Tại sao nước biển có vị mặn - Câu hỏi hay
Các con sông đổ ra biển đều nước ngọt, sao lúc lấy nước ở biển, tôi lại thấy nước mặn. Độ mặn đó không thay đổi cho dù ngày đêm các con sông đều đổ ra biển. Con người ta khai thác muối hàng ngày nữa, sao biển không nhạt ...
Các con sông đổ ra biển đều nước ngọt, sao lúc lấy nước ở biển, tôi lại thấy nước mặn.
Độ mặn đó không thay đổi cho dù ngày đêm các con sông đều đổ ra biển. Con người ta khai thác muối hàng ngày nữa, sao biển không nhạt dần?
.
Ngày xưa, ở bờ biển nọ, có ông lão đánh cá rất nghèo. Ngày ngày ông ra biển đánh cá rồi mang cá ra chợ đổi lấy bánh mì và muối để sống qua ngày. Một hôm, như thường lệ, ông lão cũng mang lưới ra biển đánh cá. Khi kéo luới lên, ông chỉ thấy có một con cá nhỏ, vảy và đuôi vàng óng. Con cá van nài:- Ông lão ơi, ông đừng giết tôi, ông muốn gì, tôi xin giúp.Nghe nói ông lão thở dài:- Lão nghèo lắm, cả đời đến muối cũng chẳng có mà ăn. Ta chỉ mong lúc nào trong nhà cũng có muối mà thôi.- Thế thì tôi sẽ cho ông một cái cối xay muối. Khi cần ông chỉ việc nói: “Cối ơi, hãy xay muối đi!”. Lúc nào muốn nó dừng lại thì nói:” Cối ơi, thôi đủ rồi!”.Nói rồi con cá biến mất. Trước mắt ông lão hiện ra một cái cối nhỏ. Ông trở về với chiếc cối trong tay. Ông mang ra xem và thử nói:- Cối ơi, hãy xay muối đi!Tức thì, từ chiếc cối, những hạt muối trắng tinh óng ánh chảy ra. Ông lão sung sướng hứng muối cho mình. Khi thấy đã đủ, ông nói:- Cối ơi, thôi đủ rồi!Sau đó ông đem muối chia cho dân làng, nhà ai cần ông cũng mang cho. Từ đó dân làng rất mừng vì có đủ muối ăn.Dần dần tiếng đồn về chiếc cối đến tai một tên nhà giàu ở làng bên. Hắn rắp tâm ăn trộm chiếc cối của ông lão nghèo. Một đêm khi làng xóm đã ngủ say, ông lão cũng nằm ngủ dưới bếp, bên cạnh chiếc cối đang làm việc, no xay muối để sáng mai ông kịp phân phát cho dân làng. Tên nhà giàu chèo thuyền sang nhà ông, hắn lẻn vào đánh cắp chiếc cối rồi nhanh chóng trở ra thuyền.Đặt chiếc cối vào khoang, hắn vội vã chèo thuyền ra biển. Chiếc cối thì vẫn đang xay muối. Muối trong thuyền đầy dần. Ra đến giữa biển, chiếc thuyền nặng nề, chòng chành. Tên nhà giàu ra sức chèo. Lúc đó trời bỗng nhiên nổi gió, rồi gió bão mỗi lúc một to. Lúc này, tên nhà giàu thấy cần phải bắt chiếc cối xay muối dừng lại, nhưng hắn không biết làm thế nào trong khi muối đã đầy. Gió bão dữ dội, chiếc thuyền mấy lần suýt lật. Hoảng quá, cuối cùng tên nhà giàu đành kêu cứu. Nhưng khi dân làng chạy ra đến bờ biển thì cũng là lúc mọi người thấy một cơn sóng lớn chồm lên nhận chìm cả tên nhà giàu lẫn chiếc thuyền đầy muối.Cho đến ngày nay chiếc cối vẫn còn ở dưới đáy biển và vẫn tiếp tục xay ra muối làm nước biển mặn đấy bạn. - (Jonathan Nguyen)
nước biển mặn là để cho cá nó được tươi!!!... - (giangdientumaytỉnh)
