18/06/2018, 15:47

Tái khảo sát trật tự vùng Đông Á trong lịch sử

SỰ CAN THIỆP CỦA TRUNG HOA TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT CUỘC CỦA NÓ (1786-1802): MỘT SỰ TÁI KHẢO SÁT TRẬT TỰ THẾ GIỚI VÙNG ĐÔNG Á TRONG LỊCH SỬ Takashi Inoguchi University of Tokyo Ngô Bắc dịch I. Dẫn Nhập Kể từ khi Fairbank và Teng cố gắng lần đầu tiên ...

SỰ CAN THIỆP CỦA TRUNG HOA TẠI VIỆT NAM VÀ  KẾT CUỘC CỦA NÓ (1786-1802):

MỘT SỰ TÁI KHẢO SÁT TRẬT TỰ THẾ GIỚI VÙNG ĐÔNG Á TRONG LỊCH SỬ

Takashi Inoguchi

University of Tokyo

Ngô Bắc dịch

I. Dẫn Nhập

       Kể từ khi Fairbank và Teng cố gắng lần đầu tiên để biểu trưng trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử như một “hệ thống triều cống”, nhiều sử gia đã chấp nhận, tu chỉnh, phê bình hay quên lãng sự ý niệm hóa của họ về trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử. 1 Một trong những cuộc điều tra gần đây theo chiếu hướng này là quyển The Chinese World Order: Traditional China’s Foreign Relations, biên tập bởi Fairbank.  Bất kể các cuộc điều tra của các sử gia siêng năng, kết quả xem ra không mấy khác biệt với câu chuyện về các người mù sờ con voi.  Nồ lực tập thể này phô bày tính chất địa phương hẹp hòi phát sinh từ một tiêu điểm không-thời gian đặc biệt của mỗi cuộc nghiên cứu và sự khiếm khuyết việc tổng hợp các cuộc nghiên cứu này.  Chính từ đó, tình trạng này đã dẫn dắt một nhà điểm sách của Fairbank đi đến kết luận:

“Trong tác phẩm chứa đầy sự kiện này, lý thuyết minh bạch vì thế mang ít các sự quan hệ [sic] của các dữ liệu phong phú trong các quan hệ ngoại giao, vốn  xứng đáng cho một sự tái phân tích về phương diện đối chiếu và hệ thống”2

Tuy nhiên, quả thực mỉa mai, sự thiếu vắng nỗ lực tổng hợp trong hai phương diện đối chiếu và hệ thống dường như trợ lực cho việc duy trì một tình trạng trong đó công thức nguyên thủy của Fairbank và Teng đã không được tái duyệt một cách cơ bản.

Bài viết này sẽ gắng sức để khảo sát trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, chủ yếu chiếu theo lịch sử của các quan hệ Trung-Việt như một bước đầu tiên để phác họa một bức tranh thực tế hơn về trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử khác với mô hình của Fairbank.  Chúng ta sẽ khảo sát trước tiên mô hình của Fairbank về mặt các đề xuất lý thuyết và các giả thiết đã có trước về cơ cấu-lịch sử được gắn liền trong các khái niệm của ông.  Điều này cốt ý muốn phô bày rằng các khái niệm của nhiều sử gia khác nhau về trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử dựa chính yếu trên các kinh nghiệm lịch sử đặc thù với các cơ cấu 4 xã hội và “quốc tế” 3 đặc thù.  Xuyên qua một sự lược duyệt đối chiếu các khái niệm của các sử gia khác nhau về (một phần của) trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, chúng tôi sẽ chỉ cho thấy rằng mô hình của Faitbank thì không thích đáng để mô tả trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử, càng ít hơn nữa cho trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, ngay dù nó có thích hợp với một khái niệm tập chú vào Trung Hoa của trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử. 5 Chúng tôi sẽ cố gắng để chứng minh sự khẳng quyết này bằng việc vạch ra ba thiên kiến của mô hình Fairbank: chủ trương tập trung vào Trung Hoa (Sinocentricism), nhấn mạnh thái quá trên các yếu tố nghi thức, và trình bày quá đáng về các nước Đông Nam Á và Tây Phương.

Sau đó, chúng tôi sẽ khảo sát để minh chứng sự can thiệp của Trung Hoa tại Việt Nam trong các năm 1788-1789 và kết cuộc của nó, xuyên qua một sự sử dụng đối chiếu các tác phẩm của các sử gia về các quan hệ Trung-Viêt trong lịch sử.  Chúng tôi sẽ đặt tiêu điểm vào các ca9n bản quyền lực nhóm, các quan điểm của các nhà cấu tạo quyết định và mối quan hệ giữa chúng.  Ghi nhớ rằng các căn bản quyền lực được định nghĩa như các nguồn gốc mà bởi sự động viên, A có thể ảnh hưởng đến B theo các cách thích hợp với các quan điểm của A, điều tiếp đó được định nghĩa như một loạt các mục đích của A, các cung cách của anh ta về việc liên hệ các mục đích với các giải pháp chính sách, và các giả thiết căn bản của anh ta. 6 Bằng việc làm như thế chúng tôi sẽ cố gắng để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đề xuất lý thuyết và các giả thiết cơ câu-lịch sử.  Sự tường thuật việc can thiệp sẽ trình bày một cách sống động sự điều hành thực tế của Trung Hoa trong các sự vụ ngoại giao, đối nghịch với ý niệm thường có tính chất lừa dối cũng như theo đó tự lừa dối, do sự cách biệt nhận thấy được giữa huyền thoại và thực tế, như được phô bày trong sự đối đầu với một đối thủ vừa có tính chất cách mạng lẫn thực tế.  Chúng tôi sẽ đưa ra công thức của chúng tôi về trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử đi xa hơn, trong một cách làm giảm nhẹ các yếu tố văn hóa và ý thức hệ — được nhấn mạnh quá nhiều trong mô hình của Fairbank – và nâng cao các yếu tố quyền lực quân sự, hay một cách mở rộng hơn, quyền lực nói chung.

