24/05/2018, 23:08

Tăng tốc phần cứng máy tính

là tập hợp những phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật...nhằm thay đổi hiệu năng làm việc của thiết bị phần cứng nhằm cải thiện, tối ưu các khả năng được thiết kế ban đầu của các linh kiện, thiết bị phần cứng. Các thiết bị phần cứng có thể ...

là tập hợp những phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật...nhằm thay đổi hiệu năng làm việc của thiết bị phần cứng nhằm cải thiện, tối ưu các khả năng được thiết kế ban đầu của các linh kiện, thiết bị phần cứng.

Các thiết bị phần cứng có thể thay đổi tính năng mặc định có thể liệt kê dưới đây:

CPU

CPU là thành phần chính đầu tiên cho việc ép xung hệ thống. Đây là cách ép xung rất cơ bản.

Ép xung CPU bao gồm hai hình thức: tăng hệ số nhân và tăng FSB.

RAM

Ép xung với RAM được thực hiện làm tăng hiệu năng của RAM, bao gồm: tăng bus, hạ các thông số của RAM.

Bo mạch đồ hoạ

Tăng tốc bo mạch đồ hoạ giúp cho máy tính xử lý các vấn đề liên quan đến đồ hoạ được tốt hơn.

Ép xung bo mạch đồ hoạ gồm các hình thức: Thay đổi bus, xung nhịp, thay đổi xung nhịp của bộ nhớ trên bo mạch đồ hoạ

Các linh kiện, thiết bị khác

Các linh kiện khác trong máy tính thì tuỳ theo các khả năng của chúng mà có thể được làm tăng tính năng của chúng, thường là việc thay đổi firmware các thiết bị này có thể cải thiện thêm một chút hiệu năng từ chúng, làm thay đổi thiết kế để tăng hiệu năng hoặc trợ giúp các phương thức ép xung khác.

Các thiết bị này có thể là: Các ổ đĩa quang, nguồn máy tính, vỏ máy tính.

Thông thường các nhà sản xuất phần cứng không bảo hành cho các sản phẩm của họ bị hư hỏng do sự ép xung do người sử dụng, nhưng một số nhà sản xuất thiết bị đã ép xung sẵn cho các sản phẩm của họ trước khi bán ra thị trường nhằm tăng hiệu năng của sản phẩm.

Thông thường nhất của việc ép xung sẵn các sản phẩm là các bo mạch đồ hoạ và RAM. Các sản phẩm đã được ép xung thường chỉ được những người sử dụng thông thường chấp nhận, với các overclocker thường không thích điều này bởi họ không còn có thể ép xung lên được nhiều nữa.

  • Đối với bo mạch đồ hoạ: Tăng xung nhịp của GPU và RAM.
  • Đối với RAM: Thiết kế để có thể tăng xung nhịp khi hoạt động. Ví dụ: thông thường SD-DDR2 quy định theo chuẩn chỉ hoạt động ở bus 800, nhưng những nhà sản xuất đã thử nghiệm nó có thể hoạt động lên tới bus 1066 Mhz hoặc cao hơn. Việc ép xung RAM chỉ được thực hiện khi người sử dụng thiết đặt nó trong hệ thống máy tính của mình mà không thể tự động hoạt động ở các bus đã được test bởi nhà sản xuất.

Những phần mềm phục vụ quá trình hoạt động ổn định khi ép xung không thể thiếu đối với các overclocker, bởi chỉ có chúng mới có thể vắt kiệt sức lực của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định (theo thiết đặt) để kiểm chứng một kết quả ép xung thành công.

Đối với việc ép xung đạt tới các tốc độ rất cao trong một thời gian nhất định thường không được coi trọng. Một số overclocker đã khoe chiến tích của mình bằng các ảnh chụp màn hình kết quả các phần mềm đo đạc thông số, nhưng nó thực sự không có tính thuyết phục nếu như không có thời gian hệ thống đã đạt ổn định khi hoạt động ở mức ép xung cao.

Các phần mềm phục vụ ép xung có thể có một trong các tính năng sau (hoặc có tất cả):

  • Hiển thị chi tiết các thông số làm việc của hệ thống như: bus, xung nhịp CPU...
  • Có thể tạo ra các yêu cầu xử lý những tác vụ nặng về tính toán, đồ hoạ...để có thể kiểm tra sự hoạt động ổn định của các linh kiện phần cứng được ép xung. Quá trình đó được ghi nhận lại và không mất kết quả ngay cả khi hệ thống bị “treo cứng” bởi quá trình ép xung không thành công.
0