Câu hỏi của bạn hay thật, mình có tìm thử và thấy có cái này cũng giải thích có lí nè :- Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.- Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy.(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)Độ mặn đó không thay đổi cho dù ngày đêm các con sông đều đổ ra biển. Con người ta khai thác muối hàng ngày nữa, sao biển không nhạt dần?bạn nghỉ lại xem, nếu mình lấy đi một ít muối thì sao có thể ảnh hưởng đến độ mặn đủ lớn để biết sự thây đổi, với lại giả sử như nó bị mất ít muối thì khi hơi nước ở đại dương bốc hơi, nồng đọ muối lại mặn lại,...tuần hoàn miết miết...^^ - (Huỳnh văn Nghĩa)
Đá bị xói mòn trên các lục địa có chứa muối và theo sông chảy ra biển. Trên thực tế, các sông nước ngọt có mang theo một hàm lượng nhất định các khoáng chất hoà tan. Phần lớn trong số đó là muối ăn thông thường, clorua natri. Khi muối đến biển nó có xu hướng ở lại đó và tích tụ.Clorua natri rất dễ tan trong nước và các đại dương thông nhau trên thế giới rất rộng lớn, vì vậy dung dịch này không bị bão hoà và muối không bị kết tủa.Đầu thế kỷ này, người ta nghĩ rằng tuổi của trái đất có thể được tính bằng cách so sánh độ mặn của tất cả các dòng sông trên thế giới với độ mặn của đại dương. Con số các nhà lý thuyết đưa ra vào khoảng 300 triệu năm. Trên thực tế, tuổi của trái đất vào khoảng 4,5 tỷ năm.Lý do của sự khác biệt tương đối đơn giản. Hơi nước mặn của đại dương đi vào không khí, bốc hơi, khô lại, bị thổi vào lục địa và lại được tái sinh trở lại các dòng sông, bởi vậy nồng độ muối của chúng quá cao để có thể tính được. Nếu trừ đi được lượng muối xấp xỉ với lượng muối được tái sinh, ta có thể tiến gần đến độ tuổi chính xác của trái đất hơn. Sự tập trung của muối trong biển có thay đổi đôi chút từ nơi này đến nơi kia. Ví dụ, ở vùng nhiệt đới, nơi có mưa lớn và gần cửa sông lớn, nồng độ muối thấp hơn. Nồng độ trung bình vào khoảng 3,5%, với 3/4 trong tổng số đó dưới hình thức muối clorua natri. - (lbnguyen)
Có thể hiểu đơn giản thế này :Hệ thống thủy quyển vận hành thành 1 chu kỳ kín, do đó sông đổ ra biển, nước lại bốc hơi, mưa xuống rồi lại thành sông suối, do vậy sông suối không có ảnh hưởng đến độ mặn của nước biển. Chỉ có hiện tượng băng tan làm thay đổi độ mặn của nước biển, vì nó nằm ngoài vòng tuần hoàn của thủy quyển. Một vấn đề nữa là con người khai thác muôi, sao biển không nhạt dần : có 2 cách giải thích cho điều này. nưóc biển cấu thành từ khoảng 55% NaCl, các muối sulphate chiếm khoảng 30%, còn lại là các muối halogen và carbonate. 1 là hiện tượng rửa trôi và xói mòn trên lục địa mang chúng xuống, bồi đắp cho nước biển. 2 là lượng muối trong nước biển quá lớn, đủ cho con người khai thác cả vạn năm . Với 33g/lít nước biển, mà nước biển trên toàn thế giới có khoảng 1322 tỷ km3 => khoảng 40 tỷ tỷ tấn muối. Tuy nhiên, nói rằng độ mặn nước biển không thay đổi là không đúng. Điều này chỉ chính xác ở mức tương đối với vùng biển khơi, xa bờ. Còn với vùng biển gần bờ, ảnh hưởng của nước sống theo mùa là rất lớn. Độ muối vùng biển gần bờ có thể dao động từ 0.8 - 3.5% tùy theo mùa. - (Nguyen Van Vien)
