09/06/2018, 18:31

Điểm khác nhau giữa nước trong lọ và trong xoong - Câu hỏi hay

Nước đựng trong lọ khi đun lên không thể sôi mạnh như nước để trong xoong. Vì sao vậy? . ...

Nước đựng trong lọ khi đun lên không thể sôi mạnh như nước để trong xoong. Vì sao vậy?

.

Bề mặt tiếp xúc không khí của trong xoong nhiều hơn so với trong lọ, vì vậy nhiệt độ của nước trong xoong sẽ bị chênh nhiều hơn, nước ở đáy xong bị đốt nóng, nước trên bề mặt xoong thì lạnh hơn do nước bốc hơi nhiều hơn, tiếp xúc môi trường nhiều hơi, sẽ xảy ra hiện tượng nước nóng nổi lên và lạnh chìm xuống, như vậy thì nước trong xoong sẽ sôi sùng sục hơn - (bk.nguyenlinh)

- Thứ nhất là chất liệu của lọ, thứ 2 là hình dạng của lọ. Thông thường lọ thì là thủy tinh hoặc xứ đề không thể dẫn nhiệt tốt như xoong làm bằng inox, nhôm hay kim loại nói chung được. Một khía cạnh nữa xoong thường có tiết diện rộng hơn lọ cho nên khả năng truyền nhiệt cũng tốt hơn nữa. - (cuong.tranvu)

Xoong (kim loaij) truyền nhiệt tốt hơn lọ (thuỷ tinh) - (huungoc1305)

chào bạn, muốn trả lời câu hỏi này thì mình nghĩ bạn hãy tìm hiểu sự sôi là gì và tại sao nước lại sôi. cái này có thể là do sự chênh lệch giữa áp suất hơi bão hòa của chất lỏng và áp suất cục bộ tại bề mặt biên giới chất lỏng và chất khí - (văn)

Cho mình hỏi, lọ ở đây là làm từ vật liệu gì? Không phải là kim loại đúng ko?Theo mình nghĩ, trong trường hợp này, do xoong được làm từ kim loại, truyền nhiệt tốt hơn, nên khi nấu nước, nước sẽ sôi nhanh hơn và mạnh hơn. Lý do mạnh hơn (mình nghĩ) là do kim loại hấp thụ nhiệt tốt, và tỏa nhiệt cũng tốt hơn, làm cho đáy nồi có nhiệt đọ cao hơn, dẫn đến việc nước sôi mạnh hơn khi đun trong lọ. - (Trung Vũ)

vì xoong có sự truyền nhiệt mạnh hơn, và bề mặt tiếp xúc của xoong với lửa rộng hơn lọ nên hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn. - (vuthuyduyen)

Theo nguyên tắc của hiện tượng đối lưu bạn ạ! Đối lưu ở đây là sự di chuyển liên tục thành chu kỳ của các dòng khí hoặc nước nóng di chuyển từ khu vực nhiệt độ cao về khi vực nhiệt độ thấp! Khi bạn đun nước trong lọ, nó là hình trụ, thì lượng khí nén (từ bóng khí khi nước sôi) nhanh chóng được giải tỏa trên phần miệng lọ (giãn nở và bốc hơi nhanh) nên không gây nén và tăng nhiệt cho phần nước bên dưới! Trong xong hoặc ấm, thì có vung đậy. Khi sôi bóng khí sẽ càng nén lại ở khoảng cách giữa dưới nắp ấm và trên mặt nước. Cộng với sự di chuyển của nước nóng từ dưới đáy nồi lên sẽ tăng nhiệt nhanh và đều, như thế nước sẽ sôi mạnh hơn.Còn một vấn đề khác nữa, đó là nhiệt độ gây giãn nở và thể tích giãn nở của từng loại vật chất mà ở đây là nước! Vì thế, cảm giác nước sôi ở lọ và ở xoong khác nhau về mức độ (sôi mạnh) thực tế là do thể tích lớn hơn nên cảm giác sôi mạnh hơn! Chứng minh cụ thể là dù bạn dùng dụng cụ nào đi chăng nữa, chỉ cần áp suất và nhiệt độ bên trong dụng cụ đạt 100 độ C trở lên thì nước sẽ sôi mạnh như nhau! - (Mr. Alone)

