25/05/2017, 09:29

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình – Văn mẫu lớp 6

Đánh giá bài viết Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm ...

Đánh giá bài viết Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò…. Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc ...

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò…. Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.

  Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.

  Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội…

  Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,… Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt. 

  Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà. 

  Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.

  Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.”

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 2

Thế là học xong năm tiết học căng thăng rồi. Em vội phóng thẳng về nhà. Lòng vui mừng khi tượng tượng tượng ra cảnh mừng rỡ của mẹ khi biết em làm bài được điểm mười. Nhưng khi bước vào nhà, bao nhiêu sự vui mừng vụt tắt khi em nghe rằng: Ông đã qua đời.. Em khóc nấc lên, bao nhiêu kỉ niệm ngày ấy tuôn trào.

Mới hôm qua thôi, ông còn là một người khoẻ mạnh với bộ râu dài khiến ông trông đẹp lão vô cùng. Vầng trán cao và rộng chứa đựng bao nhiêu là truyện cổ tích để kể cho em nghe mỗi khi trăng tròn. Đôi tay ông khô ráp, nhăn nheo để chứng tỏ về những chông gai, vất vả một thời để nuôi lớn bố em thành người. Ông thường nói đùa với em bằng một cái giọng ôn tồn, hiền lành đến khó tả: “Ông phải sống tới trăm tuổi để xem cháu ông khôn lớn và được xem mặt cô vợ của cháu thì mới được!”. Nhưng thật không ngờ là ông đã ra đi ở cái tuổi tám mươi. Tối đến, em ngồi dưới gốc cây xoài do ông vun trồng mà trong lòng thấy hối tiếc vô cùng. Hối tiếc vì lần ông đã nhìn em bằng con mắt thất vọng trước khi ra đi. Chỉ tại một hôm nọ, mẹ cho em một số tiền để mua sách, em nhanh nhảu đi ngay, nhưng đến giữa đường thì thấy đám bầu cua. Em ghé lại, thấy ngó bộ cũng dễ chơi nên sẵn tiền trong tay, em chơi luôn. Mấy bản đầu, em ăn tới cả trăm ngàn. Nhưng không hiểu sao, càng về sau em càng đen, thua liên tục, tiền mua sách đem cúng hết. Thấy nguy, em liền đánh bạo vay năm ngàn chơi tiếp, thua, lại năm ngàn nữa. Và số tiền em vay cứ dần dần tăng lên, chỉ mấy chốc đã là năm chục nghìn. Em bước ra sòng bầu cua mà trong người cứ run lên bần bật, lấy sách đâu đưa mẹ đây, mà còn tiền nợ nữa, lấy đâu mà trả. Bỗng, một ý nghĩ loé lên trong em : “ Ông mình có để dành được một số tiền lớn, mình chưa thấy ông đếm bao giờ, hay là mình lấy đi!.” Nghĩ là làm liền, em vội chạy về nhà, lén bước qua cổng, lên phòng ông, lấy tiền rồi chạy ào đi mua sách. Lúc đi ngang qua đám bầu cua, lòng ham muốn của em lại trỗi dậy và vòng tuần hoàn bầu cua lại cho một cơn “mưa”. Em lại tiếp tục lấy tiền, nhưng lần nào cũng bay mất. Đến lần thứ tư, lần này em kìm chế được và đã mua được quyển sách mẹ cần. Đêm hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Trằn trọc không phải vì đã lấy tiền ông mà là vì tiếc số tiền thua. Em thầm nhủ: “Thôi, ngày mai mình sẽ lấy thêm một ít tiền, chơi vài bản đầu rồi nghỉ, bản đầu bao giờ mình cũng ăn mà!”. Nhưng rồi, những điều đó cũng không thành hiện thực, khi em vừa bước vào phòng ông thì thấy ông đang ngồi đó, khuôn mặt nghiêm nghị nhìn em nói:

– Ông bị mất hơn trăm nghìn, không biết ai lấy nhỉ?

Em tái nhợt cả người, vã cả mồ hôi, sợ hãi vô cùng. Thế là em tính chuồn, nhưng ông bắt em lại và tra khảo. Nhìn khuôn mặt nghiêm khắc và giọng nói sắt thép của ông, em đã phải nói ra sự thật. Ông rất buồn, đưa em ra ngoài rồi đóng chặt cửa lại. Còn em thì buồn bã đi học. Và chiều hôm nay, khi em đi học về, nghe mẹ nói ông qua đời mà trong lòng hối tiếc vô cùng. Ông ra đi vì đau tim, phải chăng chính em đã gây nên cái tội này. Em gục xuống, buồn bã vô hạn.