vì cá đi tè :D - (phanhuudinh)
Bạn phải đọc định luật bảo tòan năng lượng, áp dụng cái này thì ban sẽ hiểu thôi "Không có gì mất đi, chỉ là chuyển từ dạng này sang dạng khác". Để các con sông ngày đêm chảy thì phải có mưa, mà mưa thì từ hơi nước bốc hơi từ biển-->tổng lượng nước không đổi. Muối có trong nước, khai thác sử dụng trong đời sống hằng ngày, con người sử dụng muối qua bày tiết hoặc là chết đi thì lượng muối đó cũng về sông suối đổ ra biển --> tổng lượng muối không đổi. Tổng lượng nước và muối không đổi --> độ mặn không đổi. Chỉ là khái quát cho bạn hiểu vậy thôi. - (Nguyen Van Linh)
Đá bị xói mòn trên các lục địa có chứa muối và theo sông chảy ra biển. Trên thực tế, các sông nước ngọt có mang theo một hàm lượng nhất định các khoáng chất hoà tan. Phần lớn trong số đó là muối ăn thông thường, clorua natri. Khi muối đến biển nó có xu hướng ở lại đó và tích tụ.Clorua natri rất dễ tan trong nước và các đại dương thông nhau trên thế giới rất rộng lớn, vì vậy dung dịch này không bị bão hoà và muối không bị kết tủa.Đầu thế kỷ này, người ta nghĩ rằng tuổi của trái đất có thể được tính bằng cách so sánh độ mặn của tất cả các dòng sông trên thế giới với độ mặn của đại dương. Con số các nhà lý thuyết đưa ra vào khoảng 300 triệu năm. Trên thực tế, tuổi của trái đất vào khoảng 4,5 tỷ năm.Lý do của sự khác biệt tương đối đơn giản. Hơi nước mặn của đại dương đi vào không khí, bốc hơi, khô lại, bị thổi vào lục địa và lại được tái sinh trở lại các dòng sông, bởi vậy nồng độ muối của chúng quá cao để có thể tính được. Nếu trừ đi được lượng muối xấp xỉ với lượng muối được tái sinh, ta có thể tiến gần đến độ tuổi chính xác của trái đất hơn. Sự tập trung của muối trong biển có thay đổi đôi chút từ nơi này đến nơi kia. Ví dụ, ở vùng nhiệt đới, nơi có mưa lớn và gần cửa sông lớn, nồng độ muối thấp hơn. Nồng độ trung bình vào khoảng 3,5%, với 3/4 trong tổng số đó dưới hình thức muối clorua natri. - (Thanhhieple)
Nước đổ ra biển cũng có hàm một lượng muối nhất định do quá trình bào mòn và hòa tan ở trong đất, nhưng do hàm lượng nhỏ nên không đủ để gây cảm giác mặn. Nước đổ về biển rồi bốc hơi, để lại muối, dần dần lượng muối được tích tụ qua các lần tuần hoàn của nước, làm cho nước mặn dần lên.P/s: Ý kiến cá nhân :) - (Kiệt)
