09/06/2018, 22:04

Tại sao thủy triều chỉ xuất hiện vào ban đêm? - Câu hỏi hay

Ở bờ biển, chúng ta thấy thủy triều chỉ lên cao vào ban đêm, nhưng lại xuống vào ban ngày. Chẳng lẽ ban ngày không có thủy triều sao? Tại sao không có thủy triều ở ao? ...

Ở bờ biển, chúng ta thấy thủy triều chỉ lên cao vào ban đêm, nhưng lại xuống vào ban ngày. Chẳng lẽ ban ngày không có thủy triều sao?

Bạn nhầm, thuỷ triều dịch chuyển theo ngày ( lệ thuộc vào dich chuyển của mặt trăng) trung bình đỉnh triều mỗi ngày chậm hơn hơn một tiếng...nên chắc chắn có những ngày nước lớn ( đỉnh triều) là ban ngày , Phía bắc chịu ảnh hưởng nhật triều, phía nam bán nhật triều ( ngày lên xuống hai lần)....bạn có thể mua cuốn lịch thuỷ triều ( phát hành từng năm) để tham khảo. Người làm nghề sông nước thì không cần lịch, chỉ tính nhẩm theo âm lịch ra con nước là đủ....ví dụ có hai ngày đỉnh triều cao nhất là " tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm".... - (sonthuyocean)

Về Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức mà xem thủy triều ban ngày ! ngập tới yên xe luôn ! - (ngocnho63)

Thủy triều ko như bạn nghĩ nhé.Nó thay đổi theo mùa và mùa nào cũng có nước lớn vào cả ngày và đêm bạn nhé.Tính theo cách của người đi biển thì 1 tháng có 2 con nước.mỗi con nước có 14 ngày.Trong năm có 2 tháng có 3 con nước là tháng 2 và tháng 8.nước không đổi con vào mùng 1, ngày rằm và ngày chẵn .2 tháng này cũng được coi là tháng chuyển mùa của thủy triều. Người ta thường nhìn trăng cũng có biết đc nước lên hay xuống.VD tháng 3 đầu nước trăng mọc thì nước bắt đầu nên.Trăng lặn thì nước sẽ xuống.Ngược lại khi chuyển mùa sang tháng 9 thì mọi thứ sẽ lại thay đổi. - (tuannghia)

Tại sao thuỷ triều chỉ xuất hiện vào ban đêm? Tại vì bạn bị nhầm. - (thanh binh)

mặt trăng quay vòng vòng trái đất, thì nó quay đến đâu, nước ở 2 đầu theo trục giữa trái đất và mặt trăng sẽ bị kéo ra (như hình elip) tạo nên thủy triều. Chính nhờ lực hút của mặt trăng mà các dòng nước trên trái đất mới được chuyển động điều hòa như vậy. - (Quan Quach)

Ban ngày con người xả rác ra biển, ban đêm thủy triều lên dọn rác cho chúng ta :) - (INSPIRON)

Bạn nhầm rồi.Ở SG triều cả sáng cả chiều. - (anhhai)

bạn không phải người ở gần biển rồi, thuỷ triều lên xuống theo chu kỳ của mặt trăng - (PHQUANGHOANG)