Sau cùng, để tăng cường lập luận của chúng tôi, chúng tõi sẽ lập bảng kê các trường hợp lịch sử của các sự can thiệp và xâm lăng giữa Trung Hoa và Việt Nam và phác họa các phương thức tạo thành khuôn mẫu lịch sử mà chúng tôi cảm thấy sẽ chứng minh sự vô giá trị rõ ràng của mô hình Fairbank.  Để kết luận, chúng tôi sẽ lập luận: 1) rằng trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử đã phô bày các khuôn mẫu ít tính chất nguyên khối, và đa diện hơn ấn tượng mà mô hình Fairbank có thể mang lại; 2) rằng quyền lực trong nghĩa rộng và quyền lực quân sự nói riêng đã đóng một vai trò trọng yếu trong trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, giống như nó đã làm trong phần lớn các trật tự thế giới lịch sử khác; và 3) rằng các nghi thức văn hóa và ý thức hệ đã có khuynh hướng, nhiều nhất, là các sự khoa trương hay ngay cả các sự ám ảnh của Trung Hoa –- nếu các nghi lễ có nổi bật lên, so với các trật tự thế giới khác – thường được khai thác một cách trọn vẹn bởi các nhà lãnh đạo lân bang hầu tạo thuận lợi cho họ cũng như để “làm vừa lòng” về mặt chính trị và thoải mái về mặt tâm lý của các nhà lãnh đạo Trung Hoa. 

II. Các Sự Hình Dung Của Các Sử Gia Về Trật Tự Thế Giới Đông Á Trong Lịch Sử

       Chương dẫn nhập của Fairbank trong sách năm 1968 không đưa cho chúng ta một hình ảnh thật rõ rệt như bài viết hồi năm 1941 của Fairbank và Teng, trong đó các tác giả đặt giả thuyết hai phần tử quan trọng như các động lực thúc đẩy của hệ thống triều cống: sự khẳng quyết về văn hóa và đạo lý về phía các nhà lãnh đạo Trung Hoa và sự theo đuổi các quyền lợi kinh tế và vật chất về phía các nhà lãnh đạo các lân bang. 8 Hai thành tố này, mô hình ám chỉ, đã tạo ra các sự tương tác tương đối hòa bình giữa Trung Hoa và các tác nhân láng giềng trong trật tự thế giới Trung Hoa trong lịch sử.  Một độc giả quyển sách năm 1968 có thể thắc mắc là liệu Fairbank đã thay đổi quan điểm nguyên thủy năm 1941 của ông về hệ thống triều cống bởi bảng tóm tắt của chương dẫn  nhập của quyển sách năm 1968 trông phức tạp hơn nhiều so với mô hình “hai yếu tố”. 9 Nhưng khi độc giả đọc quyển sách năm 1971, người đó tìm thấy rằng mô hình “hai yéu tố” nguyên thủy của Fairbank về trật tự thế giới Trung Hoa lịch sử được giữ hoàn toàn nguyên vẹn. 10 Trong sách ấn hành năm 1968, ông đã viết một cách chính xác:

       “Trật tự thế giới Trung Hoa là một ý niệm chỉ thống hợp với cứu cánh của Trung Hoa và trên một mức độ chuẩn mực, như là một khuôn mẫu lý tưởng”. 11

Tuy nhiên, khi cung cấp một bảng tóm lược các mục tiêu và phương tiện của các khảo hướng của Trung Hoa đối với các lãnh vực quốc ngoại, ông dường như tự mâu thuẫn.  Điều đó có nghĩa, khi cố gắng biểu thị đặc điểm các mục tiêu và phương tiện của Trung Hoa trong việc quản lý các quan hệ ngoại giao, ông dường như đã bơm một khái niệm tập trung vào Trung Hoa của việc quản lý “các dân mọi rợ” thành các động lực của chính “các dân tộc mọi rợ” muốn duy trì mối quan hệ với Trung Hoa.

       Chính từ đó, thí dụ, Fairbank nêu ý kiến rằng các phương tiện chính yếu trong chính sách của Trung Hoa đối với Hàn Quốc (vốn thuộc vào vùng mà Fairbank gọi là Khu Vưc Trung Hoa: Sinic Zone) dưới thời nhà Thanh là có tính chất “văn hóa” và “ý thức hệ”. 12 Bất kể nhiệt tình của người Hàn Quốc để hấp thụ văn hóa Trung Hoa mạnh mẽ đến đâu, không thể nào biểu thị được các quan hệ Trung Hoa – Hàn Quốc dưới thời nhà Thanh mà không ghi nhớ trong đầu sự nhục nhã và cảm giác bất lực bị cảm thấy bởi người Hàn Quốc khi họ đã chiến đấu và đã thua ba cuộc chiến tranh với người Mãn Châu hồi đầu thế kỷ thứ 17.  Trước tiên, chính sự sử dụng sức mạnh quân sự, và sau này, sự định chế hóa hồi ức này, đã định hình một cách nền tảng nhất các quan hệ Trung Hoa – Hàn Quốc dười thời nhà Thanh. 13

       Cùng sự phê phán có thể được đưa ra đối với sự giải thích của Fairbank về các quan hệ của Trung Hoa với Tây Tạng (thuộc vào vùng mà Fairbank gọi là Khu Vực Nội Địa Á Châu).  Trái với khái niệm tập trung vào Trung Hoa trong mối quan hệ Trung Hoa – Tây Tạng, chính Mãn Châu còn “thua kém” về mặt tôn giáo so với người Tây Tạng. Nhà lãnh đạo chính-trị-kiêm-tôn-giáo của Giáo Phái Lạt Ma đã có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trên người Tây Tạng và một số người Mãn Châu mà còn cả trên người Mông Cổ, dân tộc mà sự đe dọa – trước tiên có thực và sau này thì tiềm ẩn – đã là một trong các mối quan ngại nhất của các nhà lãnh đạo Mãn Châu.  Phải chờ mãi sau khi người Mãn Châu đã loại bỏ các bộ tộc Khoshuds và Dungars [hai bộ tộc chính của giống dân Oirat, thuộc Mông Cổ, chú của người dịch] ra khỏi Tây Tạng bằng vũ lực hồi giữa thế kỷ thứ 18, người Mãn Châu mới tự nghĩ mình là “ưu việt” hơn người Tây Tạng. 14  Một lần nữa, điều trọng yếu là sức mạnh quân sự.  Nó chỉ được sử dụng “một cách ngắn ngủi” nhưng vai trò của sức mạnh quân sự đã không có tính chất “thứ yếu” chút nào, ngược với sự hình dung bởi Fairbank. 15