Các bạn trên đây đã trả lời hết rồi, tóm lại có 2 nguyên nhân chính : (1) Cấu tạo của 2 loại (Chất liệu chết tạo của mỗi loại và hình dáng của mỗi loại) ; (2) Nguyên lý đối lưu - (thaina79.vt)

Với cùng thể tích chứa thì lọ lúc nào cũng cao hơn xoong như bạn đề cập, vì vậy diện tích tiếp xúc với lửa nơi đáy lọ sẽ ít hơn so với xoong. Chưa hết, xoong luôn được làm bằng kim loại (nhôm, inox, đồng, ...) và tương đối mỏng hơn lọ (thường làm bằng sứ, thủy tinh, ...) nên độ dẫn nhiệt của xoong tốt hơn so với lọ.CCN - (CCN)

Vì trong lọ diện tích bề mặt để thoát hơi nhỏ hơn nhiều so với trong xoong nên áp suất khi sôi sẽ tăng lên làm tăng nhiệt độ bảo hòa dẫn đến giảm tốc độ sôi.Bên cạnh đó xem diện tích tiếp xúc với nguồn nhiệt của xoong và lọ phải bằng nhau mới so sánh được. Mặt khác nên xem xét vật liệu chế tạo cũng như bề dày của xoong và lọ vì nó liên quan đến tốc độ truyền nhiệt (nếu đun cùng một nguồn nhiệt) còn nếu hai nguồn nhiệt khác nhau cũng cần đánh giá lại nhiệt lượng mà nồi nước nhận được. - (nguyencncm)

chắc tại vì tỷ lệ giữa diện tích tiết diện đáy so với chiều cao cột nước. tỷ lệ s đáy so với chiều cao nước trong soong luôn lớn hơn lọ nên khi sôi nước trong soong sẽ sôi lớn hơn - (nguyên văn quân)

Vì phần chênh lệnh nhiệt độ giữa bề mặt nước và môi trường bên ngoài.Đối với xong,phần môi trường xung quanh nhanh chóng được làm nguội hơn,do đó sẽ sôi mạnh hơn.Đối với nước trong lọ,phần môi trường bên trong là hơi vừa thoát ra có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường không khí bình thường nên quá trình sôi sẽ diễn ra không mạnh bằng. - (Hola)

Quá đơn giản vì lọ thủy tinh không thể truyền nhiệt tốt bằng xong kim loại hay nói cách khác tốc độ thoát nhiệt của nước kém hơn nhiều so với tốc độ truyền nhiệt của xong kim loại. - (Hùng Anh)

Không nói rõ là lọ gì xong gì cụ thể kích cỡ độ dày làm sao phân biệt được là cái nào sôi mạnh hơn, cái này còn phụ thuộc nắp lọ và nắp xoong nữa vì khi sôi thì cần phải có oxi nếu nắp kín chắc sẽ không sôi mạnh bằng nắp hở. - (Dương Anh Thắng)

Tóm lại là bề mặt tiếp xúc của xoong lớn hơn lọ, vì thế sẽ nhận được nhiều nhiệt hơn lọ, =====> nhanh sôi hơn lọ thế thôi. Ok ? - (phonglanflowers)

nước trong xong để đun, nước trong lọ để uống, thế thôi :D - (phamducthurcc)

Để tính cường độ truyền nhiệt, ta cần tính hệ số cấp nhiệt tổng quát qua thành xoong (hoặc cốc thủy tinh). Hệ số này là 1/(1/alpha1 + 1/lamda + 1/alpha2) với alpha1 và 2 là hệ số cấp nhiệt của nước và không khí vào bề mặt tiếp xúc và lamda là hệ số dẫn nhiệt của chất liệu làm nên tường cách nhiệt đó. Do lamda của thủy tinh nhỏ hơn rất nhiều lamda của nhôm, cho nên kết quả là hệ số cấp nhiệt tổng quát trong trường hợp này nhỏ hơn rất nhiều, hay nói cách khác cường độ truyền nhiệt là thấp hơn. Kết quả nước sôi yếu hơn. - (Thành Được)

Tóm lại là do bề mặt tiếp xúc của xoong lớn hơn bề mặt tiếp xúc của lọ nên xoong sẽ nhận đc lượng nhiệt nhiều hơn lọ=====> nên nước trong xoong sẽ nhanh sôi hơn, - (Phuong Pro)

do sự dẫn và truyền nhiệt của xoong tốt hơn lọ mà thôi. - (lethanhtuan.tn)

0