Bạn nhầm rồi, thuỷ triều lên xuống tất cả các thời điểm trong ngày và đêm.
Nguyên nhân thuỷ triều là do sức hút của mặt trăng và mặt trời, do vậy nó lên xuống theo chu kỳ của trăng, mặt trời. Thường thì có hai chế độ NHẬT TRIỀU và BÁN NHẬT TRIỀU tức là một ngày có một lần lên và một lần xuống là nhật triều, ngày lên xuống hai lần là bán nhật triều. Ngoài ra còn có chế độ triều lên xuống cả bán nhật lẫn nhật triều (trong một ngày có hơn 2 lần lên xuống hoặc gần ba ngay có 2 lần nước lên xuống...). Ngoài các ngày, giờ lên xuống trong năm, thuỷ triều phụ thuộc vào vị trí địa lý, các vùng biển khác nhau, cách nhau vài trăm km chế độ thuỷ triều lên xuống khác nhau.
Việt Nam ta có hơn 3000km bờ biển, trải qua từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc nên chế độ thuỷ triều rất phong phú có đủ các chế độ triều. Về mức dao động của triều cũng phong phú, ở Việt Nam dao động từ 0,5 - 4,5m. Kỷ lục thủy triều cao nhất đo được ở bờ biển bắc Âu là gần 9m.
Ngư dân, thuỷ thủ, những người làm việc liên quan đến chế độ thuỷ triều đều có kinh nghiệm tính toán nuớc ròng (cạn), nước lớn (đầy) vào giờ nào và mức độ bao nhiêu. Ngành thuỷ văn đã tính toán truớc và chính xác ngày giờ và mức độ lên xuống của thuỷ triều trong năm của các cửa sông, cảng biển lớn của Việt Nam và xuất bản hàng năm NIÊN GIÁN THỦY TRIỀU VIỆT NAM NĂM 200X. Bạn có thể tra trên mạng hoặc xem ở lịch treo tường có in thông tin nước lớn, nước ròng ở một địa điểm nào đó.
Thủy triều không chỉ liên quan đến hàng hải mà còn xem để... chọn ngày giờ tốt trong bói toán nữa, tin hay không tủy bạn. - (Anh Tuấn)

Thuỷ triều không chỉ vào ban đêm không đâu. Mặt nào của trái đất hướng về mặt trăng là có có thuỷ triều ngay, bất kể ngày hay đêm. Nếu mặt trăng và mặt trời cùng 1 phía thì thuỷ triều sẽ mạnh thêm. - (DăngQuang)

đó là do lực hấp dẫn của mặt trăng bạn ạ - (Ken)

Thủy triều thay đổi theo giờ mỗi ngày - (tranquangtho .)

bạn nên lên google hay wiki tìm hiểu nghĩa của từ thủy triều đi đã - (Susu3653 .)

hay co goi la luc hut cua mat trang - (Hang Pham)

