Danh sách Tác giả - Trang 76

Nguyễn Trọng Cẩn

Nguyễn Trọng Cẩn hiệu là Hoài Nam, sinh năm 1900 tại Quảng Bình, mất năm 1947 do trúng đạn của quân Pháp. Ông có trí nhớ hơn người, văn viết lưu loát, tự nhiên, là chủ bút tạp chí "Thần kinh" (Huế, 1927) và đã xuất bản tập thơ "Tiếng quốc canh khuya" (Huế, 1937). Hoạ 10 bài Khuê phụ thán của Thượng ...

Tôn Quang Phiệt

Tôn Quang Phiệt (1900-1973), nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, quê tại Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An. Học Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (cùng Đặng Thai Mai, Phạm Thiều...), lập ra Việt Nam Nghĩa hoà Đoàn, tham gia đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu (giữa 1925). Hội ...

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân (1933-) là nhà thơ, người làng Xuân Hoà, phường An Khê, thành phố Đà Nẵng. Được nhận các giải thưởng của Trung ương và địa phương. Tác phẩm: - Đau đáu khoảng trời xanh - Nợ và duyên - Vầng trăng khuyết - Ngọn đèn tắt - Em đến cùng mùa xuân Nguồn: Nhà văn Quảng Nam Đà Nẵng (Hội VHNT ...

Phan Thanh Phước

Phan Thanh Phước dòng dõi Phan Thanh Giản, quê ở Nam Kỳ, sinh ở Huế năm 1916. Học ở Quảng Trị, Faifo, Huế. Có bằng thành chung, sau làm việc cho Nam triều.

Hoàng Anh Tú Chánh Văn

Hoàng Anh Tú sinh ngày 3/10/1978 là một cái tên rất quen thuộc với các độc giả Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ. Anh từng là bút trưởng (thế hệ thứ ba) của hội bút Hương đầu mùa, và giữ mục Công ty Divu với tên gọi Chánh Văn trên tuần báo Hoa học trò từ năm 2000 đến 2010. Anh cũng là chủ biên hai ...

Nguyễn Văn Hồng Minh Hồng

Nguyễn Văn Hồng (1934-) bút danh Minh Hồng, là nhà giáo, nhà thơ Việt Nam, quê ở Thanh Hoá. Từ năm 1955 đến 1961, ông học Khoa Lịch sử Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc). Từ năm 1965 đến 1967, ông làm giáo viên tu nghiệp tại Đại học Nam Khai, Thiên Tân (Trung Quốc). Từ năm 1967 đến 2004, ông làm giảng ...

Xuân Diệu Ngô Xuân Diệu

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày ...

Nam Hà Nguyễn Anh Công

Nhà thơ Nam Hà tên thật là Nguyễn Anh Công, sinh năm 1935 tại Đô Lương, Nghệ An. Ông đã in 5 tập tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 1 tập thơ và nhiều tập bút ký, ký sự. Song, dù chỉ có một tập thơ nhưng ông được nhiều người coi là nhà thơ bởi những bài thơ của ông khá xuất sắc, đặc biệt là bài Chúng ...

Trương Lương 張良

Trương Lương 張良 (?-188 TCN) tự Tử Phòng 子房, là dòng dõi sĩ tộc nước Hàn thời Chiến Quốc. Tổ tiên làm khanh sĩ nước Hàn, là văn thần có công giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần và thắng Hạng Vũ trong chiến tranh Hán Sở sáng lập ra nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Tô Thuỳ Yên Đinh Thành Tiên

Tô Thuỳ Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, là cựu học sinh Petrus Ký và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông dạy học, làm báo tại Sài Gòn và mang cấp bậc Thiếu tá trong quân đội miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông bị giam gần 13 năm, từ 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo ...

