24/05/2018, 23:07

Tụt hậu xa hơn về kinh tế, mặt yếu kém của sự phát triển

Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đang trong quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á với nền văn minh Trung Hoa đặc ...

Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới đang trong quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á với nền văn minh Trung Hoa đặc sắc và có sự phát triển kinh tế năng động nhất trong thập kỷ qua. Liệu Việt Nam có phát triển vượt lên được theo con đường phương Đông, con đường Việt Nam riên của mình hay không?

- So với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển của Việt Nam đang bị chậm vài thập kỷ, Việt Nam đã bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một trong những nước nghèo nhất thế giới và có nguy cơ tụt hậu mạnh hơn nữa nếu không có một đường lối, chiến lược thông minh và có một quyết tâm cao.

Đó là sự nhìn nhận với nền kinh tế Việt Nam. Còn nhìn vào sự tụt hậu xa hơn về kinh tế giữa các nước trên thế giới. Với xu thế càng ngày càng phát triển hiện nay thì khoảng cách giữa các nền kinh tế, các nước ngày càng được gia tăng. Song, có không ít những thăng trầm trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử. Với điểm xuất phát rất cao, các cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản (các nước phát triển) rất thuận lợi. Trong quá trình phát triển kinh tế nhưng với điểm xuất phát thấp như Việt Nam, Lào, Campuchia và một số nước châu Phi, châu Mỹ (các nước chậm và kém phát triển) thì việc phát triển kinh tế là vấn đề rất nan giải. Trong những năm 90, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi lớn lao chưa từng có kể từ đầu thế kỷ đến nay. Sự kiện nổi bật nhất là sự sụp đổ của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội Xô viết, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tác động của những sự kiện đó đối với nền kinh tế thế giới rất to lớn, chúng đã, đang và sẽ diễn ra có thể cho đến nay chúng ta vẫn chưa lường trước được.

Thực vậy, trong thập kỷ 90 chiều hướng giảm sút nhịp độ tăng kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục. Bảng số liệu mức tăng tổng sản phẩm xã hội (% so với năm trước) sau đây cho ta rõ chiều hướng giảm sút đó.

Bảng số liệu mức tăng tổng sản phẩm xã hội (%) so với năm trước

Theo đánh giá của cơ qua dự báo quốc tế, trong những năm tới, mức tăng tổng thu nhập quốc dân của hầu hết các nước phát triển đều chỉ đạt 0,1% còn ở một số nước khác là âm còn mức tăng trưởng của các nước đang phát triển và kém phát triển còn tồi tệ hơn nữa. Từ đó cho thấy, ngay trong những giai đoạn suy sụp nhất của nền kinh tế thế giới, nhưng các nước phát triển vẫn giữ được mức tăng trưởng dương dù là nhỏ. Còn các nước khác là âm. Từ đó cho thấy khoảng cách (hay tụt hậu xa hơn về kinh tế) giữa các nước trên thế giới là không thể tránh khỏi.

0