Trái đất 3/4 diện tích là biển , khi con người khai thác sử dụng muối thì nước biển sẽ nhạt dần nhưng vì biển quá rộng, muối quá nhiều so với lượng sử dụng của con người cho nên không thể phát hiện được độ giảm mặn của nước biển . Theo dự tính của các nhà khoa khọc thì dân số thế giới hiện nay sẽ phải khai thác 9 triệu tỉ tỉ năm mới hết được độ mặn của biển . - (vuvantinh)
Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời thỏa đáng, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển? Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết được chấp nhận: Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó. - (Nhat Truong)
câu hỏi hay đấy,cái này thì theo mình được biết và đọc ở đâu đó thì chưa tìm ra câu trả lời chính sát cho việc này.các nhà khoa học họ chỉ đưa ra các giả thuyết thôi.thứ 1 là nước biển mặn là do quá trình tan chảy đá vôi. thứ 2 là từ khi có biển là nước đả mặn như vậy rồi.mình chỉ nhớ nhiu đó.còn chi tiết thì chờ người hiểu biết rộng hơn giải thích cho bạn rỏ. - (ty_hguo)
nước bốc hơi + muối từ đất liền cũng trôi ra biển theo đường sông vs 1 tỷ lệ nhỏ - (baodang62)
bạn hiểu thế này nhé, nước từ ao, sông, suối xuất phát từ nước mưa, mà nước mưa xuất phát từ hơi nước ở biển bốc lên. Có nghĩa là nước từ ao, hồ..là 1 phần của biển, nó không phải là nguồn bổ sung nước cho biển nên không thể làm biển nhạt đi được . Còn việc bạn nói là làm muối thì mình nghĩ là không thấm thoát là bao so với lượng muối có sẵn cả nên không ảnh hưởng độ mặn của biển. - (LG)
Nước biển có mặn, nhưng ko phải là độ mặn ko thay đổi vì đã có ai lấy nước biển trước khi mưa rào và sau mưa mang đi định lượng chưa?(mặc dù nó có thể chênh lệch ko nhiều) Với lại độ mặn của từng vùng biển cũng hoàn toàn khác nhau, thế cho nên không phải ở đâu cũng có thể khai thác muối được. - (chuanoihet)
Trời sinh ra như thế - (giangphitruong)
Gần như tất cả muối ở biển và đại đương đều là muối khoáng được hòa tan ra từ đá. Mưa, gió cùng các tác động tự nhiên khác đã bào mòn muối khoáng và hòa tan chúng với nước trước khi lượng nước này được đổ ra biển. Quá trình này diễn ra từ hàng triệu năm trước đây và đó là lý do tại sao nước biển lại mặn.Trong khi đó, hầu hết các hồ,sông ở trên trái đất đều khá “trẻ” so với tuổi của trái đất và lượng muối chưa đủ tích tụ để chúng ta có thể cảm thấy mặn. Hơn nữa, khi nước hồ đầy, chúng rất dễ tràn ra và tiêu hao đi chỗ khác, thậm chí là thấm lại vào đất. 3 hồ nước mặn nổi tiếng nhất thế giới là Great Salt Lake ở Utah (Mỹ), Salton Sea (Southern California – Mỹ) và Biển Chết ở Trung Đông đều ở các khu vực sa mạc và lượng nước ở đây đã bị bay hơi khá nhiều, do vậy nồng độ muối mới đủ làm chúng ta cảm nhận được vị mặn. - (Huu Phuoc)
Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời thỏa đáng, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển?Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết được chấp nhận:Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa.
Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy. - (No)
Vì nước biển cũng bị bốc hơi đi thôi - (vthnib)
Tại vì biển có rất nhiều sóng gió. mà đã gọi là sóng gió thì chưa bao giờ ngọt ngào cả - (hanhphuc)
Vì hàng năm có rất rất rất nhiều nước mắt bị rơi trên toàn trái đất và đều theo các dòng chảy đổ về biển. Các bạn đã biết, nước mắt có vị mặn và đủ để bổ xung lượng muối được lấy đi từ biển. Tôi tin chắc chắn rằng: Nếu không còn ai phải rơi lệ nữa thì nước biển sẽ ngọt như nước mía ý. Hì hì - (anhqt8668 - VUI)
Nước biển mặn vì dưới đáy biển(chắc ở chỗ rất sâu >10.000m và rất tốt...) có 1 cái cối xay muối, cối này hoạt động liên tục 24/7 nên nước biển vẫn đảm bảo đc độ mặn(30-35/phân nghìn or 1023-1026 Specific Gravity) Cho đến thời điểm này các nhà khoa học cũng chưa xác định đc vị trí của cái CỐI XAY này.... Cái này mình đc học từ hồi cấp 1. - (nguyenhuunam2011)
Sông chảy về biển, mang theo khoáng chất trong đất, các khoáng này có độ muối cao. Vì thế, càng về cuối sông, độ mặn càng lớn. Vậy muối biển là từ đất liền, do sông chuyển đếnKhi bay hơi ở biển, chỉ có nước bay hơi, quay về đất liền để làm mưa ( muối không bay hơi do nhiệt độ mặt biển chưa đạt tới nhiệt độ bay hơi của muối )Quy trình này diễn ra hàng tỷ năm, do đó nước biển mặn dần lên.Kiểm tra nồng độ muối trong các vỉa khoáng, hóa thạch... người ta biết được độ tuổi của biển ở vị trí đóKiểm tra tỉ trọng riêng của một số hóa thạch ( ví dụ ốc Anh Vũ ) người ta biết được nó sống ở thời kỳ ( độ mặn của biển ) nào. - (Quán)
Cái mặn của nước biển là do sự kết quả của những ảnh hưởng và quá trình của thiên nhiên, kể cả chất mặn từ sông ngòi. Không có sông nào mà không có muối hết.Từ những con mưa đầu trên trái đất này, nước mưa chảy qua những đất đai, núi đồi và đá, làm mòn những tảng đá và sỏi và mang theo những khoáng chất ra biển, do đó nước biển trở nên mặn.Ngày nầy, sông ngòi trên thế giới ước lượng khoảng 4 tỉ tấn muối được hòa tan trong biển cả mỗi năm. Muối trở nên cô đặc & tập trung ở biển cả vì sức nóng từ ánh nắng của mặt trời cất hoặc làm bốc hơi nước nguyen chất trên ở trên mặt biển và để lại những chất muối khoáng trong biển. - (VL)
Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời thỏa đáng, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển?Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết được chấp nhận:Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy. - (Nguyen Thanh)
đơn giản vì trong nước biển có muối ăn các loại nước khác không có muối ăn - (khuoipct)
Biển bao la nhiều tàu thuyền , thủy thủ lại thường hay tè thẳng xuống biển đó mà . - (danghuu61)
sao không ai hỏi vì sao muối lại mặn nhỉ?? - (hải)
Đơn giản, vì nó có muối. - (Hoàng Bắc)
Nước trên trái đất chứa phần lớn ở trong các đại dương. Khoảng 97% lượng nước là nước mặn (có chứa muối) còn lại 3% là nước ngọt, trong đó đa phần (68%) nước ngọt là ở dạng băng chủ yếu ở Nam cực và Bắc cực. Nếu tưởng tượng trái đất được trải phẳng ra thì nước biển sẽ dâng cao khoảng 2.7 km. Vì vậy lượng nước mà các con sông đổ ra biển chẳng khác nào đem muối bỏ bể. Hơn nữa độ mặn trong nước biển đã được ổn định qua hàng triệu năm trong một quá trình tuần hoàn (nước đổ từ sông ra biển được bốc hơi tạo thành mây sinh ra mưa, chảy ra sông rồi lại ra biển). - (Nguyễn Văn Miên)
