21/02/2018, 08:48

Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp- Giải bài tập toán 6 tập 1

Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp- Toán lớp 6 Giải bài tập toán Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp. Giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa toán 6 Bài 1: Viết tập hợp A các số ...

Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp- Toán lớp 6

Giải bài tập toán Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp. Giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa toán  6

Bài 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

Lời giải

  • Cách 1: Liệt kê các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14
    A = {9, 10, 11, 12, 13}
  • Cách 2: Nêu tính chất đặc trưng cho các phần tử của A
    A = {x  N | 8 < x < 14}

Điền kí hiệu:

Bài 2: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.

Lời giải

Các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” gồm T, O, A, N, H, O, C.

Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).

Gọi X là tập hợp chữ cái trên, ta có:

X = {T, O, A, N, H, C}

Bài 3: Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

Lời giải

Từ 2 tập hợp A và B trên ta thấy rằng:

  • x không thuộc A
  • y thuộc B
  • b thuộc A
  • b thuộc B

Do đó ta có thể điền các kí hiệu như sau:

Bài 4: Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Lời giải

Lý thuyết SGK trang 5: Tập hợp có thể được minh họa bởi một vòng tròn kín, trong đó mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng tròn kín đó.

Nhìn vào 3 hình vẽ trên, ta có:

– Hình 3: 15 và 26 thuộc A (do ở bên trong vòng tròn) nên: A = {15, 26}

– Hình 4: 1, a, b thuộc B (do ở bên trong vòng tròn); còn 2 không thuộc B (do ở bên ngoài vòng tròn) nên B = {1, a, b}

– Hình 5: ta có hai tập hợp

  • bút thuộc M nên M = {bút}
  • bút, sách, vở cùng thuộc H (vì cả 3 phần tử này cùng nằm trong vòng tròn kín minh họa tập hợp H) nên H = {bút, sách, vở}
  • nằm ngoài vòng tròn minh họa tập hợp M và H nên mũ không thuộc M, H

Bài 5:

a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng giêng (dương lịch) có 30 ngày.

Lời giải

a) Ta biết một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý đó là:

  • Quý 1 gồm các tháng 1, 2, 3
  • Quý 2 gồm các tháng 4, 5, 6
  • Quý 3 gồm các tháng 7, 8, 9
  • Quý 4 gồm các tháng 10, 11, 12

Vậy tập hợp các tháng của quý hai trong năm là:

A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}

b) Các tháng (dương lịch ) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là:

B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}

Tìm kiếm từ khóa:

Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Tập hợp. Phần tử của tập hợp toán 6

giải bài tập Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Nguồn: 

0