09/06/2018, 23:08

Vật thể nào đứng yên trong vũ trụ? - Câu hỏi hay

Nếu chọn hệ quy chiếu là vũ trụ thì thiên hà, ngôi sao, tinh vân có đứng yên không? Nếu một phi thuyền bay ra ngoài không gian và thoát khỏi lực hút của Trái Đất thì nó có chịu lực hút của Mặt Trời không? Liệu có tồn tại nơi nào mà vật thể không chịu bất kỳ lực hút nào ...

Nếu chọn hệ quy chiếu là vũ trụ thì thiên hà, ngôi sao, tinh vân có đứng yên không? Nếu một phi thuyền bay ra ngoài không gian và thoát khỏi lực hút của Trái Đất thì nó có chịu lực hút của Mặt Trời không? Liệu có tồn tại nơi nào mà vật thể không chịu bất kỳ lực hút nào không? (Cẩm)

1-3107-1424603161.jpg

Ảnh minh họa: blogspot.com

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Theo thuyết Big Bang ( Vũ trụ có xuất phát điểm là một vụ nổ lớn và vẫn đang dãn nở ) thì toàn bộ không gian vũ trụ đang giãn nở với tốc độ 74,3 cộng trừ 2,1km mỗi giây trên khoảng diện tích rộng một megaparsec (tương đương khoảng ba triệu năm ánh sáng)
Như vậy dù bạn kiếm được điểm nào đó không chịu lực hút từ bất kì thiên hà, ngôi sao hay thiên thể nào thì nó cũng vẫn không đứng yên.
Điểm đứng yên duy nhất về lý thuyết chỉ có thể là điểm xảy ra vụ nổ Big Bang thôi.
Chúc bạn tìm ra được điểm đó - (Nhi Đồng)

"Chỉ có sự đổi thay là không bao giờ thay đổi ..." - (galaxy)

3 nghi vấn của bạn:
1/ Nếu...thì thiên hà, ngôi sao, tinh vân có đứng yên không? Đây là 1 câu hỏi lớn. Nhưng tôi nghĩ là tất cả đều phải di chuyển trong sự sống. Máu phải lưu hành qua tim, khi chúng ta ngũ thì cũng là đang di chuyển theo vòng quay của trái đất, vạn vật và bản thân vũ trụ (có thể là các vũ trụ khác nữa) phải di chuyển không ngừng theo 1 chu kỳ cực lớn (Big Bang---> Big Crunch/Big Rip---> Big Bang nữa??). Mỗi lần muốn kiếm Bắc Đẩu thì chúng ta tìm chòm sao Đại Hùng và nó luôn hiện diện, nhưng đâu có nghĩa là tinh hệ này đứng yên, nó đang di chuyển ngày càng gần hơn và cuối cùng là sẽ tông thẳng vào hệ Ngân Hà trong tương lai. Chỉ là tuổi thọ và trí óc của loài người cộng lại cũng vẫn còn quá ít để chứng kiến những sự kiện này.

Gần đây, Người ta nói là vũ trụ vẫn đang mỡ rộng, một số khoa học gia còn tin rằng các vật thể đều đang tăng tốc nữa. Với những hình ảnh ngành không gian hiện đại thu nhặt được, cho thấy không có cái gì đứng yên hết, cho dầu bạn chỉ muốn nói đến tỹ lệ và cự ly của chúng đối chiếu với nhau trong khuôn khổ của 1 vũ trụ đứng yên hay mỡ rộng.

2/ Phi thuyền chắc cũng bị ảnh hưởng bởi sức hút mặt trời, tuy nhiên, vì khoảng cách xa xôi của nó, lực hút/kg của của mặt trời ít hơn, chỉ bằng 0.06% lực của trái đất (đối với vật thể trên mặt đất) thôi. Nếu chúng ta có thể vượt qua được sức hút này (vận tốc thoát trái đất=11.2 kilometers/s. Nếu lên được "cao độ" 9.000km thì chỉ còn cần 7.1km/s thôi), thì lo gì mặt trời nữa! Tuy nhiên, cũng tùy xem bay ra hay vô, vì thấy người ta vẫn còn mấy bài tính gì đó nữa, như: tốc độ nhật tâm (heliocentric velocity), tốc độ thoát thái dương hệ (solar system escape velocity), v.v.