câu trả lời của bạn
* Thuyết tĩnh học của Niu Tơn
Niutơn đã giải thích thuyết tĩnh học về thuỷ triều trên cơ sở giả thuyết: coi bề mặt trái đất là một bề mặt nước liên tục (không có sự phân chia lục địa - đại dương), độ sâu của đại dương tại mọi điểm như nhau và nước biển không có độ nhớt. Trong đó ở một thời điểm bất kỳ, lực tạo triều tác dụng lên khối nước cân bằng với lực trọng trường. Màng nước của đại dương trên trái đất sẽ có dạng elipxoit tròn xoay của triều mặt trăng và mặt trời tạo nên.
Trên cơ sở các lực tạo triều đã nêu ở phần trên, Niutơn đã giải bài toán tính thể tích của lực tạo triều (thế của lực tạo triều là đạo hàm riêng của lực theo các trục x, y, z theo không gian 3 chiều đặt lên một điểm trên bề mặt trái đất). Để tính độ cao thuỷ triều, trên cơ sở lý thuyết tĩnh học, tại mỗi điểm trên đại dương, thế của lực trọng trường cân bằng với thế của lực tạo triều mặt trăng và mặt trời.
Công thức thế của lực trọng trường G đối với một đơn vị khối lượng được viết như sau:
(5.54)
Trong đó: g là gia tốc trọng trường;
H là hướng pháp tuyến của mặt đẳng thế.
Tích phân biểu thức (5.54), ta có:
G = (5.55)
Theo luận điểm của thuyết tĩnh học thì tại mọi điểm cần thoả mãn đẳng thức:
G = VM + VS = g.h (5.56)
Trong đó: VM là thế của lực tạo triều mặt trăng được xây dựng bằng công thức đối với mặt trăng.
VM = (5.57)
Trong đó: k - hằng số hấp dẫn;
M - khối lượng mặt trăng;
ρ - khoảng cách từ tâm trái đất đến điểm cần tính (bán kính trái đất);
d - khoảng cách từ tâm trái đất đến tâm mặt trăng;
ZM - khoảng cách đỉnh của mặt trăng theo tâm trái đất.
Tương tự như vậy, thế của lực tạo triều đối với mặt trời (VS) có biểu thức:
VS = (5.58)
Từ (5.56) ta có:
(5.59)
Khi đó, độ cao thuỷ triều tổng cộng sẽ bằng:
(5.60)
Phân tích công thức (5.60) ta thấy rằng, nếu xét riêng lực tạo triều của mặt trăng thì bề mặt của đại dương có dạng elipxoit tròn xoay với trục lớn hướng lên mặt trăng, tương tự xét với lực tạo thuỷ triều mặt trời, trục lớn của elipxoit tròn xoay hướng lên mặt trời. Dưới tác dụng đồng thời của mặt trăng và mặt trời có thể nhận được mặt đại dương bằng tổng hình học của các elipxoit triều mặt trăng và mặt trời.
Theo lý thuyết tĩnh học, các giờ nước lớn của mặt trăng, mặt trời phải trùng với giờ mặt trăng, mặt trời qua kinh tuyến địa phương (vị trí thiên đỉnh) và theo tính toán biên độ cực đại không vượt quá 90 cm.
Thực tế khi khảo sát thuỷ triều ở các bờ đảo trên đại dương, kết quả về biên độ triều xấp xỉ 90 cm. Song ở các kết quả khác, thuyết tĩnh học với các giả thuyết nêu trên khác rất xa thực tế. Giờ nước lớn, thường chậm hơn giờ mặt trăng, mặt trời qua thiên đỉnh, biên độ triều ở một số khu biển ven bờ có thể đạt giá trị trên 10 mét. Điều đó giải thích về sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên đến hoạt động của thuỷ triều rất lớn (sự phân chia đất liền, đại dương, sự thay đổi độ sâu, ma sát đáy v.v.).
Tuy nhiên, thuyết tĩnh học là cơ sở quan trọng để giải thích một cách định tính những đặc điểm chủ yếu của thuỷ triều - sự tuần hoàn và sự chênh lệch triều (triều sai). Những giải thích về triều sai do sự thay đổi các thông số thiên văn đã được nêu ở trên. Trên cơ sở biểu thức (5.60) ta có thể giải thích các triều sai nửa tháng, triều sai ngày và triều sai tháng.
Triều sai nửa tháng liên quan đến sự biến đổi pha mặt trăng và sinh ra do vào thời kỳ trăng tròn và trăng non (kỳ sóc vọng), mặt trăng và mặt trời thượng đỉnh cùng một lúc, các elipxoit triều mặt trăng, mặt trời cộng lại. Lúc này tâm mặt trời, tráiđ, mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng (hình 5.18). Vì vậy, sự dâng mực nước gây ra bởi tác dụng của mặt trăng được tăng thêm do đồng thời tác dụng của mặt trời. Độ hạ thấp mực nước bằng tổng các độ hạ thấp do mặt trăng và mặt trời gây nên.
Do đó, độ lớn của thuỷ triều lớn nhất - triều sóc vọng. Thời kỳ thuỷ triều có biên độ lớn nhất như vậy gọi là kỳ nước cường.
Khi mặt trăng và mặt trời thượng đỉnh cách nhau 6 giờ, vào tuần trăng thượng huyền và hạ huyền (trực thế), elipxoit triều mặt trời vuông góc với elipxoit triều mặt trăng và chúng trừ bớt cho nhau. Vì triều mặt trăng lớn hơn triều mặt trời nên elipxoit tổng hợp sẽ hướng trục lớn lên mặt trăng nhưng độ cao mực nước dâng dưới tác dụng của mặt trăng sẽ bị giảm đi do mực nước đồng thời bị hạ thấp dưới tác dụng của triều mặt trời. Còn độ cao mực nước ròng sẽ tăng thêm do tác dụng của mặt trời. Lúc này, thuỷ triều có biên độ nhỏ nhất (triều trực thế). Thời kỳ triều hoạt động yếu này gọi là kỳ nước kém.
Vào những ngày sóc vọng, mặt trăng và mặt trời thượng đỉnh đồng thời và nước lớn của triều tổng cộng xuất hiện cùng một lúc với thượng đỉnh mặt trăng. Kế đó, trong chuyển động của mình, mặt trăng chậm dần sau mặt trời (50 phút mỗi ngày), nước lớn của thuỷ triều mặt trăng và thuỷ triều mặt trời sẽ xê dịch đi so với nhau, thời gian nước lớn của triều tổng cộng sẽ xa dần thời điểm thượng đỉnh của mặt trăng. Vào kỳ trực thế, khi hiệu giữa thượng đỉnh mặt trăng và mặt trời đạt 6 giờ, thời điểm xuất hiện nước lớn của triều tổng cộng lại trùng với thượng đỉnh mặt trăng.
Khi hiệu vượt quá 6 giờ, thời điểm nước lớn của triều tổng cộng lại xa dần thời điểm thượng đỉnh của mặt trăng cho tới kỳ sóc vọng sau.
Các triều sai ngày và nửa tháng trong nhật triều được tạo bởi sự biến thiên xích vĩ mặt trăng, mặt trời.

