Tâm Sự: Đi Và Tìm Hiểu – Cái Khốn Cùng Của Thời Bao Cấp
: Đi Và Tìm Hiểu – Cái Khốn Cùng Của Thời Bao Cấp Như những bài viết về xã hội, lịch sử khác của tôi, tiêu đề bài viết không thực sự liên quan mật thiết đến nội dung Lão hút điếu thuốc, mắt nhìn xa xăm, nói chuyện gì thì lão còn cười cười, ừ ừ vậy chứ cứ nhắc đến cái thời xưa, cái thời bao ...
: Đi Và Tìm Hiểu – Cái Khốn Cùng Của Thời Bao Cấp
Như những bài viết về xã hội, lịch sử khác của tôi, tiêu đề bài viết không thực sự liên quan mật thiết đến nội dung
Lão hút điếu thuốc, mắt nhìn xa xăm, nói chuyện gì thì lão còn cười cười, ừ ừ vậy chứ cứ nhắc đến cái thời xưa, cái thời bao cấp thì lão nói nghe đã lắm, lão hiểu nó quá mà. Làm “cời đầu” thì miếng ăn cũng chỉ như thằng làm biếng, tháng người được lạng rưỡi thịt mà chỉ được chọn thịt hoặc mỡ thôi, hồi đó mỡ quý, chiên xào này nọ thì làm gì có dầu ăn nên đa số người ta chọn mỡ, trẻ nhỏ thì bú nước đường, rau 3 kí/tháng. Cái thuở ấy, lão kể, lão cùng mấy anh em lấp hồ, khai đất trồng khoai, trồng lúa muốn “bể mình”, chưa kịp ăn thì “tụi nó” đã tới tịch thu, xung vào công cước. Tên con cháu về già nhiều khi giờ còn quên, còn lú lẫn chứ nhắc tới cái thời bao cấp thì có chết cũng còn nhớ con ơi – Lão trầm ngâm ngồi kể, mắt rưng rưng nhớ về câu chuyện cuộc đời không thể phôi pha!
Thời bao cấpĐi, tâm sự, nhiều khi về hỏi nội, hỏi ba, hỏi người già thì ai cũng cứ lắc đầu. Cái thời đó có vàng cũng vẫn cứ đói, người dân không được kinh doanh, buôn bán, chợ búa này nọ là điều không tưởng, những người buôn bán luôn bị gọi bằng những cái tên cực kỳ khinh miệt và tiêu cực, để bị bắt thì coi như toàn bộ tài sản bị tịch thu. Ở tỉnh nào làm thì tỉnh đó ăn, không được di chuyển, sang vận, muốn đem chút quà hay này nọ cho người thân thì rất khổ sở.
Bao cấp xuất hiện ở miền Bắc năm 1957, là một đặc điểm kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản, cho tới khi “giải phóng”, hòa bình, tức 30/4/1975 thì triển khai toàn quốc. Những người dân sinh sống trong Nam vốn quen với nền kinh tế tư bản tự do, chưa quen với cái đói mờ mắt, đói trường kỳ của nền kinh tế bao cấp ngoài Bắc bỗng đột ngột phải chịu cái đói đến hoảng hốt. Vậy, người ta sẽ chấp nhận chứ, hay ra đi?
Buôn bán ở Sài Gòn trước thời bao cấp Đường phố Sài Gòn trước thời bao cấpĐã có những người ra đi, bấm bụng bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, bỏ lại đất tổ của mình để tìm , và cái mà họ cố gắng thoát khỏi nghe thật bi hài: “chạy trốn hòa bình, chạy trốn tự do”!
Người dân rời đi ở miền NamNhững chiếc tàu chật kín người “tị nạn”, những chiếc trực thăng không cất nổi cánh, chen lấn, chật chội, tại sao vậy? Bốn ngàn năm Bắc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, nạn đói do Nhật trong thế chiến II cho tới chiến tranh Nam – Bắc kéo dài tới năm 75, chưa bao giờ lịch sử ghi nhận một cuộc di rời tổ quốc lớn đến thế. Điều gì đã khiến người ta phải nghĩ đến việc ra đi?