3/ Voyager 1 đã vượt Pluto và bây giờ đã ra đến gần Oort Cloud rồi. Gần hết ảnh hưởng của Thái Dương Hệ rồi, thế mà nó vẫn tồn tại và người ta vẫn còn hy vọng liên lạc với nó thêm 1 thời gian nữa. Tuy nhiên (ngoài đề 1 chút), lâu nay người ta vẫn nghĩ là có những cái gì đó vô hình và đang "gánh vác" vũ trụ này qua một hệ thống nối kết như mạng nhện, hay nói cách khác - vũ trụ lúc không thấy gì vẫn không phải trống không. Thử nghiệm trong thập niên 70 xác nhận sự tồn tại của 'quark'. Gần đây (2012), CERN phát hiện ra các Higgs boson bên Thụy Sĩ nữa. Có vẽ như những cái vô hình đó đang dần dần lộ diện. - (lantran)

Lực Vạn vật hấp dẫn , dù ta ở đâu trong vũ trụ đều chịu tác động , và không vật gì đứng yên trong vũ trụ . trái đất thì quay quanh mặt trời , mặt trời thì quay quanh tâm thiên hà, thiên hà thì quay quanh tâm hệ thiên hà , hệ thiên hà thì quay quanh tâm vũ trụ. và theo mình nghĩ thì cả vũ trụ cũng không đưng yên theo đa nguyên vũ trụ. - (vudailang)

Tuyệt, có khái niệm mới "hệ quy chiếu là vũ trụ". Hóng câu trả lời, trả lời được phong thánh ngay và luôn. - (phutai1984)

Vũ trụ luôn chuyển động , ngay như hệ mặt trời của chúng ta cũng đang trôi trong vũ trụ với vận tốc rất nhanh mà bạn cũng không thể tưởng tượng ra . - (Trần Hoàng Linh)

Tại tâm của thiên hà là một hố đen cực lớn hệ mặt trời của chúng ta phải quay quanh hố đen, Tất cả các hành tinh, ngôi sao, tinh vân, sao chổi trong thiên hà điều chuyển động, như trái đất quay quanh mặt trời, còn mặt trời quay quanh tâm Thiên Hà( hố đen), những tinh vân là cơ sở ban đầu để tạo thành sao hoặc hành tinh sau này điều chuyển động. Các tinh vân này chịu lực hút nhất định của các vật thể quanh đó hoặc đẩy( dạng năng lượng tối)quanh nó nên nó vẫn chuyển động. Vì thế chỉ có hố đen tại tâm thiên hà là đứng yên theo hệ qui chiếu lấy thiên hà. Bất cứ vật thế nào bay ra khỏi trái đất điều chịu lực hút của các hành tinh, ngôi sao gần đó. Nhưng nó vẫn chịu lực tác động của chính nó nghỉ nôm na giống như quán tính, tổng hợp các lực này lại ta có thể tính được hướng chuyển động của vật thể hay phi thuyển để đi đúng mục đích. Cảm ơn - (thanhsam)

tất cả đều động, duy chỉ có nơi tâm của con người tĩnh lặng là đứng yên thôi! - (quach_huy1512)

