04/06/2017, 23:29
Tại sao trong phần kết thúc tác phẩm, ông giáo lại hứa với vong hồn của lão Hạc: “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn...”.
Người ta vẫn nói “chết là hết”. Theo một nghĩa nào đó, cái chết đúng là một dấu chấm hết cho một dâu chấm hết cho những ngày sống khổ nhục của lão Hạc. Nhưng người cha già ấy, đến tận lúc chết, vẫn luôn nhớ và lo cho đứa con trai của mình. Lão nói với ông giáo, hay với “cậu Vàng” thì ...
Người ta vẫn nói “chết là hết”. Theo một nghĩa nào đó, cái chết đúng là một dấu chấm hết cho một dâu chấm hết cho những ngày sống khổ nhục của lão Hạc.
Nhưng người cha già ấy, đến tận lúc chết, vẫn luôn nhớ và lo cho đứa con trai của mình. Lão nói với ông giáo, hay với “cậu Vàng” thì cũng là nói về đứa con trai. Chấp nhận đi đến cái chết cũng là vì nó. Chết, với lão Hạc có thể là hết khổ nhưng chẳng bao giờ là hết lo, hết thương. Lời nói của ông giáo với vong hồn của lão Hạc quả là đã thấu hiểu tấm lòng của một người cha nhân từ. Qua đó mà vẻ đẹp trong tâm hồn của lão Hạc lại một lần nữa được khắc họa thật rõ nét.
Lão Hạc bán chó còn ông giáo lại bán sách. Điểu này gây cho em suy nghĩ gì?
Lão Hạc bán chó còn ông giáo bán sách. Bi kịch của lão Hạc không phải là cá biệt. Phải đành lòng từ biệt những gì là đẹp đẽ và yêu thương chính là bi kịch của kiếp người nói chung. Nó khiến ông giáo phải tự ngẫm một cách cay đắng: “Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?”. Truyện của Nam Cao vì thế không phải chỉ là truyện về người nông dân hay người trí thức. Đó là truyện về cõi người, về những nông nỗi ở đời mà một khi đã làm người thì phải gánh chịu. Đề tài có thể nhỏ hẹp nhưng chủ đề thì rộng lớn hơn rất nhiều. Đấy cũng là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Lão Hạc bán chó còn ông giáo lại bán sách. Điểu này gây cho em suy nghĩ gì?
Lão Hạc bán chó còn ông giáo bán sách. Bi kịch của lão Hạc không phải là cá biệt. Phải đành lòng từ biệt những gì là đẹp đẽ và yêu thương chính là bi kịch của kiếp người nói chung. Nó khiến ông giáo phải tự ngẫm một cách cay đắng: “Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?”. Truyện của Nam Cao vì thế không phải chỉ là truyện về người nông dân hay người trí thức. Đó là truyện về cõi người, về những nông nỗi ở đời mà một khi đã làm người thì phải gánh chịu. Đề tài có thể nhỏ hẹp nhưng chủ đề thì rộng lớn hơn rất nhiều. Đấy cũng là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao.