Vì sao nước biển mặn mà con sông lớn thì không? - Câu hỏi hay
Mỗi lần đi tắm biển, ai trong chúng ta cũng cảm nhận rõ độ mặn của biển, nhưng con sông lớn thì không. Tại sao có sự khác biệt này? (Văn Hà) Ảnh: UNEP. Độc giả đặt câu hỏi tại ...
Mỗi lần đi tắm biển, ai trong chúng ta cũng cảm nhận rõ độ mặn của biển, nhưng con sông lớn thì không. Tại sao có sự khác biệt này? (Văn Hà)
Ảnh: UNEP. |
Độc giả đặt câu hỏi tại đây
Trước khi vào vấn đề chính ta cần biết muối (Clorua natri - NaCl) và các thành phần hóa học khác trong đại dương có nguồn gốc từ trong đất liền, trên các ngọn núi, đồi, tích tụ trong đất, đá khi mưa rơi xuống làm xói mòn, rửa trôi và được vận chuyển, đổ vào biển, và một phần từ các vết nứt hay các ống thủy nhiệt rò rỉ của vỏ Trái đất dưới đáy biển thoát ra. Quá trình này đã diễn ra hàng tỷ năm tích tụ dồi dào NaCl trong nước biển khiến đại dương tất cả đều có tính mặn. Người ta tính bình quân trong nước biển có độ mặn khoảng 3.5%, hay 35/1.000, tức cứ mỗi 1 lít nước biển có 35 gram là muối.
Trên là độ mặn bình quân, thực tế thì độ mặn cao, thấp khác nhau tại các vùng biển khác nhau do nhiều nguyên nhân phụ thuộc vào các dòng hải lưu, nhiệt độ, vĩ độ ... , ví dụ: các vùng nước cận xích đạo có độ mặn cao hơn do lượng nước bốc hơi nhiều hơn, các vùng cận Bắc-Nam cực thấp hơn do băng tan làm loãng độ mặn, các cửa sông lớn, nơi các giòng sông (nước mưa) đổ ra biển tuy có mang theo muối nhưng độ mặn thấp hơn nhiều trong biển vì thế bạn sẽ thấy các con sông dù lớn hay nhỏ nếu nói không mặn là không đúng, chúng vẫn có độ mặn nhất định nhưng rất thấp so với nước biển đến mức ta cảm thấy chúng là nước ngọt.
Ở VN ta vào mùa khô do không có mưa, nước thượng nguồn đổ về yếu, thế cân bằng giữa áp lực nước sông đổ ra biển so thể tích đại dương không còn và gặp khi triều cường thì nước biển sẽ xâm lấn sâu vào đất liền hàng chục km theo các giòng sông hay tràn ngập các vùng ven biển có địa hình thấp thì lúc này nước sông chính là nước biển xâm lấn vào. Xin chào. - (Mỹ An Trương)
Khi có mưa nước cuốn theo các khoáng chất và muối trên bề mặt đất, đổ ra sông và từ sông nước ra biển. Khi mặt trời chiếu xuống làm bốc hơi nước còn các khoáng chất và muối thì không bốc hơi, trải qua quá trình bốc hơi và tích luỹ muối khoáng trong hàng tỷ năm nên nước biển có vị mặn. Các con sông lớn nước không có vị mặn là do nước tuần hoàn liên tục, không đủ thời gian để xảy ra quá trình bốc hơi và tích luỹ muối khoáng. - (Hiệp Alex)
Vì con sông luôn chảy ra biển chứ nó ko nằm 1 chỗ, nước biển mặt vì 2 lý do cơ bản
1 . Biển hòa tan khoáng vật dưới đáy biển (Na+,Mg2+...) làm tăng nồng độ muối
2. Nước ngọt mang theo muối theo sông đổ ra biển rồi nước bốc hơi để lại muối ,mây mang nước vào đất liền mưa xuống đất mang muối đổ ra biển. Cứ thế vòng tuần hoạn lặp lại cả triệu năm làm tăng dần nồng độ muối trong nước biển
Con sông luôn vận động nên nó không tích trữ được lượng muối (có nhưng ở nồng độ rất nhỏ) như nước biển - (Duc Tran Van)
Lúc nhỏ tôi cùng mấy đứa bạn băng rừng phi lao ra bãi biển, theo kinh nghiệm thấy vũng nước thì liếm thử nếu mặn thì đã tới biển, khi nếm thì vẫn ngọt, ngước lên thì biển cách chừng 10m, quái lạ tôi hỏi bạn, nó bảo vũng nước đó là của nó. - (Vạn Sự Thông)
Tạo hoá nó thế. Khó thế ai trả lời nổi. - (Maggie)
Hàm lượng muối trong sông nhỏ nên bạn không nhận thấy. Thủa xa xưa nước biển là nước bình thường nhưng các chất khoáng trong đó có muối trong đất bị nước mưa cuốn ra các con sông và đổ ra biển, dần dần hàm lượng muối tăng lên và mặn như ngày nay, quá trình đó cũng mất hàng tỷ năm. - (Thanh)
Nếu mặn thì nó là biển - (lethanhtuan6754)
Đơn giản thế này thôi. Nước biển bay hơi nhưng muối trong nước biển thì không, qua một số quá trình dẫn đến mưa cả ngoài khơi lẫn trong lục địa. Nước mưa tích tụ tại các con sông, con suối lớn nhỏ rồi chảy ra các con sông chính về biển. Do nước chảy 1 chiều nên muối không có cơ hội sâm nhập sâu vào đất liền. Còn về thủy triều đưa muối vào tới điểm nào đó trên con sông đó thì nhờ các bạn giải thích tiếp nhé. - (nguyenvo.tvt)
Nước biển mặn là do nước mưa hòa tan muốn trên đất liền rồi đổ ra biển, quá trình này diễn ra liên tục hàng tỉ năm và muối trên đất liền,sông hồ bị nhạt dần.... - (Lang)
Nói sông mặn là không hoàn toàn đúng, mùa mưa (trong đất liền) nước ngọt tư thượng nguồn sẽ đẩy nước muối ra biển (rửa đất nhiễm mặn). Mùa khô, mực nước sông thấp hơn mực nước biển nên nước biển tràn vào cửa sông gây hiện tượng xâm lấn mặn.
Đó là cơ chế cân bằng sinh thái. - (dcbao.emulsion)
không dài dòng . Nước biển mặn vì có muối ...ha...ha.. - (cnthachbd)
Hoạt động địa chất ngầm dưới đáy biển như dung nham núi lửa đang hoạt động hoặc các dòng khí bốc lên từ núi lửa đã tắt mang theo muối từ dưới đất lên hòa tan vào nước biển làm nước biển có vị mặn. - (El Clasico)
Tui nghĩ chỉ một phần nào đó thôi. Vì nếu như hòa tan tạp chất trong đó có lượng muôi trên cạn và đổ ra biển như các bạn nói. Vậy độ mặn của nước biển ngày càng cao theo thời gian sao. Vậy sinh vật ở dưới biển sau này bị tiêu diệt hết àh. - (Bao nhu)
Thế mới gọi là biển - (Phuc Vt)