Vũ trụ ta có thể tưởng tượng nó như một cái đồng hồ cát, mà trong vũ trụ có thể có rất nhiều cái đồng hồ cát khổng lồ như vậy. Ta quay lại thời điểm hình thành vụ nổ Big Bang, tại sao lại có vụ nổ Big Bang? để trả lời câu hỏi này ta hãy tưởng tượng trước khi vụ nổ này xuất hiện thì trước đó cũng đã có một vũ trụ luôn giãn nở với tốc độ cực nhanh nhưng nó ở phía bên kia của cái đồng hồ cát, khi nó giãn nở tới mức cực đại tức là tới khi các electron có thể bị tách ta khỏi hạt nhân, khi nó cả vũ trụ sẽ hình thành một lực chống lại sự giãn nở đó và nó lại chuyển sang trạng lái co lại với tốc độ cực lớn, tất cả vật chất lại bị hút trở lại vào một hố đen khổng lồ (hố đen đó có thể coi là tâm của vũ trụ) nửa bên này của đồng hồ cát hút vào thì đương nhiên nó phải xuất hiện một nửa đối diện xả vật chất ra, khi đó ở ở nửa bên kia sẽ hình thành một quả hạt nhật cực kỳ đậm đặc và rồi nó cứ lớn dần do năng lượng và vật chất ở nửa bên kia hút vào và cung cấp cho nó đến khi nó đủ lớn và phát nổ, vật chất văng ra xa dần và lại bắt đầu hình thành một vũ trụ ở nửa bên này của cái đồng hồ cát với không gian cứ giãn nở dần như hiện nay. Như vậy ta tưởng tượng vũ trụ sẽ không bao giờ chết vì nó luôn có 2 nửa một nửa thì hút vào và một nửa sẽ giãn nở ra, và nó cứ luân phiên vị trí cho nhau như vậy không bao giờ ngừng hoạt động bởi vì (Vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác) ở đây vật chất chuyển từ bên này sang bên kia của lỗ đen khổng lồ mà thôi - (xdbacphuong)

Vật chất luôn biến đổi do đó mọi vật chất luôn di chuyển trong đó bao gồm cả thiên hà, tinh vân hay cái ngôi sao, hành tinh. nếu phi thuyền hay cái gì đó thoát ra được lực hút của trái đất thì nó sẽ chịu lực hút của nhiều ngôi sao, hành tinh và vật thế khác, vật chất có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn cáng mạnh, chỉ có nơi nào có khoảng không gian rộng lớn và xung quanh khoảng không gian đó không có các vật chất có khối lượng lớn đủ tạo nên lực hấp dẫn đến mọi vật. và đó chính là khoảng cách giữa các thiên hà với nhau. - (Khởi Văn Phạm)

Khái niệm "Đứng yên" chỉ mang tính tương đối - nếu ta so sánh vật được quan sát với một vật khác. Còn bản thân vũ trụ luôn chuyển động. - (Thang Pham)

Vũ trụ là vô cùng vô tận, người ta giả thuyết vũ trụ sinh ra từ vụ nổ big bang. còn thực tế chưa ai kiểm chứng được, chỉ là giả thuyết thôi. cái con người nhìn thấy chỉ qua kính thiên văn, sau này con cháu chúng ta lại nhìn được xa hơn, sẽ lại có nhà khoa học đưa ra giả thuyết đúng hơn. - (nguyễn ninh)

Trên thật tế là không có vật chất đứng yên, gỉa sử không có ngoại lực tác động thì bản thân vật chất nó đã tự vận động rồi. Nếu xét nó đứng yên thì chỉ mang tính tương đối, Nó chuyển động so với vật thể khác hoặc vật thể khác chuyển động so với nó tùy con người chọn mốc. - (khanh.nt)

Chẳng có lý thuyết , giả thuyết hay công thức nào là đúng cả. Tất cả chỉ là tương đối hay gần đúng thôi.
Ví dụ 1+1=2 là do tự đề ra và công nhận chung để làm gốc hay quy chiếu. Do vậy vật đứng yên tại thời điểm rất nhỏ, trong một không gian nhất định thì mọi vật coi như là không chuyển động. - (abc)

1. Có vật thể nào đứng yên hay không thì chắc còn phải tìm lâu dài mới khẳng định được, nhưng nói chung là rất khó vì bản thân hệ quy chiếu còn không biết cụ thể nó ra sao mà.

2. Có thoát ra khỏi Trái đất hay không thì theo định luật vạn vật hấp dẫn, phi thuyền cũng luôn chịu lực hút của Mặt Trời. Vấn đề là nó ít hay nhiều so với lực hút từ các vật thể khác thôi.