       Nhìn vào các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa từ quan điểm tập trung vào Trung Hoa không làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa trong lịch sử được nhiều.  Khuynh hướng nhấn mạnh quá đáng học thuyết tập trung vào Trung Hoa như một yếu tố giải thích trong các quan hệ ngoại giao vùng Đông Á dường như có ảnh hưởng đến một số nhà Trung Hoa học (Sinologists) – những người tin tưởng trung kiên nơi tính độc đáo của văn hóa Trung Hoa. 16 Sự nghiên cứu các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa không nên giới hạn các quan điểm khảo cứu của nó vào phía Trung Hoa không thôi.  Trong thực tế, những gì mà mô hình “hai yếu tô’ của Fairbank mang lại cho chúng ta dường như nhiều hơn là phiên bản phức tạp của khái niệm tập chú vào Trung Hoa trong các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa. 17

       Mặc dù ít hiển nhiên hơn thiên kiến tập chú vào Trung Hoa lộ liễu, Fairbank dường như cũng có khuynh hướng nhấn mạnh đến sự duy trì các quan hệ ngoại giao “bình thường” 18 như được biểu trưng bởi việc khấu đầu (kowtow), mậu dịch và quà tặng hơn là các sự thay đổi quyết liệt trong các quan hệ ngoại giao “bình thường” của chiến tranh, nơi mà vốn liếng của các bên liên hệ được biểu lộ một cách sâu đậm nhất.  Ngoài việc không rõ liệu sự nhấn mạnh của ông đã phát sinh từ thiên kiến “cấp tiến” của ông hay không, sự kiện rằng nhiều thứ trong các nghi lễ vào lúc “quan hệ bình thường” nhiều nhất vẫn chỉ là các sự khoa trương của các nhà lãnh đạo Trung Hoa.  Các sự khoa trương này không được tán thưởng nồng nhiệt mấy hoặc bởi các nhà lãnh đạo và dân chúng của các nước láng giềng hay bởi người dân Trung Hoa, như thể đã được tuyên xác bởi các tài liệu lịch sử Trung Hoa được bảo trợ bởi các nhà lãnh đạo Trung Hoa. 19  Mặc dù có thể giải thích trật tự thế giới Trung Hoa theo khái niệm của Trung Hoa về trật tự thế giới, thế giới quan Trung Hoa không đồng nghĩa với trật tự thế giới của Trung Hoa, càng ít đúng hơn nữa với trật tự thế giới Đông Á Châu.  Để nhìn xuyên qua và vượt quá thế giới quan khoa trương và vị kỷ này, chúng ta phải nhìn vào các thời kỳ của sự thay đổi trong các quan hệ ngoại giao – thực sự hay tiềm ẩn – để xác định đâu là điều trọng yếu cho cả đôi bên và đến diễn tiến của lịch sử.

       Hơn nữa, có thể là không may rằng Fairbank và Teng đã nhấn mạnh thái quá đến các nước Đông Nam Á và Tây Phương (vốn thuộc vùng mà Fairbank gọi là Khu Vực Vòng Ngoài: Outer Zone).  Không có gì nghi ngờ rằng các nước này, ít nhất, thích hợp xem ra rất khít khao với mô hình “hai yếu tố”.  Tuy nhiên các nước Đông Nam Á đã không có nhiều cơ hội để phát động chiến tranh với Trung Hoa. 20 Các quan hệ của chúng với Trung Hoa nhiều lắm có tính chất ngoại vi. Cũng vậy, sự quan tâm trí thức của chính Fairbank về sự đối đầu của Trung Hoa với khối Tây dường như dẫn dắt ông đến việc trình bày quá mức các nước Tây Phương trong khuôn khổ của ông. 21 Ngay dù các nhà lãnh đạo Trung Hoa có cực kỳ sung sướng để khoa trương con số các nhà lãnh đạo triều cống, bản thân con số đích thực, như được biên soạn từ các tài liệu lịch sử được bảo trợ bởi các nhà lãnh đạo Trung Hoa, không tiết lộ mấy, mà nó còn xuyên tạc những gì là thực chất trong các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa, ít nhất trong trường hợp này.  Mặc dù các nước Tây Phương đã phát động các cuộc chiến tranh đánh Trung Hoa sau này trong thế kỷ thứ 19, mối quan tâm khởi thủy của chúng với Trung Hoa là công cuộc mậu dịch.  Điều trọng yếu trong các quan hệ Trung Hoa – Tây Phương trong thế kỷ thứ 19 là sự cưỡng hành bằng tàu vũ trang.  Một lần nữa, yếu tố quân sự đã nổi bật khi các quan hệ của họ trở thành phi-ngoại vi (non-peripheral) đối với Trung Hoa.

       Tóm lại, chúng ta đã vạch ra rằng mô hình của Fairbank có ba thiên kiến: tâp chú vào Trung Hoa, nhấn mạnh thái quá đến các thành tố nghi lễ, và trình bày quá mức về các nước Đông Nam Á và Tây Phương.  Các thiên kiến này, được hỗn hợp trong tư tưởng của Fairbank, đã sản sinh ra một bức tranh có phần cực kỳ sai lạc về trật tự thế giới của Trung Hoa trong lịch sử, chưa nói đến trật tự thế giới của Đông Á Châu trong lịch sử.  Điều mỉa mai rằng mô hình tập chú vào Trung Hoa của Fairbank lại thích hợp hơn cho vùng mà ông mệnh danh là Khu Vực Vòng Ngoài và phơi bày các sự thích nghi kém hơn cho các vùng mà ông mệnh danh là Khu Vực Trung Hoa và Khu Vực Nội Á.

       Cho đến nay chúng ta đã tập trung vào mô hình của Fairbank.  Giờ đây chúng ta sẽ xét xem các nhà sử học về các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa đã biểu thị chúng như thế nào.