Võ Văn Trực

Võ Văn Trực sinh năm 1936 tại làng Hậu Luật, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1958 ông ra Hà Nội học đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã xác định theo đuổi con đường văn chương. Dù ông từng được Bộ Ngoại giao nhận về nhưng cuối cùng vẫn xin được chuyển sang làm việc tại một cơ quan văn hoá. Năm ...

Lương Khắc Ninh

Lương Khắc Ninh (1862-1943) nguyên quán Quảng Nam, sinh tại Bảo Hựu, Bảo An, Bến Tre, tốt nghiệp trung học, làm công chức, sau lên Sài Gòn làm báo, cổ động phong trào Duy Tân, gửi thơ khuyên vua Khải Định nên tiếp thu và thực thi chủ trương của Phan Chu Trinh.

Trịnh Cung Nguyễn Văn Liễu

Trịnh Cung, hoạ sĩ nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Văn Liễu, sinh năm 1938 tại thành phố Nha Trang. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế năm 1962, dạy học tại các trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế và Gia Định từ năm 1970 đến năm 1973. Hiện ông sống tại thành phố Hồ Chí Minh ...

Nguyễn Đỗ Lưu

Nguyễn Đỗ Lưu (1937-) là nhà thơ, nhà viết kịch, dịch giả, quê Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông từng công tác tại Sở Văn hoá Hà Nội và vào Bộ Văn hoá. Tác phẩm: - Hoa tự đặt tên/ NXB Hà Nội, 1989. - Cửa mắt tình yêu/ Nxb Văn hóa, 1992. - Sóng khuynh thành/ Nxb Thanh niên, 1998. - Chị Dậu (kịch ...

Trần Trung Đạo

Trần Trung Ðạo quê Duy Xuyên, Quảng Nam, cựu học sinh Trung học Duy Xuyên, Trung học Trần Quý Cáp, Hội An, cựu sinh viên Kinh Tế, Vạn Hạnh và Luật, Sài Gòn. Vượt biên bằng đường biển năm 1981, tạm trú tại trại Palawan, định cư tại Mỹ trong cùng năm. Học điện toán tại Wentworth Institute of ...

Trần Cung Nguyễn Ngọc Cư

Trần Cung (1898-1995) tên thật là Nguyễn Ngọc Cư, quê làng Hội Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Cách mạng đồng chí hội từ những năm 1929. Năm 1932 ông bị bắt và đày ra Côn Đảo, năm 1936 ra tù. Năm 1940 ông bị bắt lại và giam ở Bắc Mê. Trước khi về hưu, ông công tác tại toà ...

Nguyễn Văn Đề

Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề sinh năm Quý Sửu 1913 tại làng Vĩnh Lộc, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đậu bằng Thành Chung. Khoảng 1930, tham gia cách mạng chống Pháp, bị giam tại Đồng Hới, sau một thời gian được thả ra. Khoảng 1936, vào Nam, làm việc ở Viện nghiên cứu nông lâm, Hớn Quản, sau về Sài Gòn ...

Phạm Huy Thông

Phạm Huy Thông (1916-1988) học sử, học văn, học luật tại Pháp, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Trước cách mạng tháng Tám 1945, được học hành sang trọng như vậy hiếm lắm. Phạm Huy Thông lại làm thơ khá sớm, năm 15 tuổi đã có thơ in: Yêu đương (1933), Anh Nga (1934), Tiếng địch sông Ô (1935)... Sự nổi tiếng ...

Trang Châu Lê Văn Châu

Trang Châu tên thật là Lê Văn Châu, sinh ngày 28/3/1938 tại Huế. Ông là con trai thứ của cựu trung tướng Việt Nam Cộng Hoà Lê Văn Nghiêm và bà Trần Thị Thuận. Cha Trang Châu mất tại Sài Gòn ngày 27 tháng 1 năm 1988 còn mẹ qua đời lúc ông lên 9 tuổi. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Pellerin, ...

Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn, quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (thời ấy thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những ...

<< < .. 73 74 75 76 77 78 79 .. > >>