3. Tương tự câu 2, dù khoảng cách là rất lớn thì vẫn tồn tại lực hút, vấn đề là nó nhỏ hay lớn mà thôi! - (Hồng Minh)

Nếu chọn hệ quy chiếu là vũ trụ thì thiên hà, ngôi sao, tinh vân có đứng yên không? ( Không : Vũ trụ đang giản nở nên khoảng cách , tọa độ sẽ thay đổi theo mặc dù rất nhỏ nhưng vẩn có sự thay đổi )
Nếu một phi thuyền bay ra ngoài không gian và thoát khỏi lực hút của Trái Đất thì nó có chịu lực hút của Mặt Trời không? ( CÓ : Ngoài vũ trụ có khối lượng thì có lực hút càng xa thì càng nhỏ nhưng sẽ không = 0 )
Liệu có tồn tại nơi nào mà vật thể không chịu bất kỳ lực hút nào không? ( Không : cùng câu trả lời thứ 2 ) - (soi văn mói)

Bác tìm hiểu về thuyết tương đối hẹp của Einstein sẽ có câu trả lời (có trong chương trình vật lý lớp 12 thì phải). - (Thanh)

không có không gian tuyệt đối cũng như không có thời gian tuyệt đối do đó không có điểm nào là đứng yên cả. - (Văn Lang)

mọi thứ chỉ là tương đối. nếu theo thuyết của AT thì lực hút tỉ lệ với khối lượng và khoảng cách, nên mọi thứ đều tác dụng lên nhau, chỉ là xa quá thì coi như lực hút bằng 0. còn về thoát khỏi lực hút của trái đất thì có chịu lực hút của mặt trời. đạt được vận tốc vũ trụ cấp 2 thì thoát khỏi lực hút trái đất và quay quanh mặt trời. - (Ngọc Hải)

Vũ trụ thì rất lớn, hệ mặt trời so với vũ trụ chẳng là cái gì cả, các kiến thức về vũ trụ của con người hiện tại chủ yếu là lý thuyết, phỏng đoán, giả thuyết mà nhiều bác nói như là các bác chế tạo ra vũ trụ ấy - (Huy Vinh)

Theo thuyết Big Bang thì tiếng nổ gây điết tay hahhhhi - (Tam co)

Chỉ có sự chuyển động là đứng yên trong vũ trụ - (pnnhat)

Kiếp người sống có là bao so với chu kỳ quay của dãy Ngân Hà !? Chúng ta tạm gọi Mặt Trời là đứng yên!! HI HI - (Tra Hai)

Không có cái gì đứng yên hết. - (trần xuân)

theo tôi không có vật thể nào là đứng yên vì vũ trụ cũng có chuyển động: đang dãn nở - (Trần Quốc Thắng)

Thưa các bạn, chắc các bạn biết rằng đứng yên chỉ là tương đối, chuyển động mới là tuyệt đối nhé. - (patuandhtn)

Big bang chi đúng với hệ hanh tinh thiên hà ... Nó chỉ là một phần của vũ trụ chứ ko tạo ra vũ trụ sự giãn nở đơn giản là trò chơi tương tác của lực hấp dẫn , khi thiên hà mất đi năng lượng thì nó đơn giản là một cỗ máy li tâm và đó mới là nguyên nhân dẫn đến giãn nở thiên hà trong vũ trụ . Big bang chỉ có nhiệm vụ đưa vật chất của vũ trụ từ bóng tối ra ánh sáng chúng ta chỉ nhìn thấy ánh đèn của chiếc ô tô mà không nhìn thấy cả cái oto . Chúng ta quá nhỏ bé để hiểu . Hãy tưởng tượng trái đất của chúng ta so với vũ trụ cũng như những hạt cơ bản so với trái đất vậy .. Bạn đủ sức để hiểu hay không đó mới là vấn đề - (Bùi Thanh Tùng)

theo mình nghĩ thì cho dù vật thể ở khoảng không mà xung quanh nó không có bất kỳ trọng lực nào thì nó cũng sẽ chịu tác dụng bởi lực của vụ nổ big bang (lực đang làm vũ trụ giản nở ra, nó tên gì thì mình quên rồi) - (dntcr7)

Nếu có bibang thì tâm bibang ko di chuyển , về vũ trụ thì nếu có thuyết tâm vũ trụ thì tâm vũ trụ ko di chuyển - (d.dzuong)

