Tại sao gọi cây đa là cây bất tử?
Cây đa Đặc điểm kỳ lạ nhất của cây đa là “chỉ cần một cây là có thể thành rừng”, bởi vì nếu trừ ra những bộ phận cành chính ở giữa của cây thì nó vẫn còn có thể ra rất nhiều rễ khí từ những cành nhánh, có rễ thì được treo lơ lửng giữa không trung, hút lượng nước ở trong ...
Cây đa
Đặc điểm kỳ lạ nhất của cây đa là “chỉ cần một cây là có thể thành rừng”, bởi vì nếu trừ ra những bộ phận cành chính ở giữa của cây thì nó vẫn còn có thể ra rất nhiều rễ khí từ những cành nhánh, có rễ thì được treo lơ lửng giữa không trung, hút lượng nước ở trong không khí, có rễ lại chọc thẳng xuống đất giống như những rễ bình thường khác, hút nước cùng chất dinh dưỡng trong đất và lớn rất nhanh thành những cái cầu nhỏ.
Nếu nhìn từ xa thì một cây đa giống như một mảnh rừng. Những cây con hình thành từ rễ khí không những mọc lá mà còn không ngừng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thân cây mẹ, do những rễ khí này chống đỡ cho thân cây mẹ nên còn gọi là “rễ trụ”. Khoảng cách giữa những chiếc rễ trụ rất lớn, có thể chạy xe ô tô qua được, có những cây đa còn chiếm tới mười mấy mẫu.
Thân của cây đa có rất nhiều loài thực vật khác sống ký sinh trên đó, có đài tiên, lan thảo, mây,...cảnh của chúng giống hệt như tóc xõa cuống từ ngọn của cây đa, có cây còn quấn quanh cành cây chính, từng khóm, từng khóm hoa lan mọc trên những chiếc chạc cành của cây đa tỏa ra mùi thơm rất quyến rũ, tựa như một vườn hóa trên không trung vậy. Trong vườn hoa này lại có rất nhiều những con chim nhỏ đến làm tổ, vì vậy ở đó cũng trở thành thiên đường của các loài chim.
Những cây đa kỳ diệu cũng mang lại những câu chuyện cổ tích kỳ diệu, ở Vân Nam có một kỳ quan là một cây đa ôm lấy một cái tháp Phật. Tương truyền khoảng 500, 600 năm trước, có một nhà tu xây ở đó một cái tháp Phật, trên đỉnh của tháp Phật mọc một cây đa nho nhỏ, rễ của cây đa nhỏ đó cứ thuận theo các khe hở của tháp Phật mà xuyên xuống phía dưới cắm vào trong đất và lớn dần thành những cành cây rất to bao trùm lấy tháp Phật, mọi người gọi đó là “cây ôm tháp”.
Đó chính là bởi bì cây đo có rất nhiều rễ khí hút nước và chất dinh dưỡng cho thân cây mẹ, như vậy cây mới có thể lớn và trở nên rậm rạp, tuổi thọ mới cao như vậy, cho nên trong dân gian người ta mới gọi cây đa là cây bất tử.