vật chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, lượng muối trên trái đất không thể nào mất đi đâu được, con ngưòi khai thác muối sử dụng thì cũng phải thải ra muối thôi, còn sông đổ ra biển nhưng cuối cùng nước bốc hơi lên chứ muối có bốc hơi lên được đâu, nước bốc hơi tao thành mưa, mừa mới tạo ra các sông suối nước ngọt đấy bạn - (truong)
Nguyên nhân nước biển có vị mặn là từ thời xa xưa, khi trái đất mới hình thành. Nguyên tố Natri (Na) và nguyên tố Clo (Cl) là 2 nguyên tố phổ biến trên bề mặt trái đất. Hai nguyên tố này có tính chất là rất dễ kết hợp với nhau (ai học qua chương trình hóa học phổ thông đều có thể giải thích bằng tính chất hóa học theo bảng tuần hoàn Mendeleev, hoặc theo nguyên tắc về lớp vỏ electron). Hai nguyên tố này gặp nhau sẽ sinh ra NaCl, chính là muối ăn. Muối tồn tại rải rác khắp bề mặt trái đất khi đó. Giai đoạn sau đó thì trên trái đất xuất hiện những trận mưa liên tục kéo dài hàng trăm năm, tạo thành sông, hồ, biển như hiện nay. Trong quá trình mưa, nước cuốn theo muối trôi ra biển, và lượng muối đó cứ tồn tại đến tận ngày nay.Một số địa điểm muối hình thành nhưng không bị nước cuốn trôi, và tạo thành các mỏ muối. Điều này giải thích trước kia nhiều quốc gia không có biển nhưng vẫn có các mỏ muối để cung cấp là vì lí do đó. Ngày nay việc nhập khẩu muối đơn giản hơn.Về vấn đề độ mặn của biển không thay đổi, xin trả lời đó là vì lượng nước bốc hơi từ mặt biển và lượng nước nhận được từ các con sông là như nhau. Điều này có thể giải thích bằng vòng tuần hoàn của nước. Bạn có thể tim hiểu trên gg cho rõ vì nói ra hơi dài dòng. Một thông tin thú vị đó là tại cửa sông Amazon, con sông này lớn đến nỗi mà lượng nước nó đổ ra biển làm nước biển nhạt đi đến 20% trong vòng hơn 100km xung quanh cửa sông.Về câu hỏi con người khai thác muối hàng ngày mà biển không nhạt dần. Vấn đề này cũng đơn giản, bởi con người cũng thải ra muối hàng ngày bằng rất nhiều con đường: mồ hôi, nước mắt, chất cặn bã. Từ trong chất thải đó mà muối sẽ lại đi qua một vòng tuần hoàn và về lại với biển, chứ muối không bị biến mất. - (Tô Thái Hà)
có thể vì nồng độ muối ở biển rất nhiều, nên không bao giờ bị loãng, hoặc nước ngọt chỉ là chút ít thôi, còn biển chiếm đến 3/4 trái đật lận, nên không bao giờ bị nhạt, hoặc là khi ngày ngày nước đổ ra biển thì nước biển cũng tạo vị mặn thêm - (baotin584761)
phải xét giai đoạn: thứ nhất, co lẽ biển trũng so với đất liền nên rất lâu rồi muối được trầm tích từ các phản ứng hóa học và được mưa, nước sông... xã vào mà không có chổ dể chuyển đi. thứ hai, khi đã mặn qua thời gian và theo chu trình tuần hoàn của nước, nước biển nhận thêm từ sông... cũng có muối với lượng nhỏ từ đất liền, đồng thời bốc hơi rất lớn do ánh sáng mặt trời theo một chiều. dù rằng một số băng tan làm nước biển dâng lên nhưng không là bao gì biển rất rộng và sâu. khi dâng lên nước cũng hòa tàn muối tích lũy từ đất liềm hoạc nhân từ các mạch nước ngầm đổ ra. dẩn dến độ măn thay đổi theo vùng (khoảng 35o/oo...). hồ cũng măn như hồ ở nga (người không chìm do độ muối cao... - (nguyễn Ngọc THI)