Người miền nam “tị nạn” quyết định rời bỏ tổ quốcKhi Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lệnh khởi động chiến dịch “Frequent Wind”, lượng người di cư là hàng trăm ngàn người, cho đến khi chiến dịch kết thúc, người dân vẫn lặng lẽ rời đi, thậm chí vượt biên để trốn chạy hòa bình với con số lên tới hàng triệu. Trong đó bao gồm những người đã từng bỏ mồ, bỏ mả ông bà để di cư vào Nam trong những năm 54. Điều đó cho ta thấy khi thời bao cấp còn chưa được áp dụng ngoài Bắc, không biết vì lý do nào đó đã khiến người dân đổ xô vào trong Nam tận những năm 1954.
Quay về thời bao cấp, gạo thì gạo hẩm; gạo mốc; gạo xanh đen; bột mì hư; rau vàng héo; thịt bèo nhèo. Phần ngon thì đã được chia chác với mậu dịch viên và những mối quan hệ lân cận. Cái thời đó, cơm mốc độn mỳ; cơm mốc độn khoai đã là quý hóa, bo bo; gạo nát, lâu lâu thì có bột mỳ tồn kho viện trợ của Liên Xô. Còn cảnh mua hàng thời đó nó khôi hài lắm, từ 3, 4h sáng khi hàng chưa mở cửa, lấy chiếc dép, cục đá giữ chỗ rồi đứng vào hàng khi cửa mở, nhưng đứng đầu chưa chắc đã được mua trước, thành phần quen biết, móc nối dĩ nhiên là được ưu tiên. Nhiều khi xếp hàng từ tối, rã rời mỏi mệt nhưng tới lượt thì nghe hai tiếng “hết hàng”, về, hôm sau lại ra xếp tiếp! Trò rồng rắn lên mây hẳn là từ đây mà ra!
Xếp hàng chờ phát vải Bia hơi Mẹ và em bé thời bao cấpNghèo đói thì sinh trộm cắp, trộm cắp thời đó lộng hành và tinh vi lắm, mà nhắc từ “thời đó” với “thời giờ” không biết nó có ý nghĩa gì không, thôi kệ. Nhiều người đã cố gắng giữ chặt tem phiếu, nhưng tới khi đến lượt thì phiếu lại không cánh mà bay, nhìn những bức ảnh khuôn mặt đầy nước mắt khắc khổ, đáng thương của họ thì có lẽ, vẻ mặt của Lão Hạc khi bán cậu vàng chẳng là gì cả. Muỗng nhôm khoan lỗ, đĩa nhôm bắt vít cố định xuống bàn và nhiều thứ bi hài hơn nữa…
Hết thời bao cấp, ba tôi đặt một tấm trước nhà có ghi “tại đây có bán nước mắm Phan Thiết”, ngay lập tức đã có những người tới đập phá và lấy hết toàn bộ, vì cho rằng buôn bán là hình thái của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc (mặc dù đã hết thời bao cấp). Điều đó khiến tôi chẳng thấy gì khác ngoài sự háu đói của chế độ “xưa”.
Cho đến khi mở cửa kinh tế thị trường, cuộc sống người dân hầu như đã được cải thiện dù ít dù nhiều. Bởi chủ trương “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của chủ nghĩa cộng sản đã sai ngay từ điều căn bản. Quyền lợi như nhau dù siêng, dù lười, dù thông minh hay dốt nát khiến người ta không muốn cạnh tranh, không cố gắng, không sáng tạo, đó chính là điều dẫn đến sự kém phát triển. Cụ thể “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” là sao, có nghĩa là anh chẳng làm được cái cóc khô gì cả, vì anh không có năng lực, nhưng anh vẫn được thụ hưởng như đồ ăn, cái xe, quần áo, giày dép vì đó là nhu cầu của anh. Nó cũng đồng nghĩa với việc một anh quét rác thì cũng như một anh bác sĩ, tôi sẽ nói cái này vào cuối bài viết.
