04/06/2017, 23:28
Đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể hồi kí và rất giàu chất trữ tình. Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích này?
Hồi kí là một thể loại văn học tái hiện câu chuyện mà bản thân người viết đã trải qua hoặc là chứng nhân trực tiếp của những sự việc đó. Trong câu chuyện đó, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm nhất được kể lại. Hồi kí của các nhà văn thường gắn với cuộc đời, với tiểu sử của nhà văn. Đoạn trích ...
Hồi kí là một thể loại văn học tái hiện câu chuyện mà bản thân người viết đã trải qua hoặc là chứng nhân trực tiếp của những sự việc đó. Trong câu chuyện đó, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm nhất được kể lại. Hồi kí của các nhà văn thường gắn với cuộc đời, với tiểu sử của nhà văn. Đoạn trích Trong lòng mẹ rất giàu chất trữ tình và chất trữ tình này được bộc lộ, trước hết, qua tình huống và nội dung câu chuyện được kể.
Nhân vật người kể chuyện - chú bé Hồng - đang ở trong một hoàn cảnh rất khó khăn: mồ côi bố, bé Hồng phải sống một mình côi cút giữa đám họ hàng đang tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm nuôi nấng và xa lánh chú. Còn người mẹ phải đi làm ăn xa, phải chịu nhiều tai tiếng gắn với những thành kiến tàn nhẫn của gia đình (thể hiện rõ nhất qua việc đơm điều đặt chuyện của bà cô). Câu chuyện “nghe đâu” được thể hiện qua cửa miệng của những người ngồi lê đôi mách mang lại cho bé Hồng hình ảnh một người mẹ khốn khó đang phải nuôi con nhỏ mà cũng chẳng tốt đẹp gì. Câu chuyện “nghe nói” ấy trở thành nỗi đau trong tâm hồn chú bé, tạo thành phản xạ tự vệ ở chú. Chú không chỉ nghe, không chỉ biết trả lời những câu hỏi của bà cô mà chú còn biết nhận xét thái độ biểu lộ qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ....để nhận ra cái thật, cái giả trong những lời nói của bà cô. Chú không thể chịu được sự nhục mạ của bà cô đối với người mẹ của mình nhưng là phận cháu, lại đang trong cảnh ăn nhờ ở đậu, chú chỉ biết dùng nước mắt để tự vệ và phản kháng.
Nhưng, những gì mà bà cô nói hoàn toàn không phải là sự thật. Người mẹ của bé Hồng đã trở về vào “ngày giỗ đầu” của chồng mình mà chẳng cần chú bé phải “viết thư”. Người mẹ ấy vẫn nhớ con, nhớ người chồng đã mất cho dù đối với bà đó là một mối tình bất hạnh nhưng bà không chối bỏ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Trước hết, người mẹ hiện ra như trong giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật của Hồng. Mẹ “không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội”, “gương mặt” mẹ “tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Người mẹ ấy khác hoàn toàn với hình ảnh mà bà cô, qua lời kể của người họ nội, miêu tả bằng tâm địa ác độc. Và tiếp theo đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc của chú bé sau những chuỗi ngày phải sống xa mẹ, sống trong những định kiến, thành kiến tàn ác. Hồng đã hiểu được ý nghĩa sâu xa và vai trò của người mẹ trong cuộc đời chú: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó là một cảm giác tràn trề hạnh phúc, xóa đi tất cả mọi khố đau trước đó: “Tôi ngồi trên đệm xo, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Những cảm nhận của chú bé về người mẹ qua các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác...) đã làm tôi sống dậy tình mẫu tử bất diệt qua những câu văn đậm chất trữ tình.