Hình 5.18. Giải thích triều sai theo pha
Xích vĩ mặt trời biến thiên trong khoảng từ 23027’0 N tới 23027’0 S. Xích vĩ mặt trăng biến thiên trong khoảng từ (23027’0 ± 5008’0)N tới (23027’0± 5008’0) S. Nếu xét theo triều mặt trăng thì thuỷ triều lớn nhất sẽ quan sát thấy ở điểm mặt trăng có độ xích vĩ lớn nhất bằng 28035’0 N và 28035’0 S. Thời kỳ này là triều chí tuyến, còn khi trái đất quay sau 12 giờ sẽ nhận được nước lớn thứ hai nhỏ hơn nhiều và tạo nên triều sai ngày về độ cao thuỷ triều.
Các triều sai tháng (triều sai thị sai) xảy ra do sự thay đổi khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng trong quĩ đạo của nó chuyển động hết một vòng với chu kỳ 17,5 ngày, theo tính toán thì triều mặt trăng ở thời kỳ cận điểm với khoảng cách nhỏ nhất từ tâm mặt trăng tới tâm trái đất bằng 57,0 lần bán kính trái đất sẽ lớn hơn so với thuỷ triều ở thời kỳ viễn điểm 63,7 lần bán kính trái đất tới 40%.
Còn với triều mặt trời theo chu kỳ năm ở thời kỳ cận điểm là 22949 lần bán kính trái đất sẽ lớn hơn 10% so với triều mặt trời ở thời kỳ viễn điểm bằng 23732 lần bán kính trái đất.
* Thuyết động lực học thuỷ triều
Thuyết tĩnh học của Niutơn tuy đã nêu lên được cách giải thích một số vấn đề về đặc điểm thuỷ triều (chế độ triều và triều sai), tính tuần hoàn của các lực tạo triều song chưa thể áp dụng các kết quả tính toán đúng trong thực tế vì các giả thuyết nêu ra của thuyết tĩnh học là phi thực tế.
Các nhà khoa học sau đó như Laplax, Eri, Hôpxơ và sau này là W.Tomsơn đã đưa ra các thuyết về động lực học thuỷ triều. Theo các thuyết này, đầu tiên là Laplax, ông đã coi quá trình tạo thành thuỷ triều dưới tác dụng của các lực gây ra triều mặt trăng, mặt trời là sự tạo thành các dạng sóng giao động. Ở vùng biển khơi, dao động sóng truyền lan dưới dạng các sóng tự do và sóng ép, còn ở vùng bờ có sự phản hồi của các sóng triều với các lục địa tạo thành các sóng đứng. Các nhà Hải dương học khác đã vận dụng và cụ thể hoá lý thuyết động học của Laplax với điều kiện thực tế liên quan đến đặc điểm địa lý tự nhiên như địa hình bờ, độ sâu, cũng như ảnh hưởng của lực làm lệch hướng do sự quay của trái đất, lực ma sát nhớt (quán tính) của các phân tử nước. Theo thuyết động học, việc tính độ cao thuỷ triều sẽ liên quan trực tiếp đến dao động của các sóng thành phần dưới tác dụng của các ngoại lực, trong đó phải kể đến các lượng hiệu chỉnh trực tiếp ở mỗi địa điểm phù hợp, trên cơ sở có số liệu quan trắc mực nước. Từ thuyết tĩnh học và động học, các nhà khoa học đã đề ra các phương pháp dự tính thuỷ triều. - (ketban_khapnoi)

