09/06/2018, 23:06

Tại sao nhiệt độ vành nhật hoa cao hơn nhiệt độ Mặt Trời? - Câu hỏi hay

Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời khoảng 6.000 độ K. Vậy tại sao nhiệt độ tại vành nhật hoa (vùng khí quyển bên ngoài bề mặt Mặt Trời) lại có thể lên tới hàng triệu hoặc chục triệu độ K? (Hồ Thanh Bình) Độc giả có câu hỏi khác, ...

Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời khoảng 6.000 độ K. Vậy tại sao nhiệt độ tại vành nhật hoa (vùng khí quyển bên ngoài bề mặt Mặt Trời) lại có thể lên tới hàng triệu hoặc chục triệu độ K? (Hồ Thanh Bình)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Bác chịu khó đọc sách và lên mạng trên các trang tìm kiếm là biết ngay í mà, em tìm giúp bác nhé:

"Nhiệt độ vành nhật hoa

Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời (quang quyển) vào khoảng 6.000 K. Bên trên nó là vành nhật hoa, nhiệt độ lên đến 1 - 2 triệu K.Nhiệt độ của vành nhật hoa cao cho thấy rằng nó đã bị nung nóng bởi một cơ chế nào đó khác với sự đối lưu nhiệt trực tiếp từ quang quyển.

Người ta cho rằng năng lượng cần thiết để làm nóng vành nhật hoa được cung cấp bởi sự chuyển động hỗn loạn trong đới đối lưu nằm dưới quang quyển, và có hai cơ chế chính đã được đề xuất để giải thích về nhiệt độ cao của vành nhật hoa.

Thứ nhất là nung nóng bằng sóng, các sóng từ thủy động hoặc trọng lực được tạo ra bởi sự rối trong đới đối lưu. Các sóng này chuyển động hướng lên và bị tán xạ vào vành nhật hoa, tích tụ năng lượng của chúng trong lớp không khí xung quanh ở dạng nhiệt.
Thứ hai là nung nóng bởi từ trường, theo đó năng lượng từ được hình thành một cách liên tục bởi sự chuyển động của quang quyển và được giải phóng thông qua tái liên kết từ trường ở dạng các vết sáng Mặt Trời lớn và vô số các dạng tương tự với kích thước nhỏ hơn.
Hiện tại, chưa có câu trả lời rõ ràng rằng có phải các sóng ảnh hưởng đến cơ chế nung nóng này hay không. Tất cả các sóng trừ sóng Alfvén đã được phát hiện là tán xạ hoặc phản xạ trước khi chúng chạm đến vành nhật hoa.Thêm vào đó, các sóng Alfvén không dễ dàng tán xạ vào vành nhật hoa. Các nghiên cứu hiện tại tập trung theo hướng cơ chế nung nóng bởi các vết sáng mặt trời." - (Thành Nguyễn Tiến)

Theo ý mình thì do tại đó xảy ra phản ứng hóa học dữ dội hơn (hình như là phản ứng nhiệt hạch như quả bom H ). Tương tự như trường hợp ngọn lửa của cây nến nóng hơn phần tim nến đang cháy. - (Tôn Nguyễn Hoàng Lan)

Đau đầu với vũ trụ - (triệu văn tiến)

Mình lên đó rồi. Đúng là vành nhật hoa nóng hơn thật - (Tan Duc)

Nhật hoa là một vùng chất khí ion hóa trải rộng hàng triệu kilomet từ bề mặt của Mặt trời ra ngoài không gian.
Sau đây là một hướng giải thích theo mình thấy là ổn : Khi một trái boom nổ bạn nghe thấy tiếng nổ do không khí dãn nở.. va đập vào nhau ... trên quy mô lớn hơn như ở mặt trời mỗi giây bạn tưởng tượng như có hàng trăm triệu quả boom Kinh khí( H) nổ , khiến cho không khí va đập ma sát với nhau tạo ra ma sát lớn kiến nó rất nóng .. nóng hơn bề mặt mặt trời rất nhiều. điều này cũng xảy ra tương tự ở "tầng điện ly" của trái đát tuy nhiên
tuy nhiên có một hướng giải thích khác: là do sóng Alfvén. Người ta tin rằng những dao động điện từ xoắn ngang này truyền đi ở tốc độ rất cao. Chúng đi theo những đường sức từ chạy ra khỏi bề mặt Mặt trời và đi vào nhật hoa. Hiện tượng trên được đề xuất bởi Hannes Alfvén, người giành Nobel Vật lí năm 1970 cho nghiên cứu tiên phong của ông về từ thủy động lực học. - (Tạ Hoàng Minh)

Tôn nguyễn hoàng lan nói đúng rồi. Đó là chuỗi phản ứng hạt nhân hình như là của khí heli. - (quyphat)

Hiểu biết của con người về trái đất là 1/ triệu, còn đối với vũ trụ là 1/tỉ.... - (Vũ Hoàng)

Sai rồi bác ơi. Nhiệt độ vành nhật hoa bé hơn nhiệt độ của bề mặt Mặt Trời. Ở trong tâm của Mặt Trời mới có nhiệt độ cả triệu độ nơi xảy ra phản ứng hợp hạch của Hidro thành Heli. Càng ra xa tâm thì nhiệt độ càng giảm và các hạt lơn hơn Heli dần xuất hiện. Khi thoát ra khỏi bề mặt mặt trời , do từ trường bao quanh mặt trời chằng chịt nên nó định hướng thành hình hài vành nhật hoa. Bác lên youtube tìm kiếm bài : Khám Phá Vũ Trụ- Mặt Trời của mấy anh giáo sư nước ngoài làm là biết ngay. - (Thao Vy Le Hoang)

Các thánh đang phán - (Thủy Vân Phượng Hoàng)

Không thể - (nghĩa lê)

Nhiệt độ vành nhật hoa là cả triệu độ. Các nhà khoa học đã nêu ra điều đó. Còn ở bề mặt của mặt trời là 6000 độ. - (Võ Văn Hiệp)

0