Từ bao cấp cho đến khi mở cửa, giờ nước ta đang tự nhận mình là một nền kinh tế thị trường, có nhiều nước đã công nhận nước ta là một nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận, còn tổ chức thương mại thế giới thì công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường ở trình độ thấp và đang chuyển đổi.
Trước đó, nền kinh tế nước ta được gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vậy là sao, sao lại thị trường mà định hướng xã hội chủ nghĩa? Sau bao năm tụt hậu, giờ bắt đầu đi theo đường lối kinh tế tư bản, thử nghĩ xem, một quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản mà giờ lại nói mình theo nền kinh tế tư bản thì nó…
Nhiều người nói rằng những quốc gia cộng sản chỉ còn lại vài nước, đa số đều cực khổ, người lại nói “tầm bậy”, Trung Quốc nó theo cộng sản đấy, sao nó lớn mạnh vậy? Thực ra, Trung Quốc từ lâu đã không còn thuần cộng sản nữa. Người ta gọi Trung Quốc là phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xã hội, và Trung Quốc chỉ phát triển thần kỳ như thế khi có Đặng Tiểu Bình. Nếu như Mao Trạch Đông đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giai cấp thì lý luận của Đặng Tiểu Bình lại nhấn mạnh vào việc xây dựng và ổn định kinh tế. Ông có câu nói nổi tiếng: “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Đối với ông ta, mèo trắng hay mèo đen, chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa đế quốc, cũng đều như nhau. Ông ta chấp nhận sự phân cực và các giai cấp tư sản mới mọc lên như một điều không thể tránh khỏi.
Trở lại đường lối bao cấp: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mà thời bây giờ người ta gọi là “văn phong mị dân”. Chủ nghĩa cộng sản vốn sinh ra từ giai cấp nông dân và tầng lớp nghèo, khi ấy là phần lớn trong xã hội, tôi không nói rõ vấn đề này làm gì, nhưng thế nào mới là công bằng thực sự? Công bằng là khi bạn làm được bao nhiêu, bạn hưởng bấy nhiêu, đó mới là công bằng chứ không phải là ai ai cũng được hưởng bằng nhau như những gì họ nói. Nó quá vô lý và nó quá “xa vời”, một kiến trúc sư, một kỹ thuật viên hay một bác sĩ thì phải có sự thông minh, cần cù, kiên trì và cả một quá trình học hỏi để có được trình độ mà không phải ai cũng đạt được, trong khi đó, một người quét rác thì chỉ cần cầm chổi lên và quét, tuy nhiên, công lao của họ là như nhau, đó là công bằng?
Đấy, năng lực mỗi người nó có phân biệt rõ ràng như thế, nhưng mặc nhiên, nhu cầu thì hầu như là mọi người đều giống nhau từ ăn mặc, giải trí hay nghỉ ngơi. Đó là lý do khiến chế độ bao cấp đã sớm suy tàn và nhà nước buộc phải mở cửa.
Khi xã hội có sự sở hữu tư sản, con người mới có động lực để làm việc, họ phấn đấu, tranh đua với nhau nên đất nước mới có thể phát triển. Bạn góp công sức thế nào, bạn được tưởng thưởng tương xứng. Nên nhớ rằng, năng lực của một anh quét rác không thể bằng được với một anh bác sĩ, do đó, sự tưởng thưởng cũng sẽ không như nhau. Đó chính là công bằng.
Chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng Mác – Lê Nin vốn là một tư tưởng tốt đẹp, người ta gọi nó với cái tên không biết mỹ miều hay châm biếm là “xã hội thiên đường”, nó hướng tới một xã hội không phân tranh, bình đẳng, nó hướng tới những con người không đố kỵ, ganh ghét, tranh đua. Nhưng làm sao có thể? Không tranh đua thì không phát triển, hoặc nó đã sai ngay từ những bước đầu tiên, hoặc ngoại trừ những quốc gia đang theo chế độ cộng sản, toàn bộ những quốc gia tư bản khác vẫn chưa ngộ ra được cái giá trị đích thực của nó. Thế thôi!