Đơn giản lắm bạn à, bạn có nghe câu"vật chất ko tự sinh ra.....nó chỉ chuyển ..." .Từ đó ta liên tưỏng đến chương trình "cuộc sống quanh ta'. Con người tuy là khai thác muối nhưng ko có cất đi mà dùng để ăn và sinh hoạt, mà con người sinh ra ngày càng nhiều, khai thác muối càng nhiều, ăn muối càng nhiều thì mặn quá sẽ uống nước, ông bà có câu"ăn mặn đái khai đó". Điều này minh chứng muối sẽ được con ngừoi thải ra sông hồ ao suối, lại chảy ra biển nên biển không bao giờ hết mặn. Bạn đã hiểu chưa? - (nhoccon_sv)
Nước trong đất liền đều bắt nguồn từ biển. Khi chịu sức nóng mặt trời nước sẽ bốc hơi thành mây, mây bay vào lục địa sinh ra mưa, mưa đổ về sông, sông lại đổ ra biển.Vì vậy tuy có nhiều sông đổ ra biển nhưng nước của dòng sông đó cũng chính từ biển mà ra. Nước biển luôn mặn vì nó chiếm 2/3 diện tích trái đất., còn lượng nước ngọt thì chiếm quá ít. - (Nguyễn Hữu Nguyên)
Vì biển có muối, chủ yếu là muối ăn NaCl. Các nguyên tố Nảti và clorua có nhiều trong các đại dương, với điều kiện phù hợp chúng phản ứng tạo ra muối ăn nên nước biển luôn luôn có vị mặn. Tuy nơi và tùy thời điểm vị mặn của nước biển cũng khác nhau do hàm lượng muối có trong nước và do độ pha loãng của nước sông hồ hay do nhiệt độ nữa... - (lehongmong)
Câu này đơn giãn thôi ! không phải nước biển không nhạt mà nó nhạt rất rất ít nên mọi người không phân được. Ví dụ đơn giãn bạn lấy 1 cốc nước uống đổ vào 1 phuy nước muối vào nếm xem có thay đổi gì không? bản chất nước biển có muối nên mặn. Bạn nên nhớ rằng nguồn nước là hữu hạn, bản thân nước ngọt chảy ra biển chẳng qua là nước biển bốc hơi nước lên sau đó mưa xuống chảy ra sông và chảy biển vòng tuần hoàn vậy thôi, như vậy nước biển có thể ngày càng mặn hơn ! - (Rolex Nguyễn)
Vòng tuần hoàn khí hậu :nước biển do bay hơi gió thổi vào đât liền tạo thành mưa rồi nước chảy qua sông suối về với biển cả ,Nhưng do Muối không bay hơi theo nước mưa được chính vì vậy trong quá trình lịch sử lâu dài của khí hậu đã đem một lượng lớn muỗi đổ ra biển và tích tụ hòa tan trong nước nên nước biển có vị mặn .ngoài ra có nhiều chất vô hoa tan khác cũng có nhiều trong nước biển . - (bsdinhxuanha1982)
Bạn có thể tìm ở google với từ khóa "Nước biển", một trang Wikipedia giải thích rất rõ về quá trình hình thành vị mặn của nước biển, dòng lưu chuyển từ sông ra biển, nồng độ mặn, ... - (chinghia07)
biển bốc hơi nước ( muối không theo hơi nước ) , nước đó tạo thành mưa trên đất liền và là nguồn của những con sông ! ở đây bạn nên phân biệt biển là nguồn chứ không phải sông là nguồn ! - (phudohoang)
Tại sao nước biển có vị mặn?ĐÓ là một thắc mắc từ nghìn xưa đến nay mà vẫn không có lời đáp, Bởi vậy mới có câu : Đừng hỏi vì sao biển xanh lai mặn! - (Micheal Duong)
Chào bạn Như Toàn Lê lý do nước biển không nhạt đi cho dù ngày đêm các con sông vẫn đỗ nước ra biển và con người khai thác muối qua năm tháng là vì sự bốc hơi của nước biển mà muối thì không bốc hơi được phải không bạn, vì lượng bốc hơi rất lớn bề mặt biển chiếm 7/10 bề mặt trái đất cơ mà. Đó cũng là sự tuần hoàn trong các chu kỳ của tự nhiên và cuộc sống thổi.theo công thức là nước chảy từ sông+muối lấy ra từ biển+ nước mưa rơi= nước bốc hơi - (nvhuan2003)