Đứng yên chỉ là một khái niệm nếu lấy một vật khác làm mốc. Thực tế không có không thời gian đứng yên tuyệt đối! - (hoangptnk2007)

không có vật chất nào đứng yên cả bạn ơi. Vật chất vận động là tự thân nó vận động. - (truongvanson89)

Tôi không hiểu sao lại có người có thể tin vào cái gọi là lya thuyết big bag và vụ nổ lớn ...
Vũ trụ là vô hạn, và khả năng là vô hạn, tất cả những thứ con người có thể nghĩ ra đều là những thứ hạn hẹp trong vũ trụ bao la mà thôi ... - (Sơn Bùi)

Theo cơ học lượng tử thiˋ không co´ khái niệm đứng yên tuyệt đối trong moi trường " chân không" các cặp hạt vaˋ phản hạt vẫn tự sinh tự hủy sô´ lượng cân bằng nên tổng thời gian dài thiˋ không co´ vật chất, năng lượng nhưng trên thời gian cực ngắn co´ thể co´ vật chất hoặc phản vật chất - (Độ Mai)

Loài người có lẽ đang ngộ nhận về vũ trụ.hãy đặt trái đất là 1 electron quay quanh một notron là mặt trời mà 1 phân tử thì không bao giờ đứng yên nên trong vũ trụ cũg không có điểm nào đứng yên cả.chúg ta quá bé nhỏ để có thể nhìn thấy toàn bộ vũ trụ đang hoạt độbg ntn - (vo danh)

Theo hiểu biết của mình thì không thể định nghĩa thế nào là đứng yên cả... tại mọi thứ đang chuyển động là đều nhờ vào có vật mốc vd hệ quy chiếu.... và nếu bạn nghĩ Mặt trời đang "đứng yên" hay bất kì một thiên thể hay một ngân hà nào đó thì cũng không loại trừ trường hợp "thứ" bao chứa nó đang "đứng yên" so với một thứ " đứng yên" - (Tại Sao)

Chỉ thấy mình thật nhỏ bé :))) . Theo nguyên cứu của mình Vũ trụ nhất định phải là một không gian kín mang tính tuần hoàn, nếu không sẽ chẳng có giới hạn nào cho vũ trụ cả, vũ trụ không giản nỡ ra, thật nực cười cho những nhà khoa học. - (Phạm Trung)

Đứng yên hay di chuyển thì vẫn phụ thuộc vào vật ta chọn làm mốc.k có gì là tuyệt đối cả.ok - (Thuyenanh_daiduongmongmanh)

Vũ trụ này đang giãn nở!!!
Vậy ngoài vũ trụ này còn vũ trụ nào khác không?? - (Pham Huy Nam)

Dường như bạn vẫn chưa hiểu về hệ quy chiếu thì phải. Hệ quy chiếu có thể là 2 chiều hoặc 3 chiều nhưng phải có 1 điểm làm gốc. Căn cứ để xác định 1 vật đứng yên hay chuyển động là ta so sánh khoảng cách vật đó với gốc hệ quy chiếu. Vì vật thể mà bạn nêu có kích thước rất lớn và 1 tập hợp vật thể có kích thước nên trong trường hợp này ta chọn gốc hệ quy chiếu là trọng tâm của vật thể hoặc của tập hợp vật thể, sau đó so sánh khoảng cách từ tâm của ngôi sao , thiên hà , tinh vân ..... với điểm gốc đó. Từ đó kết luận là nó đứng yên hay chuyển động. Tất nhiên lý thuyết là vậy nhưng chúng ta không thực hiện được trong thực tế. Nhưng trong câu hỏi này tôi trả lời là có. Nếu bạn chọn gốc quy chiếu và vật thể hay hệ vật thể đúng.
Đứng yên hay chuyển động chỉ có tính chất tương đối. - (Vo Tinh Ke)

Muốn biết điều này trước hết bạn phải bay đến hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời khi đó lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ nhất, từ đó bạn bay lên theo phương thẳng đứng với mặt phẳng hoàng đạo để thoát ra khỏi hệ mặt trời sau đó đứng lại quang sát xung quanh. - (minhnhut)