Đêm, em ra gốc xoài ông trồng, sờ vào cây mà trong lòng đau như cắt, những giọt nước mắt chảy qua khoé mi. Chỉ vì em, chỉ vì em ham chơi, ham vài ván bầu cua mà ông em đã ra đi mãi mãi. Ôi! Cháu xin lỗi ông vô hạn. Cháu nguyện sẽ tu tỉnh và học thật giỏi để ông vui lòng trên thiên đàng. Mong ông sẽ tha thứ, tha thứ cho cái lỗi lầm mà có thể cháu sẽ phải ân hận suốt một đời, ân hận mãi mãi… Ông ơi! cháu vạn lần, vạn lần, … xin lỗi ông.

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 3

“Mẹ là gì?” Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi sẽ bối rối ghê lắm. Trong từ điển ngôn ngữ, người ta định nghĩa thế này: “Mẹ là người đàn bà đã sinh ra bạn”. Chỉ có thế thôi sao? Tôi thì nhất định không đồng ý với định nghĩa như thế được. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy:

“Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp Tu Di núi chẳng sai
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.”

Vâng, tình mẹ nói sao cho vừa. Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con.

Mẹ tôi không phải là một hoa hậu thế giới hay một nữ hoàng Victoria nào đó, mẹ đơn giản chỉ là mẹ thôi. Hằng đêm, khi tôi đang say giấc nồng thì mẹ vẫn cặm cụi làm việc, đương đầu trước mọi chông gai của cuộc đời. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương như chứng tỏ sự khổ cực mà mẹ phải trải qua. Dáng mẹ nhỏ nhắn. Mái tóc đen đã lấm tấm vài sợi bạc. Tuổi đời đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho tôi từng li từng tí.Sáng sớm khi tôi thức dậy đã thấy mẹ đi làm, nhưng trên bàn vẫn thơm phức tô mì mà mẹ đã dành cho tôi để tôi no bụng trước khi đi học. Trưa, khi tôi về vừa kịp ăn chén cơm mẹ nấu thì lại thấy cái dáng nhỏ nhắn của mẹ tất tả đi làm tiếp ca thứ hai. Tối, khi tôi đang học bài thì mẹ lại đang dọn dẹp nhà cửa. Bận rộn đủ việc nhưng mẹ rất quan tâm đến việc học hành của tôi. Những lúc tôi đạt điểm cao, trên gương mặt gầy gầy của mẹ lại nở một nụ cười tươi tắn hơn bao giờ hết.

Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Mẹ tôi và ba tôi đã chia tay nhau khi tôi mới vào lớp Một. Kể từ đấy, tôi sống với mẹ, gia đình tôi cũng từ dạo ấy vắng đi tiếng cười đùa vui vẻ ngày nào. Gia đình tôi vốn cũng không khá giả gì, mẹ tôi làm ở một xí nghiệp may, lương một tháng cũng chẳng là bao. Từ khi chia tay với ba, mọi gánh nặng kinh tế của gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Từng cái áo, từng quyển vở, từng miếng ăn, giấc ngủ đều một tay mẹ tôi chăm chút. Nhưng tôi lại là một cô bé trẻ thơ và ngây ngô. Tôi ham chơi và vui đùa cùng chúng bạn mà không quan tâm gì đến mẹ. Đôi khi mẹ tôi mắng: “Tại sao mẹ kêu con ăn xong phải rửa chén mà con cứ để ở đây?”, “Tại sao con đi học về mà giày dép cứ vứt lung tung thế kia?”. Những lúc ấy, tôi lại đóng sập cửa và bật tivi ồn đến mức không nghe được tiếng mẹ mắng nữa.

Hôm đó, lúc tôi đi học, tôi nói dối với mẹ rằng chiều tôi sẽ về trễ vì phải đi học nhóm. Sau khi đi học, tôi cùng mấy nhỏ bạn thân đi lòng vòng quanh phố để khi về nhà thì mẹ làm việc nhà và tôi thì ngồi chơi mà không bị la mắng nữa. Nghĩ thế nên trong lòng tôi đắc chí lắm. Thế nhưng không may, trên đường về trời đổ mưa rất to, tôi bị cảm nặng. Tối hôm ấy, tôi chỉ biết nằm mê man trên giường. Mẹ đã túc trực bên tôi suốt đêm, lo cho tôi đến xanh xao cả người. Mẹ đút cho tôi từng muỗng cháo, cho tôi uống từng viên thuốc. “Con ho lòng mẹ tan tành. Con khóc lòng mẹ như bình nước sôi.” Sau lần đó tôi rất hối hận. Từ hôm ấy tôi mới hiểu được tình mẫu tử là như thế nào.