Ông này không biết có ở miền biển không? cũng không học lực vạn vật hấp dẫn của Newton: Công thức tính Ta có công thức: F = K frac{m_1 m_2} {d^2}

Với:

F: Lực hấp dẫn (N)
K: Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11
d: Khoảng cách (mét) - (Hoàng Bắc)

Có 2 loại thủy triều: loại 1 do mặt trăng hút Trái đất gây nên, vì Mặt Trăn nhỏ hơn Trái đất nhiều lân nên mực nước dâng lên ở nơi thẳng góc với Mặt Trăng. Loại 2 do sức hút của mặt Trời gây ra, vì Mặt Trời lớn hơn Trái Đất của chúng ta Rất nhiều nên nếu Trái đất là một khối nước thì nó sẽ có hình của " Cái bánh rán" hay hình giọt nước trên lá khoai . Phần bị dẹt chỉ khoảng 1,6m đó chính là Thủy Triều mà chúng ta nhìn thấy . vì vậy loại này chỉ xảy ra ở vùng vuông gọc với mặt Trời ( 6 giờ tối và 6 giờ sáng) - (Dang Mau)

Lực hấp dẩn giữa trái đất vs mặt trăng. Xem lại môn vật lí nhé - (Duy)

chắc mới trực đêm ngoài cảng biển,bờ sông nên k pít rõ rồi, thủy triều ngày 2 cửữ sớm và chiều tối, tùy ngày mà thời gian lệch nhau 1 2 tiếng j thôi. - (nguyentuan)

Thủy triều có cả ban đêm lẫn ban ngày.
- (Nguyễn Thành Sum)

Thuỷ triều lên xuống đâu nhất thiết là cố định đâu. Bạn chắc chắn ko phải là người sông nước rồi! - (An)

"Thủy triều" khác và giống với "triều cường"điểm nào? - (Lại Đến Đến Hẹn)

Thuy trieu la do luc li tam cua trai dat va ve tinh cua no va con phu thuoc vao vi tri cua trai dat va mat trang se tao len thuy trieu lon hay nho - (khoe)

ra biển ở 1 năm bạn sẽ tận mắt nhìn thấy - (truong pham)

ở SG thủy triều theo tính chất bán nhật triều (1 ngày lên xuống 2 lần). - (duy)

Thủy triều chịu tác động của 2 nhân tố chính đó là lực hút của Mặt trăng và lực ly tâm của trái đất, ngoài ra nó còn chịu tác động của địa hình đáy biển, của gió, nói chung là nhiều yếu tố lắm. - (Vanphongqc)

Xin hỏi vì sao có hiện tượng những sợi tơ màu trắng bay mà người ta gọi là "tàn lang"? - (pmt01061976)

