Tác dụng của cây xạ can?
Cây xạ can Theo lương y Thái Hư thì vị thuốc “xạ can” (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ của cây rẻ quạt. Thân rễ thường đào vào mùa xuân hoặc mùa thu; cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm; thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần. Ở ...
Cây xạ can
Theo lương y Thái Hư thì vị thuốc “xạ can” (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ của cây rẻ quạt. Thân rễ thường đào vào mùa xuân hoặc mùa thu; cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô, khi dùng, ngâm nước gạo một hai ngày cho mềm; thái mỏng phơi hay sấy khô mà dùng dần. Ở phương Đông, xạ can đã được dùng làm thuốc từ 2000 năm về trước, thường xếp vào loại thuốc “thanh nhiệt giải độc” của Đông y.
Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh Túc quyết âm Can và Thủ thái âm Phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm; dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Phối hợp với vị thuốc “Hoàng cầm”, “Cát cánh” có tác dụng khai thông đường hô hấp (tuyên phế), tả hỏa ở Phế, thông lợi yết hầu, chữa chứng đau họng, mất tiếng. Phối hợp với “Ma hoàng”, “Tử tô” có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ đờm kết, chữa hen suyễn đờm nghẽn tắc ở cổ họng.
Trong dân gian thường dùng làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amiđan bị sưng mủ, đau cổ. Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn. Có thể dùng để chữa quai bị, triệu chứng báng, bụng to nước óc ách, da đen xạm, chữa viêm yết hầu cấp tính, tắc cổ họng...