21/02/2018, 08:48

(t.17) Bài 5: Giải bài tập Phép cộng và phép nhân – Toán 6 tập 1

Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên Bài 5: Giải bài tập Phép cộng và phép nhân – luyện tập Giải bài tập trong sách giáo khoa bài 5: Giải bài tập Phép cộng và phép nhân ( Trang 17) thuộc chương 1 toán lớp 6 tập 1 ...

Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Bài 5: Giải bài tập Phép cộng và phép nhân – luyện tập

Giải bài tập trong sách giáo khoa bài 5: Giải bài tập Phép cộng và phép nhân ( Trang 17) thuộc chương 1 toán lớp 6 tập 1

Giải bài 26 trang 16 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 26: Cho các số liệu về quãng đường bộ:

Hà Nội – Vĩnh Yên   : 54km

Vĩnh Yên – Việt Trì : 19km

Việt Trì – Yên Bái  : 82km

Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.

Lời giải

Các bạn sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để giải bài này.

Quãng đường từ Hà Nội lên Yên Bái bằng tổng quãng đường Hà Nội – Vĩnh Yên cộng Vĩnh Yên – Việt Trì cộng Việt Trì – Yên Bái.

Vậy quãng đường từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì là:

54 + 19 + 82 = 155 (km)

Giải bài 27 trang 16 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 27: Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:

a) 86 + 357 + 14 ;          b) 72 + 69 + 128
c) 25.5.4.27.2 ;            d) 28.64 + 28.36

Lời giải

a) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 100 + 357 = 457

b) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 200 + 69 = 269

c) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân

25.4.5.27.2 = (25.4).(5.2).7 = 100.10.7 = 7000

d) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

28.64 + 28.36 = 28.(64 + 36) = 28.100 = 2800

Giải bài 28 trang 16 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 28: Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia mặt đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?

Hình 12


Lời giải

– Tổng các số ở nửa mặt trên của đồng hồ:

  10 + 11 + 12  + 1 + 2 + 3
= (10 + 3) + (11 + 2) + (12 + 1)
= 3.13 = 39

– Tổng các số ở nửa mặt dưới của đồng hồ:

  9 + 8 + 7 + 6 + 5 + 4
= (4 + 9) + (5 + 8) + (6 + 7)
= 3.13 = 39

Nhận xét: Tổng các số ở hai phần bằng nhau và bằng 39.

Bài 29: Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:

Lời giải

– Để tính tổng số tiền của từng loại vở, các bạn lấy Số lượng (quyển) nhân với Giá đơn vị (đồng).

Ví dụ: Tổng số tiền của vở loại 1 = 35 x 2000 = 70000 (đồng)

– Để tính tổng số tiền của cả 3 loại vở, các bạn cộng tất cả tổng số tiền của từng loại vở vừa tính được ở trên.

Kết quả ta sẽ có bảng sau:

Giải bài 30 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 30: Tìm số tự nhiên x, biết:

a)  (x - 34).15 = 0;                b) 18.(x - 16) = 18

Lời giải

a) Bất kì số tự nhiên nào nhân với số 0 thì đều bằng 0 hoặc nếu tích hai số bằng 0 mà một thừa số khác 0 thì thừa số còn lại phải bằng 0. Do đó:

(x - 34).15 = 0 
Vì 15 khác 0 nên x - 34 = 0
Vậy x = 34

b) Nếu biết tích của hai thừa số thì mỗi thừa số sẽ bằng tích chia cho thừa số còn lại, ví dụ như:

x.2 = 10    =>    x = 10 : 2 = 5

18.(x - 16) = 18
x - 16      = 18 : 18
x- 16       = 1
x           = 1 + 16
x           = 17

Tìm kiếm từ khóa:

Giải bài tập phép cộng và phép nhân

Hướng dẫn giải bài tập phép cộng và phép nhân toán lớp 6

Giải bài tập sgk phép cộng phép nhân

Nguồn: 

0