09/06/2018, 23:34

Tại sao cây trinh nữ khép lại khi có ngoại vật tác động? - Câu hỏi hay

Xin hỏi tại sao cây trinh nữ, hay còn gọi là cây mắc cỡ, khép lại khi có ngoại vật tác động? (Trương Khánh Ngân) Hoa trinh nữ. Ảnh:  Tumblr Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Xin hỏi tại sao cây trinh nữ, hay còn gọi là cây mắc cỡ, khép lại khi có ngoại vật tác động? (Trương Khánh Ngân)

tai-sao-cay-trinh-nu-khep-lai-khi-co-ngoai-vat-tac-dong

Hoa trinh nữ. Ảnh: Tumblr

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Ở đầu mỗi cuống lá cây trinh nữ có những chỗ phình dự trữ nước, khi va chạm, cây có sự cảm ứng và nước từ những chỗ phình di chuyển đến các mô lân cận là cho cây khép lại. Nhưng sau thời gian không bị tác động gì thì nước sẽ di chuyển lại chỗ phình cây quay lại hình dạng ban đầu - (Nghĩa Đoàn)

bởi vì nó mắc cở đó bạn. - (Long Chau)

Một câu hỏi thú vị. Tuy tui không biết chắc câu trả lời, nhưng tui rất chắc chắn sẽ có những câu trả lời cực kỳ thú vị, thậm chí bá đạo, và chúng sẽ không liên quan gì tới khoa học cả. Lót dép hóng. Đặt "quan tâm" luôn :v - (phutai1984)

không phải cây trinh nữ khép lại mà là lá của nó khép lại khi có ngoại cảnh tác động là vì nó xấu hổ đấy mà. - (Thanh Trần)

Vì nó thích thế - (Thuc Nguyen)

Vì em ấy ngại ngùng đấy. :) - (Yêu Cherry)

Cây trinh nữ biết nhạy-cảm , cảm-xúc và rung-động ........... Xếp hai hàng lá lại khi ta lấy tay chạm vào chúng .................The Sensitive Plant . - (Robert H Tran)

theo mình biết thì dưới lá cây trinh nữ có một túi nước khi chạm nhẹ thì túi nước bị vỡ, do đó lá sẽ khép vào khi có ngoại lực tác động. - (LongĐinh)

Thế sao gió thổi nó ko khép? - (Tên Thật)

Đó là cơ chế thôi. Người ta hỏi tại sao nó cụp lại với mục đích gì mà?! Vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Theo tôi đó có khi là khả năng sinh tồn, giảm diện tích tiếp xúc tránh bị xây xác khi va chạm. Giống người gặp nguy hiểm thì co cụm tìm chỗ núp vậy! - (Pro - Language)

Khi bi dung xung dien phat ra( nhu chan dong) tac dong len cuong la cay trinh nu lam no co lai . Xung dong nay gay ra nuoc va kali di ra khoi khong bao. Su viec nay lam ap suat trong te bao giam di, dan den la cup lai. - (Sunshine Troung)

Theo sinh học thì đó là do các tế bào trương nước ở lá cây gây ra, khi tác động vào thì các tế bào này chuyển nước sang các tế bào lân cận khiến nó xẹp xuống và lá khép lại. Hiện tượng đó là một dạng tự vệ của cây trước các động vật ăn cỏ vì thân cây trinh nữ có nhiều gai nên việc khép lá lại làm lộ các gai ra sẽ khiến các động vật muốn ăn lá cây " nản". xét theo suy nghĩ của con người thì : Đã gọi là trinh nữ thì chắc chắn là em ý hay thẹn, mắc cỡ nên ai " sờ" vào là em ý e thẹn và khép lại :) - (Hoàng Bách)

Đó là một cách tự bảo vệ của cây trinh nữ đối với các loài động vật ăn cỏ. Khi khép lại, cây trinh nữ trông héo úa là loại mà các loài ăn cỏ không thích ăn. - (Hoa Le)

Đơn giản là vì là cây nên chúng không có trí nhớ,lẽ thường thì khi 1 con ong bám vào cây lần đầu,cây.. khép lại.
Lần 2 cũng con ong đấy,đậu đúng điểm đấy lẽ ra cây phải... để yên,nhưng không nó vẫn khép lại.
Mà khi con ong không thể tỏ đường đi lối về thì cây này được gọi là cây trinh nữ. - (Longnd)

k biet nua - (NGUYEN HUY TRUONG)

Miền nam gọi cây đó là cây mắc cỡ - (gay tim ban)

Vì nó mắc cỡ. - (sonng)

vì bình thường nó không mặc đồ. có tác động nên nó che đi. hjhj - (Thao Nguyen)

Là hiện tượng" áp suất trưng nước" - (sytd)

Tại em ấy mắc cỡ :))) - (Võ Đinh Lâm)

Nó cảm biến thời nay đó mà - (ĐồngCảm Cảmxúc)

Chinh vi no khep lai nen moi goi lai cay mac co - (Ttg)

bạn thích nghe trả lời theo hướng khoa học, hay là truyển thuyết vậy - (mtechco.jsc)

đây là 1 loại cây thường dinh dưỡng bằng động vật. nó khép lại là để kẹp chặt con vật đó và tiêu hóa - (Hoàng Dương Nguyễn)

0