Đơn giản. Chính tớ luôn đứng yên trong vũ trụ, mọi thứ khác cứ luôn chuyển động quanh tớ, kể cả bạn! - (Op)

NẾU CÓ VẬT THỂ ĐỨNG YÊN. THÌ NÓ ĐỨNG YÊN SO VỚI CÁI GÌ? - (Thành Trung Nguyễn)

Mọi khái niệm, quy tắc, định luật, lý thuyết đều do con người tạo ra, nó có thể đúng trong phạm vi Ngân hà, nhưng Ngân hà cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc Vũ trụ, loài người là j trong vũ trụ, tinh hoa nhất hay kém cỏi nhất.... - (Nurro)

Nếu có vụ nổ big bang thì cả vũ trụ sẽ là một hố đen khổng lồ . Dù sao đó cũng là cách giải thích cho sự giãn nở của vũ trụ ... Trên thực tế vũ trụ là trực quan của thuyết vạn vận hấp dẫn . Nó luôn như vậy phải có hố đen thì mới tạo ra thiên hà . Còn mớ hỗn độn vật chất bên ngoài khoảng tối nó vẫn tồn tại ở đó cho tới khi một lực hấp dẫn khác tới và phá vỡ tạo nên va cham giữa các thiên thạch . Những hành tinh mồ côi đủ lớn va cham với nhau sẽ hình thành nên một hệ hành tinh . Vũ trụ nó là lớn nhất không có khái niệm nó nở ra hay không mà vấn đề là chúng ta chỉ nhìn vào vùng sáng của vũ trụ . - (Bùi Thanh Tùng)

- Trước hết, cho đến giờ sự hiểu biết của con người về vũ trụ vẫn chưa là gì so với vũ trụ, khái niệm "vũ trụ" cũng luôn có sự thay đổi. Do đó bản chất của vũ trụ vẫn còn vô vàn bí ẩn đối với con người, chẳng có thể nào mà có thể giải thích được điều gì nếu bạn lấy một thứ không xác định làm hệ quy chiếu được.
- Nhưng theo ý kiến cá nhân của mình, vũ trụ giống như 1 cái bình chứa những vật chất trong vũ trụ, những vật chất này luôn tác động lẫn nhau khiến chúng luôn ở trong trạng thái vận động, mọi sự đững yên chỉ là tương đối. Nếu giả sử vũ trụ là một hình cầu thì chắc chắn sẽ không có vật thể nào đứng yên mãi mãi trong vũ trụ.
- Về việc lực hút thì có bốn lực tương tác cơ bản: Lực tương tác mạnh, Lực điện từ, Lực tương tác yếu, Lực hấp dẫn.
Độ mạnh lực tương tác giảm dần từ Lực tương tác mạnh - Lực hấp dẫn, Tuy nhiên phạm vi tác dụng lực lại tăng từ Lực tương tác mạnh - Lực hấp dẫn. Phạm vi tác dụng lực của Lực hấp dẫn là vô cực. Mọi vật chất đều có lực hấp dẫn, càng xa vật thì Lực hấp dẫn của vật đó tương tác càng yếu. -> Không có vật chất nào trong vũ trụ mà không chịu bất kì lực gì.
=> Tuy nhiên đây là những điều mình biết trong không gian mà mình sống (không gian 3 chiều) . Có thể trong một chiều không gian khác, hoặc trong những hiểu biết khoa học khác nó sẽ khác rất nhiều. Bản chất của khoa học là sự kế thừa và phát triển tri thức nhân loại về "thế giới", không có gì là tuyệt đối cả.
Chúc bạn tìm được câu trả lời mà mình mong muốn nhất, ;") - (-F-)

MÌNH LẤY CÁI NÀO LÀM MỐC THÌ CÁI ĐÓ ĐỨNG YÊN ....nhớ chưa.....? - (ĐẠI NHẬT HÙNG)