Tình huống truyện kết hợp với nội dung được kể là tiền đồ tạo nên chất trữ tình của câu chuyện. Một chú bé phải sống xa mẹ (mà người mẹ vì hoàn cảnh phải bỏ con lại, đi xa kiếm sống) và phải chịu nhiều cay đắng cơ cực cùng như những thành kiến tàn ác vẫn không mất đi tình cảm yêu thương, quý trọng đối với mẹ mình; cũng như người mẹ vẫn âm thầm chịu đựng và vượt qua những đau khổ, bất hạnh riêng tư đẽ hướng về đứa con ruột thịt. Giữa hai mẹ con là tình mẫu tử thiêng liêng. Đó chính là mạch cảm xúc tạo nên mạch liên kết của câu chuyện, tạo ra những hình thức bộc lộ cảm xúc của chú bé như xót xa, tủi nhục trước hoàn cảnh của mình và của mẹ; căm giận bà cô hay đơm điều đặt chuyện bằng những cái “nghe đâu” và tập trung nhất vẫn là sự biểu lộ tình thương yêu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Cách kể theo hình thức hồi kí, vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc, kết hợp với các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các hình thức bộc lộ tình cảm qua nét mặt, tiếng khóc thổn thức...đều cho thấy tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ. Lời văn, nhất là ở đoạn cuối của đoạn trích, cũng tràn đầy cảm xúc của niềm vui, niềm hạnh phúc khi bé Hồng gặp lại mẹ mình.
Nhưng, những gì mà bà cô nói hoàn toàn không phải là sự thật. Người mẹ của bé Hồng đã trở về vào “ngày giỗ đầu” của chồng mình mà chẳng cần chú bé phải “viết thư”. Người mẹ ấy vẫn nhớ con, nhớ người chồng đã mất cho dù đối với bà đó là một mối tình bất hạnh nhưng bà không chối bỏ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Trước hết, người mẹ hiện ra như trong giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật của Hồng. Mẹ “không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội”, “gương mặt” mẹ “tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Người mẹ ấy khác hoàn toàn với hình ảnh mà bà cô, qua lời kể của người họ nội, miêu tả bằng tâm địa ác độc. Và tiếp theo đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc của chú bé sau những chuỗi ngày phải sống xa mẹ, sống trong những định kiến, thành kiến tàn ác. Hồng đã hiểu được ý nghĩa sâu xa và vai trò của người mẹ trong cuộc đời chú: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó là một cảm giác tràn trề hạnh phúc, xóa đi tất cả mọi khố đau trước đó: “Tôi ngồi trên đệm xo, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Những cảm nhận của chú bé về người mẹ qua các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác...) đã làm tôi sống dậy tình mẫu tử bất diệt qua những câu văn đậm chất trữ tình.
Tình huống truyện kết hợp với nội dung được kể là tiền đồ tạo nên chất trữ tình của câu chuyện. Một chú bé phải sống xa mẹ (mà người mẹ vì hoàn cảnh phải bỏ con lại, đi xa kiếm sống) và phải chịu nhiều cay đắng cơ cực cùng như những thành kiến tàn ác vẫn không mất đi tình cảm yêu thương, quý trọng đối với mẹ mình; cũng như người mẹ vẫn âm thầm chịu đựng và vượt qua những đau khổ, bất hạnh riêng tư đẽ hướng về đứa con ruột thịt. Giữa hai mẹ con là tình mẫu tử thiêng liêng. Đó chính là mạch cảm xúc tạo nên mạch liên kết của câu chuyện, tạo ra những hình thức bộc lộ cảm xúc của chú bé như xót xa, tủi nhục trước hoàn cảnh của mình và của mẹ; căm giận bà cô hay đơm điều đặt chuyện bằng những cái “nghe đâu” và tập trung nhất vẫn là sự biểu lộ tình thương yêu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Cách kể theo hình thức hồi kí, vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc, kết hợp với các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các hình thức bộc lộ tình cảm qua nét mặt, tiếng khóc thổn thức...đều cho thấy tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ. Lời văn, nhất là ở đoạn cuối của đoạn trích, cũng tràn đầy cảm xúc của niềm vui, niềm hạnh phúc khi bé Hồng gặp lại mẹ mình.