Mặc dù tôi là một cô bé rất gan lì nhưng mỗi khi có một ai nhắc đến mẹ là nước mắt tôi rơm rớm. Có nhiều người hỏi tôi rằng có khi nào tôi cảm thấy tủi thân khi không có sự chăm sóc của ba không. Khi ấy, tôi vẫn quả quyết: “Có thể tôi không được sinh ra trong một ngôi sao may mắn nhưng tôi biết mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khác vì vẫn còn có mẹ.”

Kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình (ba, mẹ, ông, bà…) – Bài làm 4

Kỉ niệm của những ngày thơ ấu đã qua luôn ở trong tâm trí mỗi người. Hai tiếng “ngày xưa” thật thiêng liên và huyền diệu biết bao! Mỗi khi nhắc tới nó, bao kí ức tuổi thơ lại ùa về trong tôi.

Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn hình bóng bà – cái bóng gầy gầy, xiêu xiêu bước đi trên con đường thân quen. Bà như một bà tiên hiền từ, nhân hậu dạy cho tôi những bài học vô cùng quý giá.

Khi tôi lên năm, bà tặng tôi một con lật đật màu đỏ. Ngày đó, tôi có rất nhiều đồ chơi nên ít khi chơi con lật đật đó mà cứ vứt lăn lóc ở xó nhà. Lâu dần, bụi bặm bám đầy con lật đật. Nhưng bà không hề trách mắng tôi nửa lời mà chỉ lặng lẽ đem con lật đật ra “tắm” và kì cọ sạch sẽ.

Khi đi học về, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy con lật đật ngồi trong tủ kính, miệng cười tươi xinh, đôi mắt đen, tròn và to thật dễ thương. Tối hôm đó, bà đem con lật đật ra, đặt lên bàn. Bà đẩy nhẹ, con lật đật lắc lư, lắc lư mãi nhưng không hề bị ngã, dù nghiêng ngã đến mấy, nó cũng chỉ lắc lư một lúc rồi lại đứng vững. Bà nhìn tôi âu yếm và bảo:

– Cháu hãy học con lật đật nhé! Sau này, có lúc, cuộc sống sẽ làm ta nghiêng ngả, nhưng điều quan trọng nhất là cháu phải tự đứng lên. Hãy nhớ lời bà, đừng lãng quên con lật đật. Nó sẽ dạy cháu cách sống, cách làm người …

Một con lật đật mà lại có thể dạy cách sống, cách làm người cho tôi ư? Câu nói đó của bà có thể sẽ mãi chìm vào lãng quên nếu như không có một ngày … Cả thế giới đối với tôi như sụp đổ. Trời đất như tối sầm lại, quay cuồng. Bà rời bỏ thế giới này để tới một nơi xa xôi, vĩnh hằng. Cả gia đình, họ hàng tôi đều đau buồn tiếc thương bà. Mẹ an ủi tôi:”Thôi, đừng buồn nữa con ạ! Bà bay, lên mặt trăng làm bạn với chị Hằng, chú Cuội mà thôi”. Tôi nhớ quá vòng tay yêu thương, cái nhìn âu yếm, thân thương, nụ cười đôn hậu, giọng nói trầm ấm với lời ru chan chứa yêu thương và những câu chuyện cổ tích của bà. Những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi. Tôi chợt nhớ đến con lật đật mà bà đã tặng và dạy tôi cách chơi. Tôi ôm chặt con lật đật mà lòng bà da diết khôn nguôi. Mấy năm đã trôi qua, nhưng món quà thân thương của bà vẫn luôn ở bên tôi.

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, tôi sẽ ước cho thời gian trở lại để tôi được nhìn thấy bà, được bà âu yếm, vỗ về. Đêm nay, trăng thật sáng. Tôi nhìn trăng, lòng thâm nói: “Bà ơi, cháu sẽ không bao giờ quên lời bà dặn. Dù gặp bất cừ thử thách nào, cháu cũng sẽ không gục ngã. Cháu sẽ học cách tự đứng dậy như con lật đạt, bà nhé!”. Chắc rằng ở nơi xa ấy, bà cũng nghe được những lời tâm sự của tôi.

Từ khóa tìm kiếm

  • kỉ niệm đáng nhớ về người thân

Bài viết liên quan

0