Mọi thứ đều đang đứng yên, chỉ có con người là tưởng tượng ra sự chuyển động. Do đó, mọi vật thể đều đứng yên trong vũ trụ. - (superman300000kmps)

GIỜ MÀ VẪN CÒN NÓI XUẤT PHÁT ĐIỂM.... hu hú - (ĐẠI NHẬT HÙNG)

Theo thuyết tương đối thì không có hệ quy chiếu nào là đứng yên tuyệt đối cả (trái với quan điểm của vật lý cổ điển). Hồi xưa Newton cũng nghĩ rằng cũ trụ tĩnh tại, các tinh tú phân bố đồng đều trong không gian và phát xạ mãi mãi. Nhưng nếu như vậy thì sẽ vướng vào nghịch lý Olber: Tại sao bầu trời đêm lại tối?
Trong thực tế, người ta đo được dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà xa xôi, chứng tỏ rằng chúng đang di chuyển ra xa Trái Đất của chúng ta. Hơn nữa thiên hà càng xa chúng ta thì độ dịch chuyển đó càng lớn, chứng tỏ rằng vũ trụ đang giãn nỡ với tốc độ ngày càng tăng.
Về điểm có nơi nào trong vũ trụ mà không có lực hấp dẫn một cách tuyệt đối không thì mình nghĩ là không vì hễ nơi nào có vật chất thì nơi đó phải có trường hấp dẫn. Có điều nếu lực hấp dẫn quá yếu (do có nhiều vùng trong vũ trụ có rất ít tinh tú, hay mật độ vật chất thấp) thì có thể coi gần đúng là lực hấp dẫn bằng 0. - (lythuyetday)

sao ta ko cho là có nhiều vụ nổ bigbang nhỉ,ví như thiên hà tiên nữ và milkway của chúng ta đang tiến lại gần nhau và một ngày nào đó sẽ có va chạm để thống nhất cả 2 làm 1,Giống như 2 giọt nước cùng rơi trên 1 mặt hồ... - (Vo Thu Khoa)

Thực chất trong vũ trụ luôn luôn tồn tại lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn cấu tạo nên vũ trụ này. Không có nơi nào trong vũ trụ mà lại không có lực hấp dẫn. Nếu một phi thuyền bay ra ngoài không gian, nó không những chịu tác động từ lực hấp dẫn của Mặt Trời mà còn từ các hành tinh khác nữa. Trong vũ trụ không có vật thể nào lại đứng yên cả vì các vật thể đều chịu tác dụng từ lực hấp dẫn. - (Văn Bùi)

Đứng yên có nghĩa là ko tồn tại... - (VẬN ĐỘNG)

Trái đất đứng yên! mọi vật đều xoay quanh TĐ. - (viethungvp)

Bất kỳ cái gì có sinh ra và mất đi thì đều biến đổi (tức chuyển động)! Nếu ai tìm ra được cái không sỉnha , không mất đi, người đó sẽ thấy được chân lý tuyệt đối! - (Thanh)

Hư không! - (Thanh)

Nếu trong vũ trụ có thứ gì đó đứng yên thì rất có thể nó là thứ đã khơi nguồn hoặc đó là nơi sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả ! - (Cà Chua)

Tôi nghĩ là có mỗi tôi đứng yên được còn moi thứ trong vũ trụ đều di chuyển quay quanh tôi. Ôi tuyệt quá - (Xuân Tiệp)

1. Nếu chọn vũ trụ là mốc thì thiên hà, ngoi6i sao... đứng yên vì chúng nằm trong vũ trụ rồi( vd chon cơ thể làm mốc thì nội tạng không thể di chuyển ).
2. Mọi vật còn nằm trong hệ Mặt trời đều chiụ sức hút của Mặt trời chỉ tùy lớn hay nhỏ thôi.
3. Có. Một vật bị hút thì phải có thứ gì hút nó nên nếu nằm riêng lẽ trong vũ trụ cách xa những hành tinh, sao.... thì không chịu lục hút nào. - (Chan David)

Nếu bạn chọn hệ quy chiếu là "Vũ Trụ" thì cái vật được gọi là "Vũ Trụ" ấy sẽ đứng yên - (trinhvanson92)

0