Tôi có con bạn, đợt nghe nó nói chuyện vẩn vơ với mấy đứa bạn có câu “ông nội tao theo Ngụy…”, nghe mà buồn, những đứa cháu gọi ông là Ngụy quân, Ngụy quyền, tất nhiên không thể trách nó, vậy, giờ trách ai? Tôi mới nói, ông mày là người lính Việt Nam Cộng Hòa, mày nên tự hào vì điều đó. Tại sao người dân trong Nam vẫn còn phân biệt vùng miền? Thì chính tại chính quyền giờ vẫn còn phân biệt quá rõ, những ai có ông, có cha ngày xưa là lính Việt Nam Cộng Hòa thì khắc biết, tôi cũng không nói nhiều về vấn đề này làm gì, bởi có những thứ chỉ cần đụng vào, chưa cần biết đúng hay sai thì ăn ngay cái mác phản chính trị, phản động nên thôi, ai muốn thì tự tìm hiểu. Nhưng, có một thứ luôn đúng, đó là sự thật và lịch sử thì không thể chối bỏ.
Chiến tranh là nghèo đói, là đau khổ, chính vì đó nó không đáng để tự hào và tâng bốc, nghe thầy cô dạy “quân ta” ngày xưa rất giỏi đánh biệt kích, đánh chớp nhoáng, tôi tự hào lắm. Rồi trong những chuyến đi nghe kể lại, rằng khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa đang phát quà bánh cho trẻ em ngày giáng sinh, khi trẻ em, người dân đang ở quãng trường xem phim, xem kịch thì bom đạn đâu dội tới “đùng đùng”, máu me bê bết, xác chết văng tứ tung… Dù thắng, dù thua thì cái ngày mà kết thúc, cái ngày giải phóng đó nên là một ngày tưởng niệm chứ không phải là ngày ăn mừng. Và nên nhớ rằng, những hoàn cảnh, câu chuyện được người già, người xưa kể lại đó mới là sự thật chứ chưa bao giờ là những thứ được học, được đọc ở trên giấy. Nội chiến, kẻ thua khóc, người thắng cũng khóc…
Còn bây giờ, ờ thì bây giờ rồi, chúng ta đang ở thời bình, ấm no, hạnh phúc, muốn chơi thì chơi, muốn làm giàu thì cứ làm giàu. Nhưng, chúng ta không nên quên, hay nói cách khác là không được quên thời xưa, thời bao cấp đã xa như một câu chuyện cổ tích. Tại sao, để mỗi khi cảm thấy mình bất hạnh hay cực khổ, cứ nhớ tới thời bao cấp xưa kia rồi tự nhủ mình rằng “mình thế này là sướng lắm rồi!”
Thực vậy, so với thời bao cấp, tôi đang cảm thấy thực sự rất hạnh phúc, “tuy nghèo mà yên bình”, và tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nữa khi không có những câu chuyện như lãng phí ngàn tỉ, trộm ổ bánh mì và đại loại thế. Đường lối kinh tế cộng sản đã bị thay thế bằng nền kinh tế tư bản thị trường như một lẽ tự nhiên, nhưng, hi vọng rằng những đường lối khác vẫn giữ được nét đặc trưng xã hội chủ nghĩa, để đất nước được mãi ấm no, hạnh phúc như bây giờ. Cảm ơn Đảng, cảm ơn các cán bộ bla bla vì đã dẫn dắt, xây dựng đất nước được như hiện nay, để mỗi khi muốn cảm thấy rằng mình đang hạnh phúc, tôi chỉ cần nhớ lại cái thời bao cấp.
Thế đấy, thế đấy, có cái thời bao cấp, có cái thời bao cấp xưa kia…
Ngoài những thông tin tìm hiểu thực tiễn, bài viết có sử dụng tài liệu từ và từ điển bách khoa toàn thư mở
Bài viết có liên quan:
Tâm Sự: Đi Và Tìm Hiểu – Cái Khốn Cùng Của Thời Bao Cấp – Xem thêm hoặc