09/06/2018, 23:08

Tại sao các ngôi sao nhấp nháy liên tục? - Câu hỏi hay

Khi nhìn lên bầu trời vào ban đêm, chúng ta thấy đa số các ngôi sao sáng liên tục (do tự phát sáng hoặc do phản chiếu), nhưng một số ngôi sao lại nhấp nháy. Đây là hiện tượng gì? (Văn Út) Ảnh ...

Khi nhìn lên bầu trời vào ban đêm, chúng ta thấy đa số các ngôi sao sáng liên tục (do tự phát sáng hoặc do phản chiếu), nhưng một số ngôi sao lại nhấp nháy. Đây là hiện tượng gì? (Văn Út)

65e38ed5d5.jpg

Ảnh minh họa: NASA

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Bỡi vì ánh sáng từ ngôi sao đi xuyên qua bầu khí quyển của trái đất và do sự biến đổi về mật độ và cường độ của ánh sáng di chuyển khác nhau, nên tạo ra sự nhấp nháy. - (David Nguyen)

Bởi vì do gió bạn ạ. Bạn có thấy ngọn đèn trước gió bị chao đảo không? Câu trả lời của tui đoạt giải Ignobel 2015 là cái chắc. - (basao)

Chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy bởi vì ánh sáng từ những ngôi sao phải đi qua các tầng khí quyển. Vì không khí di chuyển liên tục ở các tầng khác nhau, chúng làm cho ánh sáng từ ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng giống như nhấp nháy. - (Tu Huynh)

Lần gần nhất tôi lên thăm một ngôi sao là nó luôn sáng rực, không nhấp nháy như các bạn vẫn nhìn thấy từ trái đất đâu - (thanh nien)

Ánh sáng từ các ngôi sao tới trái đất phải đi qua những khoảng không gian lớn. Trong không gian có nhiều khối khí, mà phần lớn là hydrogen di chuyển. Các khí có độ khúc xạ ánh sáng khác nhau, khi di chuyển làm cho độ khúc xạ môi trường thay đổi liên tục. Do đó ánh sáng bi chuyển hướng liên tục khi đi qua những khối khí này, làm cho ta thấy ánh sao lấp lánh. - (Tuanisation)

Vì trong khí quyển có nhiều lớp, tầng khí. Mật độ và thành phần khí trong các lớp đó là khác nhau, đồng thời chúng thường chuyển động làm thay đổi ánh sáng từ các vì sao khúc xạ qua các lớp khí quyển tới mắt chúng ta làm ta thấy ngôi sao tối hay sáng. Việc này xảy ra rất nhanh và liên tục là lý đó mà ta thấy các vì sao nhấp nháy - (Chucuoitrentrang_119)

Theo mình được biết thì do các ngôi sao này cũng giống như mặt trời của chúng ta, chúng phát sáng được là do các phản ứng nhiệt hạch trên bề mặt, các ngôi sao này cách chúng ta rất xa (từ vài năm ánh sáng đến vài trăm năm ánh sáng) nên ánh sáng phát ra từ các ngôi sao phải mất rất lâu mới đến được Trái Đất, mà các phản ứng nhiệt hạch này không đồng đều có lúc mạnh lúc yếu, lúc mạnh thì lượng bức xạ sẽ tăng đồng nghĩa với ánh sáng phát ra sẽ mạnh hơn, ta thấy ngôi sao sáng hơn, ngược lại thì ta thấy ánh sáng sẽ yếu hơn, nên ta sẽ thấy ngôi sao sẽ nhấp nháy liên tục. Bên cạnh đó, vì các ngôi sao cách chúng ta rất xa, ánh sáng mà ta nhìn thấy phải mất khoảng thời gian nhiều năm ánh sáng mới đến được Trái đất, nói cách khác ánh sáng mà ta nhìn thấy từ các ngôi sao là ánh sáng của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm về trước. - (Tài Nguyễn)

Tất cả ngôi sao đều sáng liên tục bạn ạ. Bạn thấy một số ngôi sao "nhấp nháy" ánh sáng, vì ánh sáng khi đi xuyên qua bầu khí quyển của trái đất thì gặp phải chướng ngại vật. Những chướng ngại vật như là nước và bụi trên bầu trời sẽ che đi ánh sáng, nhưng vì bụi không đứng yên một chổ nên không thể che hoài được. Ví dụ bạn mở đèn bin rồi đưa tay chắn ánh sáng rồi lại không chắn, liên tục như vậy thì người ở bên đường cũng thấy là đèn pin đang nhấp nháy. - (Richelle Thi Nguyen)

