09/06/2018, 23:06

Tại sao núi đá vôi lại có sự ăn mòn? - Câu hỏi hay

Trên núi đá vôi (lèn đá) ở quê tôi, sự ăn mòn xuất hiện theo hàng ngang, nhiều hàng có độ cao khác nhau và có rất nhiều vỏ ốc. Có phải trước đây nước biển ngập lên đến đó không? (Nguyễn Nam) Độc giả có câu hỏi khác, mời ...

Trên núi đá vôi (lèn đá) ở quê tôi, sự ăn mòn xuất hiện theo hàng ngang, nhiều hàng có độ cao khác nhau và có rất nhiều vỏ ốc. Có phải trước đây nước biển ngập lên đến đó không? (Nguyễn Nam)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Công chư núi Thái Sơn, nuôi con cực khổ quá nên hao mòn cũng phải thôi, hjhj :D Đó là hiện tượng xâm thực của các núi đá vôi đó bác. Hồi đó chỗ ấy bác ở là biển, sóng biển bào mòn các lớp dưới chân núi đá vôi, sinh vật biển cũng sống ở đó, qua nhiều giai đoạn hình thành thềm lục địa, nước biển trôi xa hơn chừa đất cho bác cất nhà để ở bây giờ đó - (Thành Nguyễn Tiến)

Hiện tượng bào mòn theo chiều ngang gây ra do hiện tượng nước dâng lên đến khu vực bị bào mòn 1 thời gian dài. (có thể là nước biển, có thể là nước sông...) Vận động của nước gây ra ăn mòn theo chiều ngang.
Hiện tượng có lẫn vỏ ốc, vỏ sò được giải thích rằng trước đây chỗ đó là biển. Vỏ ốc, sò chết lắng xuống đáy biển, lâu dần thành trầm tích, hình thành lớp đá vôi. Khi vỏ trái đất vận động khiến đáy biển đoạn đó dâng lên thành núi, vì vậy trong núi sẽ có dấu vết vỏ xác động vật biển. (Thường chỉ có ở các dãy núi đá vôi) - (Mr.DJ)

núi đá vôi chứa chất calci, mưa + khí carbonic thành chất acide. Sự bào mòn do phản ứng hóa học acide+calci

- (manquang2008)

đá vôi có chủ yếu là CaCO3 là 1 chất rắn khi mưa có trộn với khí CO2 thì từ CaCO3 chuyển thành Ca(HCO3)2 là 1 chất tan vì thế nó trôi xuống và là chất kém về nhiệt vì thế nhiệt độ lên thì tự chuyển về CaCO3 tạo thành thạch nhũ trong hang động. Trong đá vôi thì ngoài CaCO3 ra còn các tạp chất khác có thể sẽ phản ứng với CO2 nhưng chúng vẫn không tan, chảy như Ca(HCO3)2, vì thế mà vãn còn hàng ngang dọc khác nhau chăng. Còn ốc nhiều có lẽ do sinh vật sinh trưởng bản thân chúng cảm thấy chật nên thay vỏ khác chăng, vỏ ốc chứa nhiều Ca mà. - (Sato Minami)

đá vôi là CaCO3,
nước có lẫn CO2 sẽ tạo thành a xít yếu H2CO3: H2O + CO2---->H2CO3.
axit yếu này sẽ có phản ứng với đá vôi nên đá bị bào mòn:CaCO3 + H2CO3----->Ca(HCO3)2 (nhưng đây quá trình này rất yếu).
Nếu có sai sót mong ace góp ý:)))))) - (DUC)

Phản ứng của caco3 với nước mưa ấy mà, hay còn gọi là phong hóa đá (đá vôi) - (trần xuân)

Đá vôi là thành phần hóa học là CaCO3. Khi mưa xuống nước H2O sẽ phản ứng với khí cacbonic CO2 tạo thành axit cacbonic H2CO2. Axit này phản ứng với CaCO3 tạo thành Ca(HCO3)2, tức là bào mòn đá vôi. Ngòai ra mấy cái vò ốc cũng có đá vôi trong đó. Khi vỏ đá vôi này phân hủy ra thành các phân tử đá vôi, nó sẽ chất đống và kết lại thành núi đá vôi - (Nguyễn Song Minh Ngọc)

mình muốn hỏi tại sao có núi bị bào mòn nhiều có núi lại bị bào mòn ít, cụ thể như có núi thì có nhiều đá tai mèo có núi lại ít. Vậy do thành phần gì trong đá lại gây ra sự khác nhau như vậy - (leductai0808)

Do quá trình "Biển tiến, biển thoái" xảy ra trong lịch sử hình thành trái đất mà ra cả bạn à ! - (sytd)

0