Giữa tháng thủy triều cao vào ban đêm(rằm-cao nhất nửa đêm), cuối tháng thủy triều cao vào ban ngày (ngày cuối tháng cao nhất vào giữa trưa) - (Thanh Vi)

bìm bịp kêu nước lớn anh ơi... bạn ở trên rừng bạn bắt bìm bịp mà nuôi, bạn sẽ biết nước lớn ngày hay đêm, chúc bạn nuôi thành công. - (hoangthaibinh)

Những ai đã từng một thời lặn lội sông ngòi, mò tôm, bắt cá, tất sẽ phải biết tính con nước chứ. Cứ 6 tháng, con nước sẽ lặp lại 1 chu kỳ, ví dụ: Tháng Chạp và tháng 6 (Âm lịch) sẽ có con nước sinh vào ngày mồng 7 và 21; tháng Giêng và tháng 7 là mồng 5 và 19... Tuy nhiên đây là con nước ở vùng biển phía Bắc, lấy mốc tại Hòn Dáu (Vịnh Bắc Bộ). Cũng tùy theo mùa mà thời gian nước lên, xuống khác nhau. Vậy nên trong ca dao tính con nước mới có câu: "Tháng Giêng, tháng Bảy phân minh/ / Mồng Năm, Mười chí, Dần sinh, Tỵ hồi..." - (Bùi Hương Giang)

Để cho bạn yên tâm mà ngủ ngon giấc. - (Buồn)

Ngày đêm gì cũng có cả. - (Văn Võ)

Thoi di cac Cha , Thuy Trieu len xuong tuy theo cong ranh , luc nao rac day thi no tu len , con nhu cong thong thi thuy trieu rut. ( hihihi) - (Trung)

bìm bịp kêu nước lớn ah ơi,nếu bạn ở trên rừng bạn nên bắt bìm bịp mà nuôi, mong bạn hiểu biết thêm thủy triều từ loài vật này nhé! - (hoangthaibinh)

thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng , mặt trời lên trái đất vật nên thủy triều phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa mặt trăng , mặt trời và trái đất . Vào thời điểm mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời và cả 3 thẳng hàng là đỉnh triều cao nhất. Còn khi cả 3 thẳng hàng mà mặt trời và mặt trăng nằm 2 bên trái đất thì đỉnh triều thấp nhất - (vu van ky)

Tại sao cao Ngựa bạch lại tốt hơn cao nấu từ Ngựa khác - (Buôn Dưa Lê)

"Tại sao thủy triều chỉ xuất hiện vào ban đêm?" là câu hỏi sai, hoặc người hỏi gài bẫy đánh đố độc giả. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Do đó lúc nào cũng có thủy triều, trong chu kỳ lên - xuống của nó. Nếu hỏi riêng về "triều lên" thì lại khác... - (tahoaphuong)

Thủy triều chịu ảnh hưởng lực hút của cả mặt trăng và mặt trời ,trong khi đó biển nằm ở phía đông của nước ta nên khi mặt trời nặn nó hút theo khối nước đại dương đương nhiên Việt nam có hiện tượng thủy triều vào ban đêm rồi , còn triều cường diễn ra trong hai thời kỳ trăng rằm và trăng đầu tháng - (chu văn)

vậy thì sao biết được thủy triều lên hoặc xuống vào ban ngày?tính bằng cách nào - (letuanautomation)

Cho em hỏi ngày 10thang 6 âm lịch-21tháng 7 dương lịch thì thủy triều sẽ lên đỉnh điểm lúc mấy giờ à.em ở hà nam - (anh doducanh)

cách tính thủy triều lên xuống trong ngày tại một địa phương? có phải tăng lên nước lên, tăng nghiên nước xuống không? cứ 6 tiếng nước lên rồi 6 tiếng nước xuống không? như vậy mỗi ngày có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống không? - (tranvanhoavs)

0