Bảng 1 Các Yếu Tố Nổi Bật Của Mối Quan Hệ 22

 

Tiêu Mốc Không-                Tác Giả            Quân Sự           Kinh Tế           Văn Hóa       Hành Chính Thời Gian —————————————————————————————————————————— Các nước ĐNA &              Fairbank                                        X                     X                                      Tây Phương                       Teng Thời Nhà Thanh                 1941   Tây Tạng                           Suziki                    X1                    X5                    X                   X9              Thời Nhà Thanh                 1962   Việt Nam thời                     Suzuki                   X                   X4                                                         Nhà Thanh                         1967/1966                                                                                                    Các Nước Trung Á            Fletcher                  X                     X3,4                X6                     X9              Thời Minh/Thanh               1968   Các Bộ Tộc Tungus           Lee                        X1                    X               X8                     X9              Thời Nhà Thanh                 1970   Nga                                     Mancall                  X12                   X                X7                                      Thời Nhà Thanh                 1971   Hòa Lan                             Wills                      X1                    X4                                                                     Thời Nhà Thanh                 1968   Hàn Quốc                           Inaba                     X                     X3                                                                     Thời sơ Thanh                    1033/34                                                                                                        Nội Mông/Khalkha            Tayama                  X12                                      X8                  X9              Thời Nhà Thanh                 1954   Các Bộ Lạc Tây Nam        Obayyashi              X                                                               X9             Thời Minh/Thanh               1971   Đông Nam Á                      Wang                     X                     X4                                                                     Thời Nhà Thanh                 1968   Hung Nô                             Yu                         X2                    X4 Thời nhà Hán                     1967 ________________________________ 1. Sự cứu xét chiến lược mạnh mẽ 2. Thường hay đôi khi hùng mạnh hơn Trung Hoa 3. Trung Hoa (hay Mãn Châu) đáng chú ý hơn 4. Hải Tặc/Thổ Phỉ quấy phá Trung Hoa 5. Sự đóng góp tài chính cho giáo chủ tôn giáo 6. Ưu việt hơn Trung Hoa 7. Trung lập về văn hóa với nhau 8. Bị tách rời ra khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa 9. Sự kiểm soát lỏng lẻo 

       Bảng này có chủ ý để định vị trường hợp nghiên cứu của chúng tôi trong một quan điểm đối chiếu.  Không có bảng này, cuộc nghiên cứu của chúng tôi dễ bị rơi vào cùng cạm bẫy mà các cuộc nghiên cứu khác đã phải chịu.  Để bảo đảm tính khả dĩ so sánh, chúng tôi chấp nhận các sự phân loại đơn giản về “quân sự, kinh tế, văn hóa và hành chính”.  Bất kể sự hy sinh không thể tránh khỏi về sự phong phú về lịch sử, bảng trên cho thấy sự đa dạng đáng kể.  Và sự đa dạng như được phát lộ trong bảng không mang lại nhiều sự khích lệ để tạo ra sự khác biệt văn hóa-địa dư đã được lập ra bởi Fairbank, thí dụ, Các Khu Vực Trung Hoa, Nội Á Châu và Vòng Ngoài.23 Những gì bảng phô bày cho chúng ta ngoài tính đa dạng, it nhất có các điểm như sau: 1) rằng yếu tố quân sự có tính chất không chế trong việc định hình các quan hệ ngoại giao của Trung Hoa; 2) rằng yếu tố văn hóa 24không chỉ có tính chất phi-chủ yếu, hơn nữa tinh tối thượng thường được tuyên xưng của người Trung Hoa đã không được nhìn nhận bởi nhiều nhà lãnh đạo láng giềng và còn bị đảo ngược bởi người Tây Tạng 25 và dân Trung Á 26 xuống mức thấp nhất; 3) rằng sự kiện thường xảy ra là người Trung Hoa thì thua kém về mặt quân sự trong sự đối đấu thực sự bất kể sự ưu việt tiềm tàng của họ; 4) rằng yếu tố chiến lược thì rất quan trọng trong các trường hợp như người Tây Tạng (đối với bộ lạc Dzungars) và Hòa Lan (đối với phe theo nhà Minh tại Đài Loan); 5) rằng yếu tố kinh tế thì rất quan trọng trong hầu hết các trường hợp được khảo sát nơi đây; 6) rằng nạn hải tặc và thổ phỉ thì quan trọng như một loại tương tác “quốc tế”, đã dẫn dắt các nhà lãnh đạo Trung Hoa đên việc quy định công cuộc thương mại bằng “hệ thống triều cống’” 27 hay không ngăn cấm mậu dịch; và 7) rằng sự kiểm soát hành chính thì lỏng lẻo trong hầu hết các trường hợp khảo sát nơi đây.

       Một thoáng nhìn vào bảng cho chúng ta biết rằng bất kỳ loại “phân tích yếu tố” nào, có thống kê hay không, sẽ không trích xuất hai yếu tố, văn hóa và kinh tế, thành các yếu tố quan trọng nhất.  Đúng hơn, các mệnh đề phát sinh từ bảng dường như làm vững mạnh hơn ba luận đề của chúng tôi về trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, phần lớn sẽ được trình bày một cách cụ thể và đào sâu hơn nữa trong các trang tiếp theo: 1) rằng trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử  thì đa diện như hầu hết các trật tự thế giới trong lịch sử khác và không được sắp xếp theo sự phân biệt thành ba tầng của các Khu Vực Trung Hoa, Nội Á và Vòng Ngoài được đưa ra bởi Fairbank28; 2) rằng trong trật tự thế giới Đông Á trong lịch sử, quyền lực nói chung và quyền lực quân sự nói riêng có tính chất chủ yếu trong các sự vụ “quốc tế”, như trong phần lớn các trật tự thế giới trong lịch sử khác, bất kể khuynh hướng của Trung Hoa muốn né tránh sự hành sử quyền lực nhờ ở sự chế ngự trung tâm của Trung Hoa tại Đông Á và khả năng rất hạn chế để huy động của Trung Hoa; 3) rằng bất kể sự nổi bật của nó, hạ tầng cơ sở ý thức hệ và văn hóa Trung Hoa có khuynh hướng lừa dối cũng như khoa trương — có tính chất quan trọng nhất đối với người Trung Hoa – đặc biệt khi Trung Hoa không thật mạnh. 

