25/05/2017, 09:29

Tả phong cảnh Đền Hùng – Văn mẫu lớp 6

Tả phong cảnh Đền Hùng – Văn mẫu lớp 6 3.67 (73.33%) 3 votes Tả phong cảnh Đền Hùng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền ...

Tả phong cảnh Đền Hùng – Văn mẫu lớp 6 3.67 (73.33%) 3 votes Tả phong cảnh Đền Hùng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in ...

Tả phong cảnh Đền Hùng – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bac Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

Tả phong cảnh Đền Hùng – Bài làm 2

Lễ hội đền Hùng là một lễ hội quan trọng bậc nhất của dân tộc ta. Nhân dịp lễ hội đang được diễn ra bố có cho tôi được đến thăm đền Hùng vào đúng mùa lễ hội nên các hoạt động diễn ra tại đây rất đông đúc. Chuyến tham quan đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng khó quên
Nói về lễ hội đề Hùng thì ca dao dân ca có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Được đến thăm đền Hùng mới có thể thấm nhuần được những đạo lí tôt đẹp của nhân dân ta đã được gây dựng từ bao đời. Đến đây ta có thể được tham quan ba khu chính của đền Hùng đó là đền Hạ đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Đầu tiên ta sẽ được quan sát đền Hạ. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Đền được xây dựng với kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Tiếp theo ta sẽ đến tham quan khu di tích tiếp theo mang tên đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các lạc thần lạc tương thăm thú tiên cảnh và cùng nhau bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ sáu đã truyền ngôi cho Lang Liêu người đã có công làm ra chiếc bánh chưng và bánh giầy
Sau đó chúng ta sẽ được tham quan đền thượng và cùng với đó là lăng Hùng Vương đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Cương. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa trước sân. Lăng của các vua Hùng ẩn trong rừng cây xanh gần đền Thượng. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo như bức tường đá sừng sững.

Sau đó chúng ta có thể đi thăm đền Giếng. Tương truyền đây là nơi trong truyện công chúa Tiên Dung thường soi gương vấn tóc khi cùng cha đi thị vấn nơi đây. Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sĩ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.

cuối cùng chúng ta có thể đến thăm đền tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dùi bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.

Một ngày tham quan ở đền Hùng để lại trong tôi rất nhiều  những ấn tượng khó quên. Có đến đây có được tham quan những cảnh đẹp nơi đây mới khiến ta cảm nhận được hết những công lao to lớn của vua Hùng cùng cha ông ta để ta có cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi tự nhủ với mình phải cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với công lao của các vị vua Hùng.

Tả phong cảnh Đền Hùng – Bài làm 3

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.

Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

Từ khóa tìm kiếm

  • em hãy kể một lần được đi chơi hôpi đền hùng
  • bai van mieu ta canh den hung
  • tả lại phong cảnh đền hùng
  • tả đền hùng
  • văn tả cảnh đền hùng

Bài viết liên quan

0