04/06/2017, 23:28
Hãy phân tích cuộc sống nghèo khổ, ngột ngạt của những nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.
Cuộc sống của lão Hạc:+ Tình cảnh đáng thương: nhà nghèo, vợ chết, chi còn đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Lão Hạc nuôi con chó để làm bạn. Sự túng quẫn khiến lão phải lựa chọn bán cậu Vàng. (HS chú ý phân tích sự giằng xé trong tư tưởng lão Hạc khi bán ...
Cuộc sống của lão Hạc:+ Tình cảnh đáng thương: nhà nghèo, vợ chết, chi còn đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Lão Hạc nuôi con chó để làm bạn. Sự túng quẫn khiến lão phải lựa chọn bán cậu Vàng. (HS chú ý phân tích sự giằng xé trong tư tưởng lão Hạc khi bán con chó, sự đau đớn xót xa, ân hận của lão).
+ Cuộc sống nghèo khổ: lão làm việc, tích cóp dành dụm cho người con trai, quyết không tiêu phạm vào đồng tiền và mảnh vườn để dành cho con. Lão lựa chọn bán con chó rồi chọn cái chết để dành tiền cho con. (HS chú ý cái chết của lão Hạc nói lên tinh cảnh đói khổ, bế tắc của người nông dân và tốcáo xã hội như thế nào?)
- Cuộc sống của ông giáo:
+ Tình cảnh: làm nghề giáo, rất yêu nghề nhưng vì miếng cơm manh áo phải lần lượt bán đi những quyển sách quý giá. (HS phân tích sự xót xa khi ông giáo kẽ lại mỗi lần phải bán sách).
+ Cuộc sống nghèo khổ: nhà ông giáo cũng không hơn gì nhà lão Hạc (con đau ốm, thiếu tiền lo thuốc thang, lo cái ăn,...).
- Cuộc sống của một số nhân vật khác như Binh Tư,...
- Thông qua cuộc sống của các nhân vật, Nam Cao thể hiện đời sống đói nghèo thê thảm của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. Đó là cuộc sống cơ cực, nghèo khổ, bế tắc dẫn đến cái chết (lão Hạc); cuộc sống mà con người phải tìm mọi cách để duy trì sự sống - sự đau đớn, xót xa khi phải bán đi những quyển sách quý giá mà mình trân trọng, tôn thờ để lo cho cơm áo gạo tiền của cuộc sống hằng ngày (ông giáo). Cái nghèo đói vây bủa cuộc sống của tất cả những người nông dân khiến họ rơi vào những tình cảnh đáng thương. Một cuộc sống nghèo khổ, ngột ngạt, bế tắc, không tìm ra được lối thoát.
- Qua việc miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống khốn cùng và những phẩm chất cao quý tiềm tàng của những người nông dân, nhà văn Nam Cao đã góp thêm tiếng nói lên án, tố cáo, phê phán bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến cũ.
- Nghệ thuật: kết hợp tự sự, biểu cảm, miêu tả tâm lí nhân vật; chi tiết sinh động đề khắc họa nhân vật; kết thúc bất ngờ, giàu kịch tính; ngôn ngữ giản dị,...
- Cuộc sống của ông giáo:
+ Tình cảnh: làm nghề giáo, rất yêu nghề nhưng vì miếng cơm manh áo phải lần lượt bán đi những quyển sách quý giá. (HS phân tích sự xót xa khi ông giáo kẽ lại mỗi lần phải bán sách).
+ Cuộc sống nghèo khổ: nhà ông giáo cũng không hơn gì nhà lão Hạc (con đau ốm, thiếu tiền lo thuốc thang, lo cái ăn,...).
- Cuộc sống của một số nhân vật khác như Binh Tư,...
- Thông qua cuộc sống của các nhân vật, Nam Cao thể hiện đời sống đói nghèo thê thảm của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. Đó là cuộc sống cơ cực, nghèo khổ, bế tắc dẫn đến cái chết (lão Hạc); cuộc sống mà con người phải tìm mọi cách để duy trì sự sống - sự đau đớn, xót xa khi phải bán đi những quyển sách quý giá mà mình trân trọng, tôn thờ để lo cho cơm áo gạo tiền của cuộc sống hằng ngày (ông giáo). Cái nghèo đói vây bủa cuộc sống của tất cả những người nông dân khiến họ rơi vào những tình cảnh đáng thương. Một cuộc sống nghèo khổ, ngột ngạt, bế tắc, không tìm ra được lối thoát.
- Qua việc miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống khốn cùng và những phẩm chất cao quý tiềm tàng của những người nông dân, nhà văn Nam Cao đã góp thêm tiếng nói lên án, tố cáo, phê phán bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến cũ.
- Nghệ thuật: kết hợp tự sự, biểu cảm, miêu tả tâm lí nhân vật; chi tiết sinh động đề khắc họa nhân vật; kết thúc bất ngờ, giàu kịch tính; ngôn ngữ giản dị,...