Theo mình thì không phải hoặc không chỉ là khí quyển trái đất, khí quyển trái đất chỉ là 1 phần nhỏ thôi. Mà bởi khí quyển của các ngôi sao, hành tinh trên đường a/s đi qua. Quãng đường di chuyển của a/s đó tới trái đất là vô cùng lớn, xác suất để nó đi qua các bầu khí quyển của các ngôi sao, hành tinh khác là vô cùng lớn nên mình nghĩ đó mới là nguyên nhân chính - (Thang Doan)

mình thấy mấy câu trả lời vẩn chưa hoàn toàn chính xác vì mỗi ngày mình ngó lên nếu đi qua nhiều tầng khí quuyển khác nhau vậy thì mỗi ngày màu sắc phải khác nhau mới đúng, nhưng mình thấy những ngôi sao đó ngày nào cũng nhấp nháy màu sắc giống nhau không hề thay đổi - (phamcuong)

Chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy bởi vì ánh sáng từ những ngôi sao phải đi qua các tầng khí quyển. Vì không khí di chuyển liên tục ở các tầng khác nhau, chúng làm cho ánh sáng từ ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng giống như nhấp nháy.
Vậy liệu chúng ta có thấy chúng nhấp nháy nếu chúng ta quan sát từ không gian? Không. Nếu bạn quan sát sao từ trạm vũ trụ hay tàu vũ trụ, bạn sẽ không thấy chúng nhấp nháy.

Ánh sáng từ những hành tinh cũng đi qua bầu khí quyển, nhưng hành tinh ở gần hơn các ngôi sao nhiều. Do các hành tinh ở gần trái đất nên ta nhìn thấy chúng không phải là những điểm sáng như các ngôi sao mà là những đĩa sáng. Những đĩa sáng đó rất nhỏ, tới mức mắt thường không nhận ra.
Trong toán học, một mặt gồm vô số điểm tạo thành. Bởi vậy ánh sáng từ đĩa sáng của hành tinh truyền đến Trái Đất cũng có thể coi là ánh sáng truyền từ vô số điểm sáng. Những chùm ánh sáng đó khi xuyên qua tầng khí quyển phức tạp của trái đất đương nhiên cũng bị tác động khiến mỗi tia sáng đều bị nhấp nháy, lúc sáng lúc tối. Nhưng cả chùm vô số tia sáng đó không phải cùng tắt giống nhau (nếu sáng, tắt cùng lúc thì ta sẽ thấy các hành tinh cũng biết nhấp nháy) mà tia này sáng thì tia kia tắt hoặc ngược lại. Vì vậy quan sát ánh sáng của các hành tinh, ta thấy cường độ ánh sáng của chúng dường như không đổi, do đó chúng không nhấp nháy. - (Tung Nguyen Thanh)

Do mây bay qua lại nên thấy sao nhấp nháy thôi ! - (sytd)

theo mình nhớ đã từng đọc 1 lần khi còn nhỏ là sao sáng do ánh sáng mặt trời chiếu vào nó (như mặt trăng), còn việc lấp lánh là do giữa chúng ta và ngôi sao là 1 khoảng khí quyển, lớp khí quyển này không đứng yên mà chuyển động, tạo nên hiệu ứng nhấp nháy (nhớ đại ý như vậy vì mình đọc quá lâu rồi, không nhớ từng chữ được) - (Lê Công Thuận)

Chỗ mình hay gọi là sao bảy màu vì nó có vài màu khác nhau sau mỗi lần nháy. Mình nghe nói đó không phải sao mà là ánh sáng từ các vệ tinh nhân tạo hay các trạm vũ trụ phát ra. - (Khánh Kim Ngọc)

k phải đâu.những ngôi sao nhấp nháy là do sắp hết pin đó - (phạm ngọc vinh)

Vậy mới nói thượng đế tạo ra đèn led chứ con người chỉ học theo thôi - (Thanh nguyen)

nhấp nháy do mây di chuyển tạo độ đậm nhạt của ánh sáng nên có cảm giác nhấp nháy, giống như đi máy bay nhìn xuống dưới sẽ thấy đèn nhấp nháy do các lùm cây lúc che, lúc ko che đó - (Nguyễn Khánh Dư)

Bạn Hãy nhìn vào kính thiên văn các ngôi sao ấy sẽ không còn nhấp nháy nữa!? Bạn thử xem rồi biết!! - (Tra Hai)

Bầu khí quyển Trái Đất có nhiều tầng :
1.Tầng đối lưu , 2. Tầng bình lưu ,3. Tầng giữa ,4. Tầng nhiệt quyển,5. Tầng ngoại quyển . Các tầng này chuyển động xoay quanh Trái Đất .Các Ngôi Sao nằm ngoài các tầng này . Ban đêm nhìn lên trời các tầng chuyển động nên ta thây các ngôi sao nhấp nháy liên tục . - (võ đức quyền)

Khi ánh sáng đi qua khí quyển sẽ bị cản trở bởi hơi nước sương mù gây ra hiện tượng nhấp nháy của sao. Bạn đến những nơi khí quyển trong sạch sẽ không thấy sao nhấp nháy nữa. - (Học sinh tiểu học)

Tôi nghĩ ánh sáng hay tia sáng luôn bị vật cản cắt ngang bởi vô số hành tinh, tiểu hành tinh, sao và thiên hà...trôi nỗi ngoài vũ trụ mới tạo ra sự nhấp nháy đó. - (David T Thai)

