Tại sao chất bẩn đọng lại khi khuấy nước? - Câu hỏi hay
Tại sao chất bẩn lại đọng dưới đáy chậu khi khi khuấy nước thành vòng tròn? Theo lực ly tâm, chất bẩn đó nặng hơn nước phải văng ra thành chậu mới đúng. (Phạm Hải) Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...
Tại sao chất bẩn lại đọng dưới đáy chậu khi khi khuấy nước thành vòng tròn? Theo lực ly tâm, chất bẩn đó nặng hơn nước phải văng ra thành chậu mới đúng. (Phạm Hải)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Khi khuấy nước, chúng ta tạo thành một vòng tròn xoáy nước, với tốc độ của dòng nước giảm từ ngoài vào trong. Do đó, các chất bẩn nặng hơn sẽ bị mất tốc độ nhanh hơn và chìm dần xuống đáy ở vị trí có tốc độ thấp nhất - trung tâm. - (Xuyentt)
Chào bạn, theo mình biết thì trong một chuyển động tròn luôn tồn tại lực hướng tâm và lực li tâm. Khi vật đang đứng yên, ta tạo ra một chuyển động tròn đều. Nếu tốc độ quay nhỏ lực hướng tâm sẽ lớn hơn, vật có xu hướng di chuyển về tâm. Nếu chuyển động nhanh đến một mức độ nào đó lực li tâm sẽ lớn hơn và vật di chuyển ra xa tâm. Nôm na như vậy. - (Nguyễn Huy)
do nó nặng hơn nc nên nó sẽ đọng lại dưới đáy chậu - (nam hai)
Đó là lý thuyết về sự thành tạo trái đất đó bạn.!?! - (nguyenhongsi1978)
Theo phương ngang, chất bẩn chịu tác dụng của 2 lực là lực ly tâm có xu hướng rời tâm xoáy. Và lực hút vào tâm xoáy do áp suất tâm xoáy nhỏ hơn bên ngoài. Theo nguyên lý Becnuli, vận tốc càng lớn thì áp lực càng nhỏ. Áp suất càng gần tâm xoáy càng nhỏ do vận tốc càng gần tâm xoáy càng lớn. Lực hút dần thắng lực ly tâm do đó chất bẩn dần về tâm chậu - (Đào Đức Long)
Khi ta khuấy nước, xuất hiện lực li tâm và lực hướng tâm đều có điểm đặt trên cái muỗng (nói chung là dụng cụ để khuấy), lực hướng tâm hướng vào trong và lực li tâm hướng ra ngoài. Tuy nhiên, lực li tâm hướng ra ngoài bị yếu đi do ma sát của khối chất lỏng với thành cốc (nói chung nó là vật chứa) nên lực hướng tâm mạnh hơn, kéo chất bẩn vào trong.
Biết bạn này lấy câu hỏi ở đâu luôn, mình cũng có cuốn sách đó đây, nếu đúng là của N. Arnold thì bình luận lại nhá. Mình thích bộ sách đó lắm. - (lethanh toan)
Cái gì mà hướng tâm với ly tâm?
Đâu có phải chỉ các chất bẩn nầy chuyển động mà cả khối vật chất (nước chung quanh các chất bẩn) cùng chuyển động. Xe chạy vòng tròn trên mặt đường đứng yên (tương đối) nên mới ly tâm thôi. Còn "hướng tâm" thì đâu phải các chất bẩn "tự hướng"? Chỉ là do nước khi quay dội vào thành ly nên tạo một lực đẩy từ nhiều phía nên vật chất dồn vào trung tâm thôi.
Chả có ly với hương tâm gì ở đây cả vì chuyển động của các chất bẩn l do tác động từ chuyển của môi trường quanh nó chứ không phải chuyển động của tự nó. - (dothanhnhan)
khi khuấy nước trong ly các phân tử nước (H2O) chịu tác động của lực ly tâm nên mặt nước phía thành ly cao hơn ở giữa ly, các phân tử nước ở gần thành ly có tốc độ di chuyển cao hơn ở giữa ly các vật nặng ở đáy ly chịu lực đẩy không đều (phía ngoài thành ly chịu lực đẩy nhiều hơn) nó sẽ quay tròn theo xoáy nước nhưng chịu lực đẩy không đều nên dần bị trôi vào giữa ly nước (xoáy nước) điều này cũng đúng với các vật nhẹ nổi trên xoáy nước cũng có su hướng trôi dần về tâm xoáy nước - (Xuan Thuy)
Đúng là khi khuấy thì lực li tâm sẽ đẩy chất bẩn ra với thành ly. Nhưng do lực ma sát của bề mặt chất lỏng với thành ly đã ép nó tụ lại ở giữa đáy li. Câu này là do Einstein lí giải đó - (Nguyễn Song Minh Ngọc)
luc ly tam lam cho ca khoi nuoc xoay tron co xu huong chuyen dong ra xa tam va do co thanh chau nen bi doi nguoc lai dan den o phan tren mat nuoc va duoi day chau nuoc se chay nguoc tu ngoai vao tam lam cho cac chat can va chat noi tren mat nuoc gom lai o tam do chat noi ko chim toi lop nuoc chay ra va chat can cung ko noi len duoc toi lop nuoc do, chi co vay thoi :D - (laulaumoinhau1lan)
Nếu bạn quan sát hiện tượng theo phương bán kính thì bạn sử dụng lực li tâm, còn nếu bạn quan sát theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tròn thì dùng lực hướng tâm. Giống như khi đứng trên đu quay thì thấy bị văng ra xa tâm, nhưng khi đứng dưới đất thì thấy bị văng theo phương tiếp tuyến. Nếu bạn nhảy vào chậu nước thì thấy tất cà đều bị tác dụng của lực li tâm, nhưng chất bẩn tiếp xúc với đáy chậu bị tác dụng cua phản lực ma sát hướng về phía tâm chậu, những hạt nào lơ lửng thi văng ra xa. - (Yêu khoa hoc)