Vấn đề nước biến có vị mặn cũng giống như một điều gì đó tự nhiên tạo sẵn. Bạn hiểu là trên trái đất chỉ có lục địa và biển. Chẳng qua lượng NaCl có sẵn trong tự nhiên tập trung chủ yếu ở nước biển từ khi trái đất hình thành,Còn Sông, hồ chỉ là các vũng, phần trũng trên lục địa, chúng nhận được nước do quá trình bốc hơi nước từ biển rồi chuyển thành mưa và tụ thành.Nói như vậy có nghĩa là tổng lượng muối ở biển là không đổi. Việc con người khai thác muối chỉ là rất nhỏ bé, việc nước ở sông chảy ra biển cũng chỉ là quá trình tuần hoàn chứ không làm thay đổi độ mặn của biển. Suy cho cùng mọi thứ trên trái đất đều chuyển hóa và tuần hoàn từ từ (con người dùng muối, muối được thải ra, thấm vào đất, chuyển vào mạch nước,....rồi lại âm thầm ra biển) - (Bạn đọc)
Thế mà cũng hỏi được. Nước biển bốc hơi nước tạo ra mưa, mưa ở đất liền rồi chảy theo sông ra biển. - (thusinh.mai)
Đơn giản, vì con người và động vật cần có muối nên biển phải mặn ! - (anhcat)
Bạn tưởng tượng thế này!Bạn có 1 nồi nước và cho vào trong đấy 2 muỗng canh muối. Bạn đun nước lên và đậy nắp thật kín. Bỏ qua vấn đề áp suất, bạn sẽ thấy là lượng muối trong nồi không thay đổi.Khi nước sôi sẽ bốc hơi, bám lên thành nồi và chảy xuống lại vào nước muối phía dưới. Khi nước bốc hơi, đấy không còn là nước muối nữa mà là nước ngọt.Thế thì nếu bạn xem nồi nước muối là nước biển, nước bốc hơi là quá trình tạo mây, mưa và rơi xuống đồi núi, theo sông chảy về biển thì bạn sẽ hiểu. Không có gì tự nhiên sinh ra và mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Lượng muối tuy được khai thác, nhưng về căn bản nó không thay đổi. Thế nên không có chuyện biển nhạt dần, ngoại trừ bạn kể về sự ấm lên toàn cầu làm băng tan, hoặc biển mặn hơn vì không có đủ nước sông đổ về ( Như biển Chết). - (HoHa)
Trái Đất 3/4 là biển cả, Lượng nhiệt nhận được từ mặt trời cũng là vô tận, chúng ta thấy con người khai thác nhiều - nhưng chỉ là 1 phần nhỏ thôi, cũng như nước ngọt vậy - nước ngọt chiếm rất ít trong tổng số lượng nước của Trái Đất, sông ngoài đổ vào biển để bù đắp cho lượng nước bốc hơi do nhiệt độ thôi, chứ ko làm mất đi lượng muối vốn có ở biển cả. - (Tia Sáng)
Vi dưới đáy biển có mỏ muối - (kiengcang12)
Sông đổ ra biển là nước ngọt nhưng lại có một lượng hơi nước (nước ngọt ) tương đương bốc hơi từ biển tạo ra mưa ở khắp mọi nơi trên trái đất nên độ mặn gần như là không thay đổi. - (Tien Luu)
nước biển mặn để cá không bị ươn :)) - (hoavnn)
Bão hòa rùi bạn ơi. ví như nước cũng chỉ là biển bốc hơi lên thui.. - (mxdak442004)
1. Nước biển bốc hơi > độ mặn tăng (chút ít)2. Hơi nước (1) > mưa>sông3. 1+2 = > độ mặn nước biển gần như không đổi - (hthai85)
Nước ngọt khởi nguyên từ nươc mặn. còn tại sao có nước mặn từ khi có trái đất nước đã mặn. rất mong được trao đổi - (nguyenanhthu_042)
dung bao gio hoi tai sao nuoc bien mau xanh ma lai mam - (lhdang1)
vì trong biển có độ muối làm cho nước biển có vị mặn - (thuhieudang)