24/05/2018, 16:03

Tại sao giỗ tổ Hùng Vương là ngày 10 tháng 3

Lịch phương đông còn gọi là lịch CAN-CHI là lịch dùng 2 hệ Can và Chi để định danh các đơn vị thời lượng như ngày giờ, tháng năm... Thập Can là: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy Thập nhị địa chi là: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân ...

Lịch phương đông còn gọi là lịch CAN-CHI là lịch dùng 2 hệ Can và Chi để định danh các đơn vị thời lượng như ngày giờ, tháng năm...

Thập Can là: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy

Thập nhị địa chi là: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi

Với đơn vị năm thì Thứ tự 1 Can phối với 1 Chi tạo thành tên gọi, 60 năm là 1 kỷ rồi quay lại từ đầu.

Nguồn gốc của 12 địa chi chính là 12 tuần trăng tức 12 tháng trong 1 năm nên Hoa ngữ gọi tháng là Nguyệt (mặt trăng), Địa chi sau được sử dụng như hệ số đếm cơ số 12, ứng dụng tạo ra phần Chi trong tên gọi của năm.

Nguồn gốc của thập can không có gì chắc chắn chỉ ức đoán có thể xuất phát từ bàn tay 5 ngón của con người, đây là hệ số đếm cơ số 5 tương tự hệ số đếm của người Khơme hiện nay, 1-2-3-4-5 đến số 6 là 5+1, 7 là 5+2... cho đến 10 là 5+5. điều này thật thú vị khi trở thành nguyên tắc tạo ra số sinh, số thành của Hà Đồ (Thư)

Nguyên tắc tạo ra số sinh, số thành:

Vòng Sinh 1-2-3-4 cộng với số 5 ở Trung tâm tạo ra vòng số Thành 5+1=6, 5+2=7,5+3=8, 5+4=9 sau cùng là 5+5 ra 10 ở Trung tâm coi như số kết thúc của 1 vòng tuần hoàn và cũng chính là số bắt đầu của vòng kế tiếp... vì thế Hoa ngữ gọi 10 là Thập hay Sập, tiếng Việt là Chập tức gấp đôi lên...

- 2 vòng số sinh và số thành thống nhất tạo ra hệ số đếm cơ số 10 thông dụng hiện nay.

-Thứ tự của Thập can hiện đang dùng:

Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy (Khang).

là tên chữ Nho, đọc theo phát âm Hán Việt. tên gốc hay tên Nôm của chúng là:

Chắc óp bấn đinh mẹ cả cóng tâng nhũn căng

Điều này cũng tương tự như tên Chữ và tên Nôm của các làng quê Việt.

Thứ tự 10 can như trên là thứ tự đã biến đổi (chưa rõ nguyên do) so với nguyên thủy, vì nó không hợp lý khi đối chiếu với các nguyên lý của Dịch học.

Căn cứ để sắp xếp thập can trong dịch học là các định luật của dịch học:

- Nhất viết thủy, nhị viết hỏa,tam viết mộc (mềm), tứ viết kim (cứng).

- Hỏa viêm thượng nghĩa là Lửa thì bốc lên trên.

- Thủy nhuận hạ: nước thì thấm xuống dưới.

- Cương nhu tương ma sinh Động tịnh nghĩa là cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh.

Lập thành đồ hình

Đối chiếu với Hà đồ (thư)
Dựa vào sự tương ứng vị trí và ý nghĩa của tên gọi các CAN trong tiếng Việt ta xác định:

khi vận dụng sự liên kết đối chiếu này ̣để giải mã đồ hình HÀ THƯ, ta có thứ tự 10 can đúng là:

- 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- Giáp Ất nhâm khang mậu canh tân bính đinh kỷ- kỵ .

- Âm Việt ngữ là:

- Chắc óp nhũn căng mẹ canh tưng bấn đinh cả

Trung hoa xưa có 3 loại lịch, lịch nhà Hạ, Lịch nhà Thương và Lịch nhà Chu, âm lịch đang dùng ngày nay là lịch nhà Hạ, nhà Hạ kiến Dần tức lấy tháng Dần là tháng Đầu năm tức tháng Giêng:

Tên các tháng âm lịch:

Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu

Giêng 2 3 Tư 5 6 7 8 9 10 11 Chạp

Bách Việt là tên gọi của 1 siêu tộc người có địa bàn cư trú khắp Đông nam Á, miền Hoa nam và bang ASSAM của Ấn độ.

Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối:

Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.

Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam giang khâm đái thượng triều tôn”.

Dịch nghĩa: “Sách trời đã định chính thống dựng kinh đô non sông Bách Việt đã có tổ. Núi sáng linh thiêng cố cung lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn”.

(Dịch và hiệu đính: Nguyễn Hữu Mùi, Đỗ Thị Hảo - Viện nghiên cứu hán nôm).

- Câu đối trên đã xác định:Vua Hùng hay Hùng vương là tổ của cả dòng giống Bách Việt, Người Việt nam ngày nay là hậu duệ của chi tộc LẠC VIỆT, là chi duy nhất bảo lưu quốc thống của tổ tiên dòng giống HÙNG..

Theo truyền thuyết thì có 18 đời vua HÙNG, ta lưu ý chữ ‘đời vua’, 1 đời vua là 1 triều đại hay nôm na là 1 nhà... như nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Hạ, nhà Thương..., mỗi triều đại lại có nhiều vua, ít nhất là 1 nhiều thì có thể tới vài chục... , truyền thuyết ghi 18 đời Hùng vương có tổng cộng 180 vua.

Nhưng tại sao chọn ngày ‘giỗ vua tổ’ là ngày trọng đại coi như ngày khai sinh đất nước mà không chọn ngày sinh hay ngày lên ngôi của ngài?

Nghiên cứu cổ sử Trung Hoa mà Sử thuyết họ Hùng cho là Bách Việt sử... ta thấy: vua Hạ vũ được tôn là tổ của nhà Hạ nhưng ông Khải mới chính là vua đầu tiên của nhà Hạ, ông Cơ xương vẫn được coi là tổ nhà Chu... nhưng thực ra con ông là Cơ Phát mới là vua đầu của nhà Chu,

Như thế Suy ra ngày giỗ của vua tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu khai sáng triều đại,

Tương tự... quốc gia của người họ Hùng cũng thế, trước khi trở thành 1 vương quốc bao giờ cũng có thời lập quốc, ngày kết thúc thời lập quốc cũng chính là ngày bắt đầu của thời vương quốc, cả thời gian lập quốc được người Việt ‘siêu nhiên hoá’ thành thời trị vì của vua tổ, ngày vua tổ mất chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên tức mốc thời gian bắt đầu có quốc gia dân tộc hay là ngày khởi đầu của lịch sử quốc gia.

Đã thông ý nghĩa ngày giỗ tổ rồi... tiếp tới câu hỏi: có thật ngày 10 tháng 3 là ngày mất của quốc tổ Hùng vương như lưu truyền xưa nay?

- Ở trên đã nói quốc tổ là sự ‘siêu nhiên hóa’ cả thời kỳ tổ tiên lập quốc chứ không phải 1 nhân vật lịch sử, 1 con người sống để có ngày sinh ngày mất thực ...

- Vậy ngày giỗ tổ 10 tháng 3 âm lịch ở đâu ra? điều này quan trọng lắm đấy vì kể từ năm Canh dần 2010 chính thức trở thành ngày quốc lễ, ngày trọng đại của mọi người Việt, từ đương kim nguyên thủ quốc gia tới người đang lưu vong xa xứ... , từ người cầm búa tới người cầm bút, từ nông thôn tới thành thị, từ người mặc áo vàng tới người áo đỏ... không sót một ai.

- Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

- Xin thưa những ngày tháng này đều rút từ ruột của Dịch học.

- Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

- Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Ở phần trên đã chỉ ra tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

- Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hoà ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,

- Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang

Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.

- Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

- Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

- số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can - Chi theo Dịch học họ HÙNG giải mã ra là: KỴ LONG ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày GIỖ VUA.

Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia, từ cổ xưa đến nay Việt nam có lẽ là nơi duy nhất trên qủa đất này ngày giỗ quốc tổ lại chính là ngày hân hoan vui mừng của toàn dân tộc.

- Từ ngày tháng này trở đi sau không biết là bao năm... mạch sống từ cội nguồn lại tuôn về; cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch là tiếng trống đồng lại vang vọng khắp non sông, nơi nơi chốn chốn đàn con Việt hợp lòng cùng nhau hướng về đền HÙNG cầu xin tiên tổ phù trợ khiến quốc thái dân an, người người hạnh phúc, nguồn mạch tâm linh ấy một khi đã tuôn chảy rồi sẽ không bao giờ dứt.

0