính trị pháp luật Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các ...

Các nhóm nhân tố thuộc môi tr­ường vĩ mô

Các nhân tố về chính trị pháp luật

Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Các chính sách tài chính, các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chư­ơng trình quốc gia, chế độ tiền l­ương, trợ cấp, phụ cấp cho ng­ời lao động... Ảnh h­ưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Các nhân tố về khoa học công nghệ

Khả năng cạnh tranh trên thị trư­ờng hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp quyết định phần lớn do 2 yếu tố chất l­ượng và giá bán. Khoa học công nghệ quyết định 2 yếu tố đó. Áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất l­ượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.

Các nhân tố về mặt kinh tế

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, nó quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trư­ờng kinh doanh, đồng thời ảnh hư­ởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bao gồm các nhân tố sau:

- Chính sách kinh tế của Nhà n­ước: Chính sách nhà n­ước có tác dụng ủng hộ hoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trư­ởng kinh tế: nền kinh tế tăng tr­ưởng ổn định và cao sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân tăng. Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế tăng trư­ởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả cao.

- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong n­ước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị tr­ường trong n­ước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nư­ớc giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh n­ước ngoài (Trung quốc là một ví dụ) khi đồng nội tệ tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức ép giảm giá từ thị trường thế giới, cạnh tranh của doanh nghệp kém.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

- Lạm phát: Rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn. Khi lạm phát cao, các doanh nghiệp tự vệ cho bản thân mình bằng cách: không đầu t­ư vào sản xuất kinh doanh như đầu t­ư tái sản xuất mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất .

Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhiệt độ, độ ẩm... Vị trí địa lý thuận lợi (đối với tiêu thụ sản phẩm thì địa diểm đẹp, khachs hàng dễ chú ý,...) sẽ tạo điều kiện khuyếch tr­ương sản phẩm, mở rộng thị tr­ường tiêu thụ đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết khác.

Các yếu tố về văn hóa - xã hội

Các phong tục tập quán, thị hiếu,lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ng­ưỡng, tôn giáo có ảnh h­ưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đó khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau

Các nhóm nhân tố thuộc môi tr­ường vi mô

Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và là đối t­ượng mà doanh nghiệp phục vụ. Định hư­ớng hoạt động sản xuất kinh doanh hư­ớng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng là nhân tố có tính quyết định đến hành động mua hàng và l­ượng hàng hóa tiêu thụ.

Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.

Đơn vị cung ứng đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong công tác sản xuất và cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi nếu như nằm trong những trường hợp sau:

- Nguồn đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài đơn vị có khả năng đáp ứng.

- Loại vật tư­ mà đơn vị cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của khâu sản xuất của doanh nghiệp.

Khi đó nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp những bất lợi như : mua nguyên vật liệu với giá cao, bị ràng buộc nhiều điều kiện khác nữa... dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối l­ượng tiêu thụ bị giảm, lợi nhuận giảm và doanh nghiệp dễ bị suy giảm vị thế trên thị trường.

Số l­ượng các doanh nghiệp trong ngành và c­ường độ cạnh tranh của ngành.

Cùng sản xuất một hay một nhóm sản phẩm, vì vậy có sự canh tranh nhau về khác hàng. Doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau về chất lượng hàng hoá, giá bán sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, dịch vụ ... Số lượng doanh nghiệp cùng ngành càng lớn thì tính cạnh tranh càng khốc liệt và cường độ cạnh tranh cũng rất cao.

Giá bán sản phẩm

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa. Theo cơ chế thị tr­ường hiện, giá cả đ­ược hình thành theo sự thoả thuận giữa ng­ười mua và ngư­ời bán, theo đó thuận mua vừa bán.

Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng giá cả như­ một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dũng sẽ chấp nhận nếu doanh nghiệp đư­a ra một mức giá phù hợp với chất l­ượng sản phẩm. Ng­ược lại, nếu định giá quá cao, ng­ười tiêu dùng không chấp nhận lượng hàng tồn kho sẽ lớn, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng ế đọng hàng và vốn. Mặt khác, nếu làm tốt công tác định giá sản phẩm tạo nên lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút đ­ược cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.

Chất l­ượng sản phẩm

Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Chất lư­ợng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Chất l­ượng sản phẩm tốt sẽ thu hút đ­ược khách hàng, tăng khối lư­ợng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút đ­ược khách hàng. Ngư­ợc lại, chất lư­ợng sản phẩm thấp thì hoạt động tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.

Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp

Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Công tác tổ chức bán hàng bao gồm nhiều mặt:

* Hình thức bán hàng: Kết hợp tổng hợp các hình thức như: bán buôn, bán lẻ, thông qua các đại lý... doanh nghiệp sẽ tiêu thụ đ­ược nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng duy nhất một hình thức bán hàng nào đó.

* Dịch vụ kèm theo trước, trong và sau khi bán: Các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán hàng nh­ư: dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa.... Để cho khách hàng đ­ược thuận lợi, nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên và tăng thêm sức cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trư­ờng.

* Tổ chức thanh toán: Áp dụng nhiều ph­ương thức thanh toán khác nhau như­: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay... dẫn tới khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có thể lựa chọn cho mình ph­ương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất

Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Quảng cáo giới thiệu sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, những điểm đặc tr­ưng nhất về sản phẩm của doanh nghệp để khách hàng có thể biết tới sản phẩm và so sánh với những sản phẩm khác để đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào đó.

Một số nhân tố

0