III. Sự Can Thiệp Của Trung Hoa Tại Việt Nam Và Hồi Kết Cuộc Của Nó

       Trong đoạn này, chúng tôi sẽ trình bày một diễn tiến biến cố ngắn gọn về sự can thiệp của Trung Hoa tại Việt Nam và kết cuộc trong các năm 1786-1802.  Sự trình bày và phân tích cuộc xung đột này về mặt các căn bản quyền lực và các quan điểm sẽ được cố gắng trong hai đoạn kế tiếp.  Ba đoạn này có chủ định để chứng thực, nếu không toàn thể, lập luận của chúng tôi đã được nêu ra trong đoạn trước xuyên qua một sự giải trình sống động về cuộc xung đột trong khung cảnh của điều được gọi là hệ thống triều cống.

       Triều đại nhà Thanh (1644-1911) và nhà Lê (1427-1527 và 1592-1789) đã có một mối quan hệ tương đối ổn định cho đến khi cuộc nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ trong năm 1771, 29 châm ngòi cho sự can thiệp của Trung Hoa trong các năm 1788-1789.  Lợi dụng cuộc nổi dậy của Tây Sơn chống lại chúa Nguyễn vốn đã chia cắt và kiểm soát xứ sở để tranh giành với chúa Trịnh từ giữa thế kỷ thứ 16, 30 lực lượng họ Trịnh đã tấn công và chiếm cứ Huế và Quảng Nam trong năm 1775. 31 Họ Nguyễn chạy trốn về Gia Định bằng đường biển.  Lực lượng Tây Sơn đầu hàng có tính cách chiến thuật và ký kết một sự hưu chiến với lực lượng họ Trịnh.   Hướng lực lượng của mình xuống phía nam, lực lượng Tây Sơn đã gần như hoàn tất cuộc trấn áp họ Nguyễn tại Gia Định vào năm 1777, và trong năm 1778 Nguyễn Nhạc, người anh cả trong ba anh em Tây Sơn, tự tuyên xưng làm hoàng đế.  Tuy nhiên, cuộc tranh giành giằng co giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, kẻ cuối cùng của hoàng tộc họ Nguyễn, trên phần đất Gia Định vẫn tiếp tục sau đó.  Trong năm 1786, lợi dụng các cuộc đấu tranh phân hóa bạo động trong lãnh địa họ Trịnh và được dẫn đường bởi một trong hai nhóm của họ Trịnh cạnh tranh nhau, lực lượng Tây Sơn mở lối xông tới Huế và đột kích Hà Nội để đánh bại họ Trịnh, mặc dù vẫn giữ lại trên danh nghĩa vị hoàng đế họ Lê tại Hà Nội.  Bởi vì vị hoàng đế họ Lê 32 đánh mất “ân tín lạc đà”, vốn được ban cấp bởi hoàng đế nhà Thanh, và hơn nữa đã băng hà trong năm kế đó, vị hoàng đế mới nhà Lê đã thỉnh cầu hoàng đế nhà Thanh chấp nhận ông ta làm kẻ lãnh đạo của Việt Nam.  Nhìn thấy sự kiềm chế của Tây Sơn trên Hà Nội bị suy yếu, như được làm bằng bởi hành động độc lập của vua Lê, Nguyễn Huệ, nhà lãnh đạo Tây Sơn mới nổi lên, nhiều tham vọng, một lần nữa tiên quân ra Hà Nội, buộc vị hoàng đế họ Lê phải chạy trốn khỏi Hà Nội và thỉnh cầu nhà Thanh can thiệp trong năm 1788.  Giống y như các trường hợp trước đây của sự can thiệp của Trung Hoa (xem Bảng 2), đã có hai sự lựa chọn cho Trung Hoa: can thiệp cho nhà vua cũ, hay chấp nhận một nhà lãnh đạo mới.  Nếu sự can thiệp được lựa chọn, khi đó câu hỏi kế tiếp là đến mức độ nào: hoặc là tung ra một lực lượng lớn và do đó đánh liều một phí tổn cao đổi lấy các lợi lộc ước định, hay giới hạn lực lượng ở một kích thước nhỏ và chấp nhận bất trắc là sự can thiệp kéo dài với một phí tổn ngày càng gia tăng hay bị khuất phục bằng sự hy sinh các mục đích nguyên thủy, nếu có. 33 Như chúng tôi sẽ trình bày, hoàng đế nhà Thanh thực sự đã không xác định vấn đề theo cung cách rõ ràng này, và đã thay đổi chính sách từ sự can thiệp đến sự chấp nhận khá vụng về.  Kết quả là sự chiến thắng của lực lượng Tây Sơn, sự thất bại của nhà Thanh và sự biến mất của triều dại nhà Lê và họ Trịnh ra khỏi cảnh trí chính trị của Việt Nam. 34