Tất cả là do bộ não con người làm ra. Áng sáng thì đi liên tục nhưng thần kinh mắt nhình nhình ra và phải đi ngược về về não nên chúng ta thấy sao nhấp nháy thôi. Nếu hai người cùng nhình một ngôi sao thì ngôi sao này nhấp nháy khác đấy là gì sao ở quá xa nên mắt ta thấy vậy. - (Hiển)

hiện tượng tán sắc ánh sáng, khi ánh sáng đi qua bầu khí quyển, những chùm ánh sáng bị bẽ cong=> nhìn vào mắt thường ta tháy các ngôi sao nhấm nháy. - (lehai190481)

Theo minh nghĩ thì mỗi một ngôi sao cũng giống như hệ mặt trời của chúng ta, có các tiểu hành tinh quay xung quanh nó, theo mình đoán thì cũng giống như nhật thực thôi, sở dĩ thấy nó nhấp nháy là do nhật thực, bị các tiểu hành tinh che lấp. - (tule)

Nếu một ngôi sao cách ta 100 năm ánh sáng thì. Thì ánh sáng ta nhìn thấy là ánh sáng thực tại hay ánh sáng của 100 năm trước - (Khánh Nguyễn)

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta sẽ phải phân loại ra : hằng tinh – là các ngôi sao tự phát sáng, và hành tinh - là các ngôi sao không phát sáng.
Các hằng tinh nhấp nháy là bởi ánh sáng của chúng phải xuyên qua bầu khí quyển bảo vệ trái đất, vốn luôn biến động về nhiệt độ và mật độ. Vào những đêm trời xấu, các ngôi sao này còn trông như dịch chuyển liên tục bới ánh sáng của nó bị khúc xạ theo hướng này hay hướng khác. Còn các hành tinh như đứng yên là do chúng nằm gần trái đất hơn nhiều so với các hằng tinh. Ví dụ, hành tinh lớn cách xa trái đất nhất mà ta nhìn thấy là sao Thổ, cách trái đất lúc xa nhất là 1,57 tỷ km, trong khi hằng tinh cách gần trái đất nhất là 40.000 tỷ km, xa hơn sao Thổ tới 25.000 lần. Do các hành tinh ở gần trái đất nên ta nhìn thấy chúng không phải là những điểm sáng như các hằng tinh mà là những đĩa sáng. Những đĩa sáng đó rất nhỏ, tới mức mắt thường không nhận ra.

Trong toán học, mặt gồm vô số điểm tạo thành. Bởi vậy ánh sáng phản xạ từ những mặt sáng trên cũng có thể coi là ánh sáng phản xạ từ vô số điểm sáng tạo thành. Những chùm ánh sáng đó khi xuyên qua tầng khí quyển phức tạp của trái đất đương nhiên cũng bị tác động khiến mỗi tia sáng đều bị nhấp nháy, lúc sáng lúc tối, mỗi giây dao động từ 10-100 lần. Nhưng cả chùm vô số tia sáng đó không phải cùng tắt giống nhau (nếu sáng, tắt cùng lúc thì ta sẽ thấy các hành tinh cũng biết nhấp nháy) mà tia này sáng thì tia kia tắt hoặc ngược lại, không lúc nào dứt. Vì vậy quan sát ánh sáng của các hành tinh, ta thấy cường độ ánh sáng của chúng không đổi, rõ ràng chúng không thể nhấp nháy được rồi ! - (phat vo)

ngôi sao càng nhấp nháy cao là nó ở càng xa ta đấy , ví dụ bạn dùng 1 ống nhòm hay kính thiên văn để quan sát bầu trời và thấy 1 sao không chỉ là nhấp nháy , mà là chớp tắt , đó có thể là bạn đang nhìn 1 tinh vân hay 1 thiên hà xa xôi nào đó - (quachminhdang2)

ai trả lời do bầu khí quyển trái đất thì sai bét hết vì, chỉ có mỗi 1 hay 2 ngôi sao trên trời mà hiện tại mình nhìn thấy nhấp nháy, còn các chòm sao khác thì không? Vậy mấy ngôi sao kia không đi qua tầng khí quyển chắc?
Theo mình nghĩ do chính bầu khí quyển vận động liên tục tại hành tinh đó là khả năng cao nhất - (Trần Thành Tự)

Những ngôi sao nào không nhấp nhấy là do noa gần trái đất. Còn những ngôi sao nhấp nhấy la nhưng ngôi sao ở xa hơn. - (Nhã Trần)

Tóm lại các bạn nên giải thích cho bạn đọc hiểu, đây là vấn đề khoa học đã được con người nghiên cứu qua nhiều thế hệ. Hãy trả lời rõ chứ đừng để mọi người đoán mò vậy. Cuối cùng ai xem xong các bình luận cũng chẳng biết câu trả lời là gì. Hỏng hết cả một thế hệ .. - (Hoàng Hải)

0