       Tác nhân hàng đầu của cuộc chiến tranh, Nguyễn Huệ, đã có các đối thủ khác để đối đầu ngoài nhà Lê và nhà Thanh.  Họ là người anh của ông, Nguyễn Nhạc tại Qui Nhơn, và kẻ tự xưng vương, Nguyễn Ánh, tại Gia Định.  Các anh em Tây Sơn bất hòa với nhau, đặc biệt sau cuộc tấn công của Nguyễn Huệ vào Hà Nội năm 1786.  Nguyễn Huệ trở về từ Hà Nội và bao vây Nguyễn Nhạc tại Qui Nhơn.  Nhưng tình hình tại miền bắc buộc Nguyễn Huệ phải chấp nhận một sự hưu chiến gượng ép với Nguyễn Nhạc.  Việc này đưa đến sự phân chia đất nước giữa ba anh em.  Nguyễn Nhạc cai trị từ Qui Nhơn phần giờ đây là phía bắc của Nam Việt Nam và phía nam của Bắc Việt Nam, và Nguyễn Lữ cai trị khu vực Châu Thổ sông Cửu Long từ Gia Định.  Nguyễn Lữ chết trẻ và trong lúc Nguyễn Huệ bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh chống nhà Thanh, Nguyễn Huệ đã tự tuyên cáo là hoàng đế của Việt Nam.  Sau Trận Đánh Chớp Nhoáng của Nguyễn Huệ hồi Tết năm 1789, ông đã trở thành nhà lãnh đạo thực sự của Việt Nam và được chấp nhận làm quốc vương của Việt Nam bởi hoàng đế Càn Long trong năm 1789.  Tiến trình biến đổi từ sự can thiệp thành sự chấp nhận vừa phức tạp vừa thú vị và chúng ta sẽ quay trở lại điều đó sau này.  Nguyễn Huệ hoàn toàn lãnh đạm về “việc khấu đầu: kowtowing” trước sự ám ảnh của Trung Hoa về quyền chủ tể nặng tính chất lễ nghi.  Hoàn toàn gạt bỏ sự tuân hành nghi lễ đối với hoàng đế nhà Thanh, ông còn hoạch định việc xâm lăng và chinh phục các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, quê hương cổ thời của người Việt Nam (Yueh) trước khi có sự chinh phục của nhà Hán.  Ông đã cho đóng các tàu lớn để chở các con voi và binh sĩ sang xâm lăng Quảng Đông và Quảng Tây.  Sự thay đổi trong chính sách đối với Trung Hoa của ông xẩy ra bởi sự thất bại của ông để giải quyết một cách hòa bình vấn đề thu hồi một số khu vực biên giới khi đó nằm dưới ảnh hưởng của các du-si [không rõ là phiên âm tiếng Hán hay tiếng Nhật trong nguyên bản, ức đoán có thể có nghĩa thổ phỉ, chú của người dịch] Trung Hoa.  Các nỗ lực của ông chỉ bị đình chỉ bởi cái chết đột ngột của ông trong năm 1792. 35 Tinh thần suy sụp của Tây Sơn sau cái chết của Nguyễn Huệ trong năm 1792 và cái chết của Nguyễn Nhạc trong năm 1793 làm gia tăng quyền lực của Nguyễn Ánh tại vùng Châu Thổ sông Cửu Long, nơi ông ta sau đó đã dần dần mở rộng lên phía bắc.  Khó khăn tài chính của Tây Sơn buộc họ phải thuê mướn, bằng việc chuẩn cấp các tước vị chính thức của Việt Nam, các hải tặc Trung Hoa là các kẻ hoành hành dọc bờ biển Nam Trung Hoa. 35 Bất kể các nỗ lực của Tây Sơn, sau rốt họ bị đánh bại bởi Nguyễn Ánh, kẻ, thoái hóa trong quan điểm chính trị của mình, lại đã thừa hưởng từ Tây Sơn nghị lực của dân tộc Việt Nam.  Bị quấy nhiễu và mệt mỏi về các cuộc nổi dậy và quân hải tặc và còn mang ký ức chua chát của năm 1789, các hoàng đế Càn Long và Gia Khánh đã không ở vào tâm trạng can thiệp gì hết trong suốt thời kỳ có sự tranh giành quyền lực giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh hay khi Nguyễn Ánh lên nắm quyền lực tại Việt Nam trong năm 1802 với vương hiệu Gia Long. 37 Hoàng đế Càn Long đã có một chính sách nhượng bộ gần như trắng trợn đối với Tây Sơn liên quan đến vấn đề hải tặc.  Giấc mơ của hoàng đế Gia Long về việc chinh phục Quảng Đông và Quảng Tây đã không được thi hành chút nào và các quan hệ nói chung hòa bình được nhận thấy giữa họ.  Nạn hải tặc tại Biển Nam Trung Hoa dần dần biến mất khi Nguyễn Ánh chính thức ngăn cấm sự sử dụng các hải cảng trên bờ biển Việt Nam đối với quân hải tặc Trung Hoa.  Đường bộ giữa Trung Hoa và Việt Nam được mở lại.  Hòa bình giữa hai nước sắp bị phá vỡ khi người Pháp trở thành tác nhân chính trị hàng đầu tại bán đảo Đông Dương vào cuối thế kỷ thứ 19. 38 

IV. Các Căn Bản Quyền Lực Nhóm: Trung Hoa Thời Nhà Thanh và Việt Nam Thời Tây Sơn

       Chúng tôi giờ đây sẽ xác định và mô tả các nền tảng quyền lực nhóm tại Trung Hoa và Việt Nam đã đặt ra các sự kiềm chế trên các hành động của chúng.  Chúng tôi sẽ khảo sát chính yếu các điều kiện kinh tế và xã hội cùng các định chế chính trị và quân sự.  Chúng tôi sẽ mô tả các căn bản quyền lực của Trung Hoa và Việt Nam để cho thấy: 1) rằng hoàng đế Càn Long đã có một khả năng động viên cực kỳ hạn chế và đã phải đối phó với các vấn đề nghiêm trọng trong sự thông tin và kiểm soát tệ nạn quan liêu đế triều bởi sự ôm đồm quá sức cơ bản, trong việc định chế hóa chặt chẽ khi đối diện với sự gia tốc liên tục các lực lượng kinh tế và xã hội; và 2) rằng Nguyễn Huệ đã thụ hưởng một khả năng động viên cao độ nhờ sự lưu động chính trị và xã hội phát sinh từ các sự mâu thuẫn kinh tế và xã hội tích lũy từ lâu và được châm ngòi bởi cuộc nổi dậy của Tây Sơn.  Sư mô tả sau đây về các nền tảng quyền lực nhóm sẽ được xem làm căn bản cho các quan điểm của các người cấu tạo quyết định trong các đoạn kế tiếp. 

Trung Hoa

       Triều đại nhà Thanh thường được nghĩ ở vào đỉnh điểm của sự ổn định và thịnh vượng của nó vào lúc khởi sự sự can thiệp của Trung Hoa tại Việt Nam trong năm 1788-1789, sau sự trấn áp các dư đảng nhà Minh và các kẻ cộng tác cũ nổi loạn tại Đài Loan và Miền Nam Trung Hoa hồi cuối thế kỷ thứ 17, và [trước] khi cuộc nổi loạn của Bạch Liên Giáo bùng nổ (1796-1804). 39 [Đoạn này trong nguyên bản viết lủng củng, sai văn phạm, hay do sắp chữ sai, nhưng có thể đoán được ý chính của tác giả, chú của người dịch].  Vào giữa thế kỷ thứ 18, các kẻ thù đáng sợ trong truyền thống ở phương bắc đã bị khuất phục và/hay bị trừ khử.  Ngoài các bộ lạc Nội Mông quan trọng là các kẻ đã bị khuất phục trước và sau năm 1644, các người Mông Cổ Khaika đã thần phục nhà Mãn Châu hồi cuối thế kỷ thứ 17, tìm kiếm một sự che chở chống lại cuộc tấn công của người Dzungars là các kẻ sau này chính họ sẽ bị tiều diệt gần hết bởi vua Càn Long trong các năm 1755-1759. 40 Sự biến mất của kẻ thù phương bắc truyền thống đã có một hiệu quả quan trọng trên tài chính nhà nước.  Một khối lượng tiền bạc bất thường đúng ra phải chi tiêu cho sự phòng thủ phương bắc nay được tiết kiệm. 41 Vào giữa thế kỷ thứ 18 sự nắm giữ quyền lực của nhà Mãn Châu như thể đã được thiết lập một cách vững chắc.

       Tuy nhiên, một cách nền tảng hơn, sự thay đổi xã hội sâu rộng đang tiếp diễn từ cuối nhà Minh đến giữa triều đại nhà Thanh.  Sự thay đổi này đã phá hoại liên tục sự kiểm soát của Mãn Châu một trật tự nông thôn bao la bất kể các nỗ lực của họ để tiến tới sự tập trung hóa chính trị chặt chè về mặt an ninh nội bộ và khai thác kinh tế. 42 Năng suất gia tăng của đất đai đối với lao động và sự phân vùng và tiền tệ hóa gia tăng của sản lượng và hoạt dộng thương mại đã buộc phải có các sự tái điều chỉnh định chế. 43 Đơn vị chủ yếu của thuế khóa đã thay đổi từ gia đình sang đất đai.  Sự kiện này có khuynh hướng cho phép các sự thu thuế độc đoán bởi các chính quyền địa phương bất kể sự miễn giảm đặc biệt về thuế khóa được đưa ra bởi các nhà cai trị Mãn Châu cho nhưng kẻ mà lòng trung thành của giới tiểu điền chủ và nông dân gốc Hán Hoa có một tầm quan trọng tối hậu.  Phần lớn lao động dân công phục vụ chính quyền địa phương đã được thay thế bởi giới chuyên nghiệp và giới tiểu thư lại có nguồn gốc địa phương.  Giới tiểu thư lại có khuynh hướng áp đảo giới án sát cấp huyện bằng kiến thức và sự chuyên môn của nó trong việc đối phó với dân tình địa phương.  Các tổ chức xã hội phi chính phủ nảy nở để đối phó với các vấn đề của địa phương riêng của chúng.  Chúng đã không được điều hành một cách thính đáng bởi số lượng nhỏ các phán quan cấp huyện vào một thời điểm có sự đa trạng hóa xã hội gia tăng. 44

       Trên bình diện vi mô hơn, nạn lạm phát chậm và liên tục trong suốt thời giữa nhà Thanh đã khích lệ sự sản xuất (và ngược lại) và điều này được tăng cường bởi nhập lượng bạc vào Trung Hoa nhờ ở sự xuất cảng trà, lụa, và đồ gốm sứ đến các nhà mậu dịch Tây Phương.  Sự gia tăng sản xuất cho phép sự gia tăng dân số.  Tuy nhiên, đất có thể canh tác được đã không gia tăng một cách tương ứng với sự gia tăng dân số.  Các khu vực duyên hải phía đông truyền thống đã sẵn vươn tới một giới hạn về dân số.  Một số lượng lớn lao người dân di cư đến các khu vực núi đồi chưa có người ở,  nơi mà sự du nhập và phát tán khoai lang và ngô từ ngoại quốc đã có nhiều hiệu năng hơn.  Các di dân là các kẻ không có đất và những kẻ né tránh thuế khóa nặng nề tại các khu vực đông đúc.  Một trong các khu vực quan trọng nhất tiếp nhận sự di dân này là khu vực bao quanh ranh giới giữa Tứ Xuyên, Hồ Bắc và Thiểm Tây, nơi đã trở thành khu vực căn cứ địa cho các cuộc nổi dậy của Bạch Liên Giáo trong thời cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh, và đã sẵn vươn tới một giới hạn về dân số vào cuối thời trị vì của Khang Hy.  Tại các khu vực núi non, các di dân này đã gặp khó khăn để phát triển đất đai. 45 Sự vắng mặt của chế độ thừa kế bởi con trai trưởng (primogeniture) trong tập tục Trung Hoa thời hậu quý tộc hay từ triều đại nhà Tống trở đi) làm trâm trọng thêm các tình trạng kinh tế của giới nông dân bởi sự phân chia quá manh múng đất đai, 46 thường trực tạo ra các nông dân không có đất và nghèo đói và thường biến họ thành các phần tử chống xã hội thuộc nhiều loại.  Họ có khuynh hướng lập ra các tổ chức địa phương, thường đối đầu một cách hiếu động với các vấn đề chính trị và xã hội tại địa phương của họ. 47

       Một số đã trở thành các phong trào khổng lồ như cuộc nổi dậy của phái Bạch Liên và cuộc nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc, được tập họp quanh các ngọn cờ tôn giáo – ý thức hệ và đã đe dọa đến chế độ Mãn Châu.  Tuy nhiên, các phong trào khác vẫn còn bị địa phương hóa.  Nhiều hội kín theo truyền thống hội Tam Hợp thuộc loại sau này, vốn đã giành được sự nổi bật trong năm 1786 khi một cuộc nổi dạy của hội Tam Hợp đã xảy ra tại Đài Loan. 48 Các cuộc nổi dậy của các hội Tam Hợp thường xuyên xảy ra tại Miền Nam Trung Hoa vào lúc cuối thời vua Càn Long và sau đó. Nạn hải tặc dọc bờ biển Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang trở nên lan tràn kể từ cuối thời Càn Long trở đi. 49 Mậu-dịch-kiêm-hải-tặc dọc bờ biển Phúc Kiến đã hiện diện từ năm 1500 trở đi, nhưng các hải tặc thường trở nên được tổ chức khá hơn bằng việc gia nhập các hội kín để có được tín dụng và sự bảo vệ.  Bởi mậu dịch đường biển có lợi nhận khổng lồ, giới hải tặc cũng phát tài.

       Các nông dân và ngư phủ thất nghiệp thường trở thành các hải tặc, và nhiều người trong họ được tuyển dụng bởi anh em Tây Sơn tại Việt Nam, những kẻ đã cần khủng khiếp tiền bạc và quân liệu cho cuộc chiến tranh của họ chống lại Nguyễn Ánh.  Nạn hải tặc dọc Đại Vận Hà nối liền các vùng lúa gạo phì nhiêu của Giang Nam và Hồ Quảng với kinh đô cũng gia tăng.  50  Các hầm mỏ có khuynh hướng thu hút các phần tử thất nghiệp và do đó có tiềm năng hay thực sự chống lại xã hội và trở thành tiêu điểm của các sự rối loạn và các cuộc nổi dậy.  Đây là một vấn đề nghiêm trọng cho chế độ bởi họ cần khủng khiếp một sự gia tăng mau chóng trong việc đúc tiền bằng đồng vì nạn lạm phát và sự lưu hành rộng rãi các tiền đồng do tư nhân sản xuất.  Bởi vì nạn lạm phát liên tục tiếp diễn và tiền lương của các viên chức gần như cố định ở biểu xuất được ấn định vào lúc bắt đầu triều đại nhà Thanh, tham những được xem là chuyện đương nhiên.  Điều cũng  quan trọng là sự nghèo đói và sự sa sút về tinh thần của quân đội chính quy, quân Bát Kỳ (Eight Banners) và Đội Quân Tiêu Chuẩn Màu Xanh Lục (Green Standard Army).  Gây ra bởi nạn lạm phát, tiền lương cố định, sự cấm đoán việc canh tác của các binh sĩ thuộc Bát Kỳ, và sự đánh mất các tập quán và khí lực quân sự Mãn Châu trong thế giới Hán hóa, sự sa sút tinh thần đã không được nhận thấy trong các chiến dịch thời ban sơ của vua Càn Long.  Nhưng điều đó sẽ bị phơi bày trong các chiến dịch trấn áp cuộc nổi dậy của giáo phái Bạch Liên và cuộc nổi dậy trên đường biển vào lúc cuối của thời vua Càn Long và lúc đầu của thời vua Gia Khánh. 52 Vấn đề là có quá nhiều các binh sĩ không dám giao chiến.  Họ không quá khác biệt với quân nổi dậy, hoặc các thổ phỉ hay hải tặc về mặt các nguồn gốc xã hội và động thái của họ.  Cũng thế, các sự trưng tập đông đảo các binh sĩ thường mang lại các sự xáo trộn và nổi dậy, làm giảm năng lực động viên của hoàng triều một cách lớn lao.

       Sự tăng trưởng bất thường của năng suất và dân số và sự thay đổi xã hội tiếp theo  từ cuối thời nhà Minh đến giữa thời nhà Thanh có khuynh hướng áp đảo các nỗ lực của con người để ngăn chặn chúng.  Với số quá ít các quan án sát quận hạt và với khoảng 700,000 – 800,000 binh sĩ trong toàn đế quốc, guồng máy nhà nước đã có khuynh hướng bị tràn ngập công việc.  Sự truyền thông vô hiệu năng và sự thiếu sót một cách khác thường sự phối hợp tự hiển hiện trong guồng máy thư lại hoàng triều, đặc biệt vào một thời điểm của việc hoạch định và thi hành chính sách không thường xuyên. 53 Vấn đề này còn trầm trọng hơn bởi sự ổn định và thịnh vượng của hoàng triều.  Các điều kiện kinh tế tại nông thôn càng trầm trọng hơn đối với nông dân.  Các phần tử phản xã hội thường xuyên được sinh ra, hệ thống thư lại hoàng triều ngày càng vô hiệu năng, và nền tảng quân sự của sự cai trị của Mãn Châu bị suy yếu.  Tuy nhiên, không điều nào trong các điều này lại trở nên rất hiển lộ trong thời Càn Long.  Bất kẻ tất cả các điều này, nhà Thanh đã có thể và đã can thiệp tại Việt Nam, bởi có sự vắng bóng của vấn đề phương bắc và khoản thặng dư dôi dào của nhà nước phát sinh từ hệ thống khai thác chặt chẽ và khéo léo, được trợ lực bởi khuynh hướng tán thành các chiến dịch của vua Càn Long. 54 Tóm lại, bộ mặt thịnh vượng trong thời Càn Long được duy trì đàng sau các tiến trình gia tốc một cách liên tục các vấn đề xã hội và kinh tế. 

Việt Nam

       Kể từ 1558 đất nước thực sự bị phân chia giữa họ Trinh và họ Nguyễn.  Sự phân chia này còn bị làm cứng rắn hơn nữa bởi cuộc chiến tranh kéo dài từ 1627-1672.  Sự kiện rằng họ Nguyễn đã bỏ chạy từ Thanh Hóa vào Huế với các thuộc viên quân sự của họ và rằng họ đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến tranh chống lại họ Trịnh, đã giúp cho họ Nguyễn và người gốc Thanh Hóa độc quyền hóa quyền lực. 55 Dân bản xứ có khuynh hướng bị loại trừ khỏi bất kỳ loại ảnh hưởng nào tại triều đình chúa Nguyễn.  Nỗ lực về phía các nhà lãnh đạo họ Nguyễn để tuyển dụng dân bản địa vào giới quan chức xuyên qua các kỳ khảo hạch tuyển dụng công chức kiểu Trung Hoa 58 nhằm xoa dịu sự bất mãn và khiếu nại của quần chúng bản địa đã mang lại một sự gia tăng tương đối trong quyền lực của dân chúng bản địa.  Số đông dân chúng dưới quyền cai trị của họ Trịnh, nhưng họ không giành được các chức vụ cao hơn giới quý tộc quân sự gốc Thanh Hóa.  Tuy nhiên, sự kiện đáng kể là một tầng lớp thư lại phi quân sự mới đang xuất hiện dần dần giành được sự kiểm soát về thuế khóa, với sự hợp tác của các hào mục làng xã. 57 Có một thành tố quan trọng